Câu 8 trang 135 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao — Không quảng cáo

Giải toán 11, giải bài tập toán 11 nâng cao, Toán 11 Nâng cao, đầy đủ đại số giải tích và hình học Bài 2. Dãy số có giới hạn hữu hạn


Câu 8 trang 135 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao

Cho một tam giác đều ABC cạnh a.

Cho một tam giác đều ABC cạnh a. Tam giác A 1 B 1 C 1 có các đỉnh là trung điểm các cạnh của tam giác ABC, tam giác A 2 B 2 C 2 có các đỉnh là trung điểm các cạnh của tam giác A 1 B 1 C 1 ,…, tam giác A n+1 B n+1 C n+1 có các đỉnh là trung điểm các cạnh của tam giác A n B n C n , … . Gọi p 1 , p 2 , ..., p n , … và S 1 , S 2 , …, S n , … theo thứ tự là chu vi và diện tích của các tam giác

LG a

Tìm giới hạn của các dãy số (p n ) và (S n ).

Lời giải chi tiết:

Ta có:

\({p_1} = {a \over 2} + {a \over 2} + {a \over 2} = {{3a} \over 2};\)

\({p_2}  = \frac{a}{4} + \frac{a}{4} + \frac{a}{4}= {{3a} \over 4} = {{3a} \over {{2^2}}}\)

...

\({p_n} = {{3a} \over {{2^n}}}\) (1)

Chứng minh bằng qui nạp:

+) Với n=1 thì \({p_1} = \frac{{3a}}{2}\) (đúng).

+) Giả sử (1) đúng với n=k, tức là \({p_k} = {{3a} \over {{2^k}}}\). Ta chứng minh (1) đúng với n=k+1.

Tam giác \({A_{k + 1}}{B_{k + 1}}{C_{k + 1}}\) đồng dạng tam giác \(A_kB_kC_k\) theo tỉ số \(\frac{1}{2}\) nên có chu vi \({p_{k + 1}} = \frac{1}{2}{p_k} = \frac{1}{2}.\frac{{3a}}{{{2^k}}} = \frac{{3a}}{{{2^{k + 1}}}}\)

Do đó ta có \({p_n} = \frac{{3a}}{{{2^n}}}\).

Vì \(\lim {1 \over {{2^n}}} = \lim {\left( {{1 \over 2}} \right)^n} = 0\text { nên }\lim {p_n} = 0\)

Diện tích tam giác ABC là \(S = {{{a^2}\sqrt 3 } \over 4}\). Diện tích tam giác A 1 B 1 C 1 là  \({S_1} = {S \over 4}\)

Bằng phương pháp qui nạp, ta chứng minh được rằng diện tích tam giác \({A_n}{B_n}{C_n}\) là \({S_n} = {{{a^2}\sqrt 3 } \over 4}.{\left( {{1 \over 4}} \right)^n}\)

Vì  \(\lim {\left( {{1 \over 4}} \right)^n} = 0\) nên \(\lim {S_n} = 0\).

LG b

Tìm các tổng

\({p_1} + {p_2} + ... + {p_n} + ...\) và \({S_1} + {S_2} + ... + {S_n} + ...\)

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức tính tổng cấp số nhân lùi vô hạn \(S = \frac{{{u_1}}}{{1 - q}}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có (p n ) là cấp số nhân lùi vô hạn có công bội \(q = {1 \over 2},\) do đó :

\({p_1} + {p_2} + ... + {p_n} + ... = {{{p_1}} \over {1 - {1 \over 2}}}\) \( = 2{p_1}= 2.\frac{{3a}}{2} = 3a\)

(S n ) là cấp số nhân lùi vô hạn có công bội \(q' = {1 \over 4}\) do đó :

\({S_1} + {S_2} + ... + {S_n} + ... = {{{S_1}} \over {1 - {1 \over 4}}} \) \(= {4 \over 3}{S_1} = {S \over 3} = {{{a^2}\sqrt 3 } \over {12}}\)


Cùng chủ đề:

Câu 8 trang 95 SGK Hình học 11 Nâng cao
Câu 8 trang 100 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 8 trang 121 SGK Hình học 11 Nâng cao
Câu 8 trang 123 SGK Hình học 11 Nâng cao
Câu 8 trang 126 SGK Hình học 11 Nâng cao
Câu 8 trang 135 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 8 trang 192 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 8 trang 224 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 9 trang 13 SGK Hình học 11 Nâng cao
Câu 9 trang 17 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Câu 9 trang 35 SGK Hình học 11 Nâng cao