Giải bài 12 trang 23 sách bài tập toán 11 - Chân trời sáng tạo tập 2
Độ pH của một dung dịch được tính theo công thức (pH = - log x), trong đó x là nồng độ ion ({H^ + }) của dung dịch đó tính bằng mol/L.
Đề bài
Độ pH của một dung dịch được tính theo công thức pH=−logx, trong đó x là nồng độ ion H+ của dung dịch đó tính bằng mol/L. Biết rằng độ pH của dung dịch A lớn hơn độ pH của dung dịch B là 0,7. Dung dịch B có nồng độ ion H+ gấp bao nhiêu lần nồng độ ion H+ của dung dịch A?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Sử dụng kiến thức về giải phương trình lôgarit:
logax=b(a>0,a≠1)
Phương trình luôn có nghiệm duy nhất là x=ab.
Chú ý: Với a>0,a≠1 thì logau(x)=b⇔u(x)=ab, logau(x)=logav(x)⇔{u(x)>0u(x)=v(x) (có thể thay u(x)>0 bằng v(x)>0)
Lời giải chi tiết
Ta có: pHA=−logxA,pHB=−logxB⇒pHA−pHB=−logxA+logxB=logxBxA
Do đó, logxBxA=0,7⇔xBxA=100,7≈5 (lần)
Vậy dung dịch B có nồng độ ion H+ gấp khoảng 5 lần nồng độ ion H+ của dung dịch A.