Đề kiểm tra học kì 1 Toán 6 Kết nối tri thức - Đề số 2
Đề bài
Chọn câu sai .
-
A.
\({a^m}.{a^n} = {a^{m + n}}\)
-
B.
\({a^m}:{a^n} = {a^{m - n}}\) với $ m \ge n$ và $ a\ne 0$
-
C.
\({a^0} = 1\)
-
D.
\({a^1} = 0\)
Khẳng định nào sau đây đúng ?
-
A.
\(250 \vdots 25\)
-
B.
\(51 \vdots 7\)
-
C.
\(36 \vdots 16\)
-
D.
\(48 \vdots 18\)
Chọn phát biểu sai :
-
A.
Tam giác đều có ba cạnh
-
B.
Ba cạnh của tam giác đều bằng nhau
-
C.
Bốn góc của tam giác đều bằng nhau
-
D.
Tam giác đều có ba đỉnh
\({7^2}{.7^4}:{7^3}\) bằng
-
A.
\({7^1}\)
-
B.
\({7^2}\)
-
C.
\({7^3}\)
-
D.
\({7^9}\)
Thực hiện các phép tính sau:\(\dfrac{3}{8} + \dfrac{5}{{24}}\). Với kết quả là phân số tối giản.
-
A.
\(\dfrac{{14}}{{24}}\)
-
B.
\(\dfrac{7}{{12}}\)
-
C.
\(\dfrac{{112}}{{192}}\)
-
D.
\(\dfrac{{12}}{7}\)
-
A.
\( - 3\) và \( - 5\)
-
B.
\( - 3\) và \( - 2\)
-
C.
\(1\) và \(2\)
-
D.
\( - 5\) và \( - 6\)
Chọn phát biểu sai ?
-
A.
Hình có bốn đỉnh là hình chữ nhật
-
B.
Hình chữ nhật có bốn đỉnh
-
C.
Hình chữ nhật có hai cặp cạnh đối song song.
-
D.
Hình chữ nhật có hai đường chéo bằng nhau
Có bao nhiêu cách phân tích số 21 thành tích của hai số nguyên
-
A.
8
-
B.
3
-
C.
4
-
D.
6
Cho \(a = {3^2}.5.7;b = {2^4}.3.7\). Tìm ƯCLN của \(a\) và \(b.\)
-
A.
ƯCLN$\left( {a,b} \right) = 3.7$
-
B.
ƯCLN$\left( {a,b} \right) = {3^2}{.7^2}$
-
C.
ƯCLN$\left( {a,b} \right) = {2^4}.5$
-
D.
ƯCLN$\left( {a,b} \right) = {2^4}{.3^2}.5.7$
Trong các số $333; 354; 360; 2457; 1617; 152,$ các số chia hết cho $9$ là
-
A.
$333$
-
B.
$360$
-
C.
$2457$
-
D.
Cả A, B, C đều đúng
Dãy gồm các số chia hết cho \(2\) là:
A. \(98\,;\,\,246\,;\,\,1247\,;\,\,5672\,;\,\,9090\)
B. \(36\,;\,\,148\,;\,\,8750\,;\,\,17952\,;\,\,3344\)
C. \(67\,;\,\,189\,;\,\,987\,;\,\,3553\,;\,123321\)
D. \(46;\) \(128;\) \(690;\) \(4234;\) \(6035\)
Thay dấu * để được số nguyên tố $\overline {3*} $:
-
A.
$7$
-
B.
$4$
-
C.
$6$
-
D.
$9$
Cho các hình sau đây:
(1) Đoạn thẳng AB
(2) Tam giác đều ABC
(3) Hình tròn tâm O
Trong các hình nói trên, các hình có trục đối xứng là
-
A.
(1)
-
B.
(1), (2)
-
C.
(1), (3)
-
D.
(1), (2), (3)
-
A.
\(MQ = NR\)
-
B.
\(MH = RQ\)
-
C.
\(MN = HR\)
-
D.
\(MH = MQ\)
-
A.
Hình a
-
B.
Hình b
-
C.
Hình c
-
D.
Hình a và Hình c
Tính \(125 - 200\)
-
A.
$ - 75$
-
B.
$75$
-
C.
$ - 85$
-
D.
$85$
Chọn khẳng định đúng:
-
A.
Mọi số tự nhiên đều có ước chung với nhau.
-
B.
Mọi số tự nhiên đều có ước là $0$ .
-
C.
Số nguyên tố chỉ có đúng $1$ ước là chính nó.
-
D.
Hai số nguyên tố khác nhau thì không có ước chung.
Cho tập hợp \(A = \left\{ {x \in \mathbb{N}|2 < x \le 8} \right\}\) . Kết luận nào sau đây không đúng?
-
A.
\(8 \in A\)
-
B.
Tập hợp A có 6 phần tử
-
C.
\(2 \in A\)
-
D.
Tập hợp A gồm các số tự nhiên lớn hơn $2$ và nhỏ hơn hoặc bằng $8$
Tìm số tự nhiên $x$ thỏa mãn: $7+x=362$.
-
A.
300
-
B.
355
-
C.
305
-
D.
362
Diện tích hình thoi có độ dài hai đường chéo là 15cm và 6cm là:
-
A.
90 cm 2
-
B.
45 dm 2
-
C.
45 cm 2
-
D.
50 cm 2
Khẳng định nào sau đây sai ?
-
A.
\(a + b + c = \left( {a + b} \right) + c\)
-
B.
\(a + b + c = \left( {a + c} \right) + b\)
-
C.
\(a + b + c = \left( {a + b} \right) + b\)
-
D.
\(a + b + c = a + \left( {b + c} \right)\)
Hãy chọn câu sai:
-
A.
Số chia hết cho 2 và 5 có tận cùng là số 0
-
B.
Một số chia hết cho 10 thì số đó chia hết cho 2
-
C.
Số chia hết cho 2 thì có tận cùng là số lẻ
-
D.
Số dư trong phép chia một số cho 2 bằng số dư trong phép chia chữ số tận cùng của nó cho 2
-
A.
1,2,4
-
B.
1,2,4,6
-
C.
1,2,3,4,6,8
-
D.
1,2,4,5
Chu vi và diện tích hình vuông có cạnh là 7 cm lần lượt là
-
A.
\(28\,\,cm;\,\,49\,cm\)
-
B.
\(28\,\,c{m^2};\,\,49\,cm\)
-
C.
\(49\,cm;\,\,28\,\,c{m^2}\)
-
D.
\(28\,\,cm;\,\,49\,c{m^2}\)
Viết tập hợp \(P\) các chữ cái khác nhau trong cụm từ: “ HOC SINH”
-
A.
\(P = \left\{ {H;O;C;S;I;N;H} \right\}.\)
-
B.
\(P = \left\{ {H;O;C;S;I;N} \right\}.\)
-
C.
\(P = \left\{ {H;C;S;I;N} \right\}.\)
-
D.
\(P = \left\{ {H;O;C;H;I;N} \right\}.\)
Cho hai số tự nhiên \(99;100\). Hãy tìm số tự nhiên \(a\) để ba số có được tạo thành ba số tự nhiên liên tiếp.
-
A.
\(98\)
-
B.
\(97\)
-
C.
\(101\)
-
D.
Cả A, C đều đúng
Cho số $a = {2^2}.7$, hãy viết tập hợp tất cả các ước của $a$:
-
A.
Ư\(\left( a \right)\)${\rm{ = \{ 4;7\} }}$
-
B.
Ư$\left( a \right)$ ${\rm{ = \{ 1;4;7\} }}$
-
C.
Ư$\left( a \right)$${\rm{ = \{ 1;2;4;7;28\} }}$
-
D.
Ư$\left( a \right)$${\rm{ = \{ 1;2;4;7;14;28\} }}$
-
A.
Phép cộng của 1 và 2
-
B.
Phép trừ của 2 và 1
-
C.
Phép cộng của 1 và 3
-
D.
Phép trừ của 3 và 1
Số nguyên âm biểu thị ông Hai nợ ngân hàng \(5\,000\,\,000\) đồng là:
-
A.
\(5\,000\,000\) đồng
-
B.
\(5\,\,000\,\,000\,\, - \) đồng
-
C.
\( - \,5\,\,000\,\,000\) đồng
-
D.
\( + \,5\,000\,\,000\) đồng
Có bao nhiêu số tự nhiên \(n\) để \( (n + 4) \, \vdots \, n\) ?
-
A.
\(3\)
-
B.
\(4\)
-
C.
\(2\)
-
D.
\(1\)
Tổng của $3$ số nguyên tố là $578.$ Tìm ra số nguyên tố nhỏ nhất trong $3$ số nguyên tố đó.
-
A.
$2$
-
B.
$8$
-
C.
$5$
-
D.
$4$
Mỗi người khi ăn thì sẽ hấp thụ ca-lo và khi hoạt động thì sẽ tiêu hao ca-lo. Bạn Bình dùng phép cộng số nguyên để tính số ca-lo hằng ngày của mình bằng cách xem số ca-lo hấp thụ là số nguyên dương và số ca-lo tiêu hao là số nguyên âm. Em hãy giúp bạn Bình kiểm tra tổng số ca-lo còn lại sau khi ăn sáng và thực hiện các hoạt động (theo số liệu trong bảng dưới đây).
-
A.
\( - 189\)
-
B.
\( 389\)
-
C.
\( - 389\)
-
D.
\( 289\)
Điền số thích hợp vào ô trống:
Một bình hành có diện tích là \(8d{m^2}\) và độ dài cạnh đáy là \(32cm\).
Vậy chiều cao tương ứng với cạnh đáy đó là
\(cm\).
Một mảnh vườn hình vuông cạnh 20 m. Người ta làm một lối đi xung quanh vườn rộng 2 m thuộc đất của vườn. Phần đất còn lại dùng để trồng trọt. Tính diện tích trồng trọt của mảnh vườn.
-
A.
256 m
-
B.
324 m 2
-
C.
256 m 2
-
D.
324 m
Người ta mở rộng một cái ao hình vuông để được một cái ao hình chữ nhật có chiều dài gấp 2 lần chiều rộng. Sau khi mở rộng, diện tích ao tăng thêm 600m 2 và diện tích ao mới gấp 4 lần ao cũ. Hỏi phải dùng bao nhiêu chiếc cọc để đủ rào xung quanh ao mới? Biết rằng cọc nọ cách cọc kia 1m và ở một góc ao người ta để lối lên xuống rộng 3m.
-
A.
120
-
B.
117
-
C.
119
-
D.
122
Cho 2 số: $14n + 3$ và $21n + 4$ với $n$ là số tự nhiên, chọn đáp án đúng.
-
A.
Hai số trên có hai ước chung
-
B.
Hai số trên có ba ước chung
-
C.
Hai số trên là hai số nguyên tố cùng nhau
-
D.
Hai số trên chỉ có một ước chung là 3.
Một số tự nhiên \(a\) khi chia cho \(7\) dư \(4;\) chia cho \(9\) dư \(6.\) Tìm số dư khi chia \(a\) cho \(63.\)
-
A.
$0$
-
B.
$36$
-
C.
$3$
-
D.
$60$
Một mảnh vườn có hình dạng như hình dưới đây. Tính diện tích mảnh vườn.
-
A.
91 m 2
-
B.
18 m 2
-
C.
87 m 2
-
D.
69 m 2
Điền số thích hợp vào ô trống:
\(161291 + \)
\(= (6000 + 725) + 161291\)
Tìm số \(\overline {xy} \) biết \(\overline {xy} .\overline {xyx} = \overline {xyxy} \)
-
A.
\(10\)
-
B.
\(11\)
-
C.
\(12\)
-
D.
\(13\)
Lời giải và đáp án
Chọn câu sai .
-
A.
\({a^m}.{a^n} = {a^{m + n}}\)
-
B.
\({a^m}:{a^n} = {a^{m - n}}\) với $ m \ge n$ và $ a\ne 0$
-
C.
\({a^0} = 1\)
-
D.
\({a^1} = 0\)
Đáp án : D
Sử dụng các công thức chia hai lũy thừa cùng cơ số; nhân hai lũy thừa cùng cơ số và các qui ước
Ta có với $ a,m,n \in N$ thì
+ \({a^m}.{a^n} = {a^{m + n}}\) nên A đúng
+ \({a^m}:{a^n} = {a^{m - n}}\) với $ m \ge n$ và $ a\ne 0$ nên B đúng
+ $a^0=1$ nên C đúng.
+ \({a^1} = a\) nên D sai.
Khẳng định nào sau đây đúng ?
-
A.
\(250 \vdots 25\)
-
B.
\(51 \vdots 7\)
-
C.
\(36 \vdots 16\)
-
D.
\(48 \vdots 18\)
Đáp án : A
Cho hai số tự nhiên \(a\) và \(b,\) trong đó \(b \ne 0,\) nếu có số tự nhiên \(x\) sao cho \(b.x = a\) thì ta nói \(a\) chia hết cho \(b\) và ta có phép chia hết \(a:b = x\) , kí hiệu là \(a \vdots b\) .
Ta có: 25.10=250 nên \(250 \vdots 25\)
Chọn phát biểu sai :
-
A.
Tam giác đều có ba cạnh
-
B.
Ba cạnh của tam giác đều bằng nhau
-
C.
Bốn góc của tam giác đều bằng nhau
-
D.
Tam giác đều có ba đỉnh
Đáp án : C
Trong tam giác đều ba góc bằng nhau => Đáp án C sai.
\({7^2}{.7^4}:{7^3}\) bằng
-
A.
\({7^1}\)
-
B.
\({7^2}\)
-
C.
\({7^3}\)
-
D.
\({7^9}\)
Đáp án : C
Lấy \({7^2}{.7^4}\) rồi chia cho \({7^3}\)
Khi chia hai lũy thừa cùng cơ số (khác 0), ta giữ nguyên cơ số và trừ các số mũ cho nhau.
\({a^m}:{a^n} = {a^{m - n}}\) \(\left( {a \ne 0;\,m \ge n \ge 0} \right)\)
\(\begin{array}{l}{7^2}{.7^4} = {7^{2 + 4}} = {7^6}\\{7^2}{.7^4}:{7^3} = {7^6}:{7^3} = {7^{6 - 3}} = {7^3}\end{array}\)
Thực hiện các phép tính sau:\(\dfrac{3}{8} + \dfrac{5}{{24}}\). Với kết quả là phân số tối giản.
-
A.
\(\dfrac{{14}}{{24}}\)
-
B.
\(\dfrac{7}{{12}}\)
-
C.
\(\dfrac{{112}}{{192}}\)
-
D.
\(\dfrac{{12}}{7}\)
Đáp án : B
- Để quy đồng mẫu hai phân số \(\dfrac{a}{b}\) và \(\dfrac{c}{d}\), ta phải tìm mẫu chung của hai phân số đó. Thông thường ta nên chọn mẫu chung là bội chung nhỏ nhất của hai mẫu.
- Để cộng, trừ các phân số khác mẫu ta đi quy đồng mẫu số các phân số rồi thực hiện cộng(trừ) tử số và giữ nguyên mẫu.
Ta có BCNN(8; 24) = 24 nên:
\(\dfrac{3}{8} + \dfrac{5}{{24}} = \dfrac{{3.3}}{{8.3}} + \dfrac{5}{{24}} = \dfrac{9}{{24}} + \dfrac{5}{{24}} = \dfrac{{14}}{{24}} = \dfrac{7}{{12}}\)
-
A.
\( - 3\) và \( - 5\)
-
B.
\( - 3\) và \( - 2\)
-
C.
\(1\) và \(2\)
-
D.
\( - 5\) và \( - 6\)
Đáp án : B
Chọn phát biểu sai ?
-
A.
Hình có bốn đỉnh là hình chữ nhật
-
B.
Hình chữ nhật có bốn đỉnh
-
C.
Hình chữ nhật có hai cặp cạnh đối song song.
-
D.
Hình chữ nhật có hai đường chéo bằng nhau
Đáp án : A
Sử dụng dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật
Hình chữ nhật có bốn đỉnh, hai cặp cạnh đối song song, hai đường chéo bằng nhau.
=> Đáp án B, C, D đúng.
Hình có 4 đỉnh chưa chắc là hình chữ nhật ví dụ:
Có bao nhiêu cách phân tích số 21 thành tích của hai số nguyên
-
A.
8
-
B.
3
-
C.
4
-
D.
6
Đáp án : C
- Phân tích số 21 thành tích của hai số nguyên dương
- Suy ra các cách phân tích khác nhờ đổi dấu hai thừa số
Ta có hai cách phân tích 21 thành tích hai số nguyên dương là: \(21 = 3.7 = 1.21\)
Từ đó suy ra các 2 cách phân tích khác nhờ đổi dấu hai thừa số:
\(21 = \left( { - 3} \right).\left( { - 7} \right) = \left( { - 1} \right).\left( { - 21} \right)\)
Vậy ta có bốn cách phân tích.
Cho \(a = {3^2}.5.7;b = {2^4}.3.7\). Tìm ƯCLN của \(a\) và \(b.\)
-
A.
ƯCLN$\left( {a,b} \right) = 3.7$
-
B.
ƯCLN$\left( {a,b} \right) = {3^2}{.7^2}$
-
C.
ƯCLN$\left( {a,b} \right) = {2^4}.5$
-
D.
ƯCLN$\left( {a,b} \right) = {2^4}{.3^2}.5.7$
Đáp án : A
Tìm ƯCLN bằng cách lập tích các thừa số chung. Mỗi thừa số lấy với số mũ nhỏ nhất.
Ta có \(a = {3^2}.5.7;b = {2^4}.3.7\) nên ƯCLN$\left( {a,b} \right) = 3.7$
Trong các số $333; 354; 360; 2457; 1617; 152,$ các số chia hết cho $9$ là
-
A.
$333$
-
B.
$360$
-
C.
$2457$
-
D.
Cả A, B, C đều đúng
Đáp án : D
Sử dụng dấu hiệu chia hết cho $9$ : Các số có tổng các chữ số chia hết cho $9$ thì chia hết cho $9.$
Các số $333;2457;360$ là các số chia hết cho $9$ vì tổng các chữ số của nó chia hết cho $9.$
+) Số $333$ có tổng các chữ số là $3+3+3=9 \, \vdots \, 9$ nên $ 333 \, \vdots \, 9.$
+) Số $2457$ có tổng các chữ số là $2+4+5+7=18 \, \vdots \, 9$ nên $ 2457 \, \vdots \, 9.$
+) Số $360$ có tổng các chữ số là $3+6+0=9 \, \vdots \, 9$ nên $ 360 \, \vdots \, 9.$
Các số còn lại $354; 1617; 152$ đều có tổng các chữ số không chia hết cho $9$ nên chúng không chia hết cho $9$.
Dãy gồm các số chia hết cho \(2\) là:
A. \(98\,;\,\,246\,;\,\,1247\,;\,\,5672\,;\,\,9090\)
B. \(36\,;\,\,148\,;\,\,8750\,;\,\,17952\,;\,\,3344\)
C. \(67\,;\,\,189\,;\,\,987\,;\,\,3553\,;\,123321\)
D. \(46;\) \(128;\) \(690;\) \(4234;\) \(6035\)
B. \(36\,;\,\,148\,;\,\,8750\,;\,\,17952\,;\,\,3344\)
Xét chữ số tận cùng của các số trên.
Những số có chữ số tận cùng là \(0;\,2;\,4;\,6;\,8\) thì chia hết cho \(2\).
Những số có chữ số tận cùng là \(1;\,3;\,5;\,7;\,9\) thì không chia hết cho \(2\).
Dãy B gồm các số chữ số tận cùng là \(0;\,\,2;\,\,4;\,\,6;\,\,8\) nên chia hết cho \(2\).
Vậy dãy gồm các số chia hết cho 2 là \(36\,;\,\,148\,;\,\,8750\,;\,\,17952\,;\,\,3344\).
Thay dấu * để được số nguyên tố $\overline {3*} $:
-
A.
$7$
-
B.
$4$
-
C.
$6$
-
D.
$9$
Đáp án : A
- Dấu * có thể nhận các giá trị ${\rm{\{ 7; 4; 6; 9\} }}$
- Dùng định nghĩa số nguyên tố để tìm ra số nguyên tố.
Đáp án A: Vì $37$ chỉ chia hết cho \(1\) và \(37\) nên \(37\) là số nguyên tố, do đó chọn A.
Đáp án B: $34$ không phải là số nguyên tố ($34$ chia hết cho $\left\{ {2;{\rm{ }}4;{\rm{ }} \ldots } \right\}$). Do đó loại B.
Đáp án C: $36$ không phải là số nguyên tố ($36$ chia hết cho $\left\{ {1;\,\,2;{\rm{ 3;}}\,...;\,{\rm{36}}} \right\}$). Do đó loại C.
Đáp án D: $39$ không phải là số nguyên tố ($39$ chia hết cho $\left\{ {1;\,\,3;...\,;\,39} \right\}).$ Do đó loại D.
Cho các hình sau đây:
(1) Đoạn thẳng AB
(2) Tam giác đều ABC
(3) Hình tròn tâm O
Trong các hình nói trên, các hình có trục đối xứng là
-
A.
(1)
-
B.
(1), (2)
-
C.
(1), (3)
-
D.
(1), (2), (3)
Đáp án : D
- Trục đối xứng của đoạn thẳng AB là đường thẳng đi qua trung điểm của đoạn thẳng AB và vuông góc với nó.
- Trục đối xứng của tam giác đều ABC là đường thẳng đi qua một đỉnh và trung điểm của cạnh đối diện đỉnh đó.
- Trục đối xứng của đường tròn tâm O là đường thẳng đi qua điểm O.
Vậy (1), (2), (3) là hình có trục đối xứng.
-
A.
\(MQ = NR\)
-
B.
\(MH = RQ\)
-
C.
\(MN = HR\)
-
D.
\(MH = MQ\)
Đáp án : D
- Trong hình lục giác đều:
+ 6 cạnh bằng nhau
+ 3 đường chéo chính bằng nhau.
Hình lục giác đều MNPQRH có 3 đường chéo chính bằng nhau nên: \(MQ = NR\)
=> A đúng
Hình lục giác đều MNPQRH có 6 cạnh bằng nhau nên \(MH = RQ\) và \(MN = HR\)
=> B, C đúng.
Do MH là cạnh, MQ là đường chéo chính nên hai đoạn này không bằng nhau
=> D sai
-
A.
Hình a
-
B.
Hình b
-
C.
Hình c
-
D.
Hình a và Hình c
Đáp án : A
Hình a có tâm đối xứng:
Tính \(125 - 200\)
-
A.
$ - 75$
-
B.
$75$
-
C.
$ - 85$
-
D.
$85$
Đáp án : A
Muốn trừ số nguyên $a$ cho số nguyên $b,$ ta cộng $a$ với số đối của $b:$ $a - b = a + \left( { - b} \right)$
\(125 - 200 = 125 + \left( { - 200} \right)\)\( = - \left( {200 - 125} \right) = - 75\)
Chọn khẳng định đúng:
-
A.
Mọi số tự nhiên đều có ước chung với nhau.
-
B.
Mọi số tự nhiên đều có ước là $0$ .
-
C.
Số nguyên tố chỉ có đúng $1$ ước là chính nó.
-
D.
Hai số nguyên tố khác nhau thì không có ước chung.
Đáp án : A
- Áp dụng kiến thức:
Mọi số tự nhiên đều có ước là $1$.
Số nguyên tố có $2$ ước là $1$ và chính nó.
Mọi số nguyên tố khác nhau đều có ước chung duy nhất là $1$.
A. Đáp án này đúng vì mọi số tự nhiên đều có ước chung là $1$.
B. Đáp án này sai, vì $0$ không là ước của $1$ số nào cả.
C. Đáp án này sai, vì số nguyên tố có $2$ ước là $1$ và chính nó.
D. Đáp án này sai, vì $2$ số nguyên tố có ước chung là $1$.
Cho tập hợp \(A = \left\{ {x \in \mathbb{N}|2 < x \le 8} \right\}\) . Kết luận nào sau đây không đúng?
-
A.
\(8 \in A\)
-
B.
Tập hợp A có 6 phần tử
-
C.
\(2 \in A\)
-
D.
Tập hợp A gồm các số tự nhiên lớn hơn $2$ và nhỏ hơn hoặc bằng $8$
Đáp án : C
Dựa vào tính chất đặc trưng của các phần tử của tập hợp để viết tập hợp dưới dạng liệt kê
Từ đó chọn đáp án phù hợp
Trong cách viết \(A = \left\{ {x \in \mathbb{N}|2 < x \le 8} \right\}\), ta chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử x của tập hợp A đó là \(x > 2\) và \(x \le 8\) . Do đó 2 không là phần tử của tập A nên C sai.
Tập A còn có cách viết: \(A = \left\{ {3;\,\,4;\,\,5;\,\,6;\,\,7;\,\,8} \right\} \Rightarrow A\) có 6 phần tử nên đáp án B đúng. Dễ thấy A, D đều đúng.
Tìm số tự nhiên $x$ thỏa mãn: $7+x=362$.
-
A.
300
-
B.
355
-
C.
305
-
D.
362
Đáp án : B
Tìm số hạng chưa biết: Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
Ta có:
$7+x=362$
$x=362-7$
$x=355$.
Diện tích hình thoi có độ dài hai đường chéo là 15cm và 6cm là:
-
A.
90 cm 2
-
B.
45 dm 2
-
C.
45 cm 2
-
D.
50 cm 2
Đáp án : C
Diện tích hình thoi bằng nửa tích hai đường chéo: \(S = \frac{{m.n}}{2}\)
Diện tích hình thoi là: \(S = \frac{{15.6}}{2} = 45\,\,\left( {c{m^2}} \right)\).
Khẳng định nào sau đây sai ?
-
A.
\(a + b + c = \left( {a + b} \right) + c\)
-
B.
\(a + b + c = \left( {a + c} \right) + b\)
-
C.
\(a + b + c = \left( {a + b} \right) + b\)
-
D.
\(a + b + c = a + \left( {b + c} \right)\)
Đáp án : C
- Áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng.
- Áp dụng tính chất kết hợp của phép cộng.
\(a + b + c = \left( {a + b} \right) + b\) sai vì \(c\) không thể bằng \(b\).
Hãy chọn câu sai:
-
A.
Số chia hết cho 2 và 5 có tận cùng là số 0
-
B.
Một số chia hết cho 10 thì số đó chia hết cho 2
-
C.
Số chia hết cho 2 thì có tận cùng là số lẻ
-
D.
Số dư trong phép chia một số cho 2 bằng số dư trong phép chia chữ số tận cùng của nó cho 2
Đáp án : C
Số chia hết cho $2$ có tận cùng là số chẵn nên câu sai là: Số chia hết cho 2 có tận cùng là số lẻ.
-
A.
1,2,4
-
B.
1,2,4,6
-
C.
1,2,3,4,6,8
-
D.
1,2,4,5
Đáp án : C
Vậy hình 1,2,3,4,6,8 là các hình có trục đối xứng.
Chu vi và diện tích hình vuông có cạnh là 7 cm lần lượt là
-
A.
\(28\,\,cm;\,\,49\,cm\)
-
B.
\(28\,\,c{m^2};\,\,49\,cm\)
-
C.
\(49\,cm;\,\,28\,\,c{m^2}\)
-
D.
\(28\,\,cm;\,\,49\,c{m^2}\)
Đáp án : D
Chu vi hình vuông cạnh \(a\) là: \(C = 4a\)
Diện tích hình vuông cạnh \(a\) là: \(S = a.a = {a^2}\).
Chu vi hình vuông là: \(4.7 = 28\) (\(cm\))
Diện tích hình vuông là: \({7^2} = 49\,(c{m^2})\)
Viết tập hợp \(P\) các chữ cái khác nhau trong cụm từ: “ HOC SINH”
-
A.
\(P = \left\{ {H;O;C;S;I;N;H} \right\}.\)
-
B.
\(P = \left\{ {H;O;C;S;I;N} \right\}.\)
-
C.
\(P = \left\{ {H;C;S;I;N} \right\}.\)
-
D.
\(P = \left\{ {H;O;C;H;I;N} \right\}.\)
Đáp án : B
Viết tập hợp \(P\) dưới dạng liệt kê các phần tử thỏa mãn đề bài.
Các chữ cái khác nhau trong cụm từ “ HOC SINH” là H;O;C;S;I;N
Nên \(P = \left\{ {H;O;C;S;I;N} \right\}.\)
Cho hai số tự nhiên \(99;100\). Hãy tìm số tự nhiên \(a\) để ba số có được tạo thành ba số tự nhiên liên tiếp.
-
A.
\(98\)
-
B.
\(97\)
-
C.
\(101\)
-
D.
Cả A, C đều đúng
Đáp án : D
Sử dụng các số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau \(1\) đơn vị để tìm các số thích hợp
Số liền trước số \(99\) là \(98\) nên ba số tự nhiên liên tiếp là \(98;99;100\)
Số liền sau số \(100\) là \(101\) nên ba số tự nhiên liên tiếp là \(99;100;101\)
Vậy cả hai số \(98;101\) đều thỏa mãn yêu cầu đề bài.
Cho số $a = {2^2}.7$, hãy viết tập hợp tất cả các ước của $a$:
-
A.
Ư\(\left( a \right)\)${\rm{ = \{ 4;7\} }}$
-
B.
Ư$\left( a \right)$ ${\rm{ = \{ 1;4;7\} }}$
-
C.
Ư$\left( a \right)$${\rm{ = \{ 1;2;4;7;28\} }}$
-
D.
Ư$\left( a \right)$${\rm{ = \{ 1;2;4;7;14;28\} }}$
Đáp án : D
- Thực hiện phép tính để tìm ra $a$.
- Áp dụng kiến thức ước của $1$ số.
- Liệt kê tất cả các ước của số đó.
Ta có $a = {2^2}.7 = 4.7 = 28$
$28 = 28.1 = 14.2 = 7.4 = 7.2.2$, vậy ${\rm{U}}\left( {28} \right){\rm{ = }}\left\{ {{\rm{1;2;4;7;14;28}}} \right\}$
-
A.
Phép cộng của 1 và 2
-
B.
Phép trừ của 2 và 1
-
C.
Phép cộng của 1 và 3
-
D.
Phép trừ của 3 và 1
Đáp án : A
Số 1, 2 và 3 đều có chiều từ trái sang phải. Mà 1+2=3 nên đây là hình ảnh minh họa cho phép cộng 1 và 2.
Số nguyên âm biểu thị ông Hai nợ ngân hàng \(5\,000\,\,000\) đồng là:
-
A.
\(5\,000\,000\) đồng
-
B.
\(5\,\,000\,\,000\,\, - \) đồng
-
C.
\( - \,5\,\,000\,\,000\) đồng
-
D.
\( + \,5\,000\,\,000\) đồng
Đáp án : C
Số nguyên âm biểu thị số tiền nợ (lỗ) \(a\,\,\) đồng là: \( - a\,\,\) đồng.
Do ông Hai nợ ngân hàng \(5\,000\,\,000\) đồng nên ta có thể nói ông Hai có \( - \,5\,\,000\,\,000\) đồng.
Có bao nhiêu số tự nhiên \(n\) để \( (n + 4) \, \vdots \, n\) ?
-
A.
\(3\)
-
B.
\(4\)
-
C.
\(2\)
-
D.
\(1\)
Đáp án : A
Sử dụng tính chất 1: Nếu tất cả các số hạng của một tổng đều chia hết cho cùng một số thì tổng chia hết cho số đó để suy ra điều kiện của \(n.\)
Vì \(n \, \vdots \, n\) nên để \((n + 4) \, \vdots \, n\) thì \(4 \, \vdots \, n\) suy ra \(n \in \left\{ {1;2;4} \right\}\)
Vậy có ba giá trị của \(n\) thỏa mãn điều kiện đề bài.
Tổng của $3$ số nguyên tố là $578.$ Tìm ra số nguyên tố nhỏ nhất trong $3$ số nguyên tố đó.
-
A.
$2$
-
B.
$8$
-
C.
$5$
-
D.
$4$
Đáp án : A
- Sử dụng kiến thức: số nguyên tố chẵn nhỏ nhất là $2.$
Tổng $3$ số nguyên tố là $578$ là số chẵn, nên trong $3$ số nguyên tố có ít nhất $1$ số là số chẵn. Ta đã biết số $2$ là số nguyên tố chẵn duy nhất. Vậy số nguyên tố nhỏ nhất trong $3$ số nguyên tố có tổng là $578$ là số $2.$
Mỗi người khi ăn thì sẽ hấp thụ ca-lo và khi hoạt động thì sẽ tiêu hao ca-lo. Bạn Bình dùng phép cộng số nguyên để tính số ca-lo hằng ngày của mình bằng cách xem số ca-lo hấp thụ là số nguyên dương và số ca-lo tiêu hao là số nguyên âm. Em hãy giúp bạn Bình kiểm tra tổng số ca-lo còn lại sau khi ăn sáng và thực hiện các hoạt động (theo số liệu trong bảng dưới đây).
-
A.
\( - 189\)
-
B.
\( 389\)
-
C.
\( - 389\)
-
D.
\( 289\)
Đáp án : B
- Tổng số ca-lo còn lại bằng ca – lo hấp thụ cộng ca- lo tiêu hao.
- Sử dụng các tính chất của phép cộng để thực hiện phép tính.
Ta có:
2 8 0 + 189 + 1 2 0 + (- 70) + (- 130)
= (2 8 0 + 1 2 0) – (70 +130) + 189
= 400 – 200 + 189
= 389 .
Vậy: Tổng số ca-lo còn lại sau khi Bình ăn sáng và thực hiện các hoạt động là 389 ca-lo.
Điền số thích hợp vào ô trống:
Một bình hành có diện tích là \(8d{m^2}\) và độ dài cạnh đáy là \(32cm\).
Vậy chiều cao tương ứng với cạnh đáy đó là
\(cm\).
Một bình hành có diện tích là \(8d{m^2}\) và độ dài cạnh đáy là \(32cm\).
Vậy chiều cao tương ứng với cạnh đáy đó là
\(cm\).
- Đổi \(8d{m^2}\) sang đơn vị đo là \(c{m^2}\).
- Từ công thức tính diện tích hình bình hành: \(S = a \times h\), ta có thể suy ra công thức tính chiều cao \(h\) là \(h = S\,:\,a\).
Đổi \(8d{m^2} = 800c{m^2}\)
Chiều cao của hình bình hành đó là:
\(800:32 = 25\,\,(cm)\)
Đáp số: \(25cm\).
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(25\).
Một mảnh vườn hình vuông cạnh 20 m. Người ta làm một lối đi xung quanh vườn rộng 2 m thuộc đất của vườn. Phần đất còn lại dùng để trồng trọt. Tính diện tích trồng trọt của mảnh vườn.
-
A.
256 m
-
B.
324 m 2
-
C.
256 m 2
-
D.
324 m
Đáp án : C
- Tính cạnh của phần đất hình vuông để trồng trọt.
=> Diện tích trồng trọt của mảnh vườn.
Phần còn lại để trồng trọt là hình vuông có cạnh:
20 - 2 - 2 = 16 (m)
Diện tích trồng trọt của mảnh vườn là:
16.16 = 256 (m 2 )
Người ta mở rộng một cái ao hình vuông để được một cái ao hình chữ nhật có chiều dài gấp 2 lần chiều rộng. Sau khi mở rộng, diện tích ao tăng thêm 600m 2 và diện tích ao mới gấp 4 lần ao cũ. Hỏi phải dùng bao nhiêu chiếc cọc để đủ rào xung quanh ao mới? Biết rằng cọc nọ cách cọc kia 1m và ở một góc ao người ta để lối lên xuống rộng 3m.
-
A.
120
-
B.
117
-
C.
119
-
D.
122
Đáp án : B
- Tính diện tích áo mới.
- Tính diện tích hình vuông khi chia ao mới thành hai hình vuông có diện tích bằng nhau.
=> Chiều dài và chiều rộng của ao mới.
- Tính chu vi áo mới.
- Tính số cọc để rào xung quanh ao mới.
Ta có sơ đồ:
Diện tích ao mới là:
600 : (4 – 1) . 4 = 800 (m 2 )
Ta chia ao mới thành hai hình vuông có diện tích bằng nhau như hình vẽ. Diện tích một hình vuông là:
800 : 2 = 400 (m 2 )
Vì 400 = 20 . 20
Cạnh của hình vuông hay chiều rộng của ao mới là 20m
Chiều dài của ao mới là: 20 . 2 = 40 (m)
Chu vi áo mới là:
(40 + 20) . 2 = 120(m)
Số cọc để rào xung quanh ao mới là:
(120 – 3) : 1 = 117 (chiếc)
Cho 2 số: $14n + 3$ và $21n + 4$ với $n$ là số tự nhiên, chọn đáp án đúng.
-
A.
Hai số trên có hai ước chung
-
B.
Hai số trên có ba ước chung
-
C.
Hai số trên là hai số nguyên tố cùng nhau
-
D.
Hai số trên chỉ có một ước chung là 3.
Đáp án : C
Dựa vào kiến thức 2 số nguyên tố cùng nhau là 2 số nguyên tố có ước chung lớn nhất là 1.
Áp dụng tính chất chia hết của 1 hiệu: Nếu $a \vdots c;b \vdots c \Rightarrow \left( {a - b} \right) \vdots c$
Gọi \(d = UCLN\left( {14n + 3;21n + 4} \right)\) ta có:
\(14n + 3\, \vdots \,d\) và \(21n + 4 \, \vdots \, d\)
\(3\left( {14n + 3} \right) \vdots \, d\) và \(2\left( {21n + 4} \right) \vdots d\)
\(42n + 9 \,\vdots \, d\) và \(42n + 8 \, \vdots \, d\)
\(\left( {42n + 9} \right) - \left( {42n + 8} \right) \vdots d\)
Suy ra \(1 \vdots d\)
\(d = 1\)
Vậy \(ƯCLN\left( {14n + 3;21n + 4} \right) = 1\) hay hai số đó là hai số nguyên tố cùng nhau.
Một số tự nhiên \(a\) khi chia cho \(7\) dư \(4;\) chia cho \(9\) dư \(6.\) Tìm số dư khi chia \(a\) cho \(63.\)
-
A.
$0$
-
B.
$36$
-
C.
$3$
-
D.
$60$
Đáp án : D
+ Sử dụng kiến thức về phép chia có dư.
+ Sử dụng kiến thức về bội chung và bội chung nhỏ nhất.
Vì \(a\) chia cho \(7\) dư \(4 \Rightarrow \left( {a + 3} \right) \vdots 7\)
\(a\) chia cho \(9\) dư \(6\) \( \Rightarrow \left( {a + 3} \right) \vdots 9\)
Do đó \(\left( {a + 3} \right) \in BC\left( {7;9} \right)\) mà \(BCNN\left( {7;9} \right) = 63.\)
Do đó \(\left( {a + 3} \right) \vdots 63 \Rightarrow a\) chia cho \(63\) dư \(60.\)
Một mảnh vườn có hình dạng như hình dưới đây. Tính diện tích mảnh vườn.
-
A.
91 m 2
-
B.
18 m 2
-
C.
87 m 2
-
D.
69 m 2
Đáp án : D
Vẽ thêm vào các góc khuyết để tạo thành hình chữ nhật lớn
Diện tích mảnh vườn = Diện tích HCN lớn – (diện tích hình chữ nhật + diện tích hình vuông khuyết)
Ta thấy tổng diện tích của hình 1, hình 2, hình 3 bằng tổng diện tích của hình chữ nhật ABCD
Chiều dài DC của hình chữ nhật ABCD là: 7 + 6 = 13 (m)
Chiều rộng của hình chữ nhật ABCD là: 2 + 5 = 7 (m)
Diện tích hình chữ nhật ABCD là: 13.7 = 91 (m 2 )
Hình 1 là hình chữ nhật có chiều dài 6 m và chiều rộng 3 m nên diện tích hình 1 là: 6.3 = 18 (m 2 )
Hình 3 là hình vuông có cạnh bằng 2 m nên diện tích hình 3 là: 2.2 = 4 (m 2 )
Vậy diện tích mảnh vườn bằng cần tìm bằng diện tích hình 2 và bằng:
91 - 18 - 4 = 69 (m 2 )
Điền số thích hợp vào ô trống:
\(161291 + \)
\(= (6000 + 725) + 161291\)
\(161291 + \)
\(= (6000 + 725) + 161291\)
Áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng: Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng đó không thay đổi.
Ta có: \((6000 + 725) + 161291 = 6725 + 161291\)
Hay \(161291 + 6725 = (6000 + 725) + 161291\)
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(6725\).
Tìm số \(\overline {xy} \) biết \(\overline {xy} .\overline {xyx} = \overline {xyxy} \)
-
A.
\(10\)
-
B.
\(11\)
-
C.
\(12\)
-
D.
\(13\)
Đáp án : A
Sử dụng mối quan hệ giữa các hàng trăm, hàng chục hàng đơn vị khi phân tích một số trong hệ thập phân
Ta có \(\overline {xy} .\overline {xyx} = \overline {xyxy} \)
\(\overline {xy} .\overline {xyx} = \overline {xy} .100 + \overline {xy} \)
\(\overline {xy} .\overline {xyx} = \overline {xy} \left( {100 + 1} \right)\)
\(\overline {xy} .\overline {xyx} = \overline {xy} .101\)
Suy ra \(\overline {xyx} = 101\) nên \(x = 1;y = 0\)
Vậy \(\overline {xy} = 10.\)