Giải bài 16 trang 48 sách bài tập toán 12 - Cánh diều — Không quảng cáo

SBT Toán 12 - Giải SBT Toán 12 - Cánh diều Bài 1. Phương trình mặt phẳng - SBT Toán 12 Cánh diều


Giải bài 16 trang 48 sách bài tập toán 12 - Cánh diều

Cho hai mặt phẳng \(\left( {{P_1}} \right):x + 2y - 3z + 5 = 0\) và \(\left( {{P_2}} \right): - 4x - 8y + 12z + 3 = 0\). a) Chứng minh rằng \(\left( {{P_1}} \right)\parallel \left( {{P_2}} \right)\). b) Tính khoảng cách giữa hai mặt phẳng \(\left( {{P_1}} \right),\left( {{P_2}} \right)\).

Đề bài

Cho hai mặt phẳng \(\left( {{P_1}} \right):x + 2y - 3z + 5 = 0\) và \(\left( {{P_2}} \right): - 4x - 8y + 12z + 3 = 0\).

a) Chứng minh rằng \(\left( {{P_1}} \right)\parallel \left( {{P_2}} \right)\).

b) Tính khoảng cách giữa hai mặt phẳng \(\left( {{P_1}} \right),\left( {{P_2}} \right)\).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

‒ Cho mặt phẳng \(\left( {{P_1}} \right):{A_1}x + {B_1}y + {C_1}z + {D_1} = 0\) và \(\left( {{P_2}} \right):{A_2}x + {B_2}y + {C_2}z + {D_2} = 0\). Gọi \(\overrightarrow {{n_1}}  = \left( {{A_1};{B_1};{C_1}} \right),\overrightarrow {{n_2}}  = \left( {{A_2};{B_2};{C_2}} \right)\) lần lượt là vectơ pháp tuyến của hai mặt phẳng \(\left( {{P_1}} \right)\) và \(\left( {{P_2}} \right)\). Khi đó \(\left( {{P_1}} \right)\parallel \left( {{P_2}} \right)\) khi và chỉ khi tồn tại số thực \(k \ne 0\) sao cho \(\left\{ \begin{array}{l}\overrightarrow {{n_1}}  = k\overrightarrow {{n_2}} \\{D_1} \ne k{D_2}\end{array} \right.\).

‒ Để tính khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song ta đưa về tính khoảng cách từ một điểm trên mặt phẳng này đến mặt phẳng còn lại.

Lời giải chi tiết

a) Ta có \(\overrightarrow {{n_1}}  = \left( {1;2; - 3} \right),\overrightarrow {{n_2}}  = \left( { - 4; - 8;12} \right)\) lần lượt là vectơ pháp tuyến của các mặt phẳng \(\left( {{P_1}} \right)\) và \(\left( {{P_2}} \right)\). Vì \(\overrightarrow {{n_2}}  =  - 4\overrightarrow {{n_1}} \)  và \(3 \ne  - 4.5\) nên \(\left( {{P_1}} \right)\parallel \left( {{P_2}} \right)\).

b) Chọn điểm \(M\left( { - 5;0;0} \right) \in \left( {{P_1}} \right)\). Khi đó ta có:

\(d\left( {\left( {{P_1}} \right),\left( {{P_2}} \right)} \right) = d\left( {M,\left( {{P_2}} \right)} \right) = \frac{{\left| { - 4.\left( { - 5} \right) - 8.0 + 12.0 + 3} \right|}}{{\sqrt {{{\left( { - 4} \right)}^2} + {{\left( { - 8} \right)}^2} + {{12}^2}} }} = \frac{{23\sqrt {14} }}{{56}}\).


Cùng chủ đề:

Giải bài 15 trang 67 sách bài tập toán 12 - Cánh diều
Giải bài 15 trang 95 sách bài tập toán 12 - Cánh diều
Giải bài 15 trang 97 sách bài tập toán 12 - Cánh diều
Giải bài 16 trang 13 sách bài tập toán 12 - Cánh diều
Giải bài 16 trang 14 sách bài tập toán 12 - Cánh diều
Giải bài 16 trang 48 sách bài tập toán 12 - Cánh diều
Giải bài 16 trang 67 sách bài tập toán 12 - Cánh diều
Giải bài 16 trang 95 sách bài tập toán 12 - Cánh diều
Giải bài 16 trang 98 sách bài tập toán 12 - Cánh diều
Giải bài 17 trang 13 sách bài tập toán 12 - Cánh diều
Giải bài 17 trang 14 sách bài tập toán 12 - Cánh diều