Giải bài 2 trang 45 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo
Lập phương trình mặt phẳng (P) trong mỗi trường hợp sau: a) (P) đi qua điểm M(1;2;3) và có vectơ pháp tuyến →n=(3;1;−2); b) (P) đi qua điểm N(−2;3;0) và có cặp vectơ chỉ phương →u=(1;1;1),→v=(3;0;4). c) (P) đi qua ba điểm \(A\left( {1;2;2} \right),B\left( {5;3;2} \right),C\lef
Đề bài
Lập phương trình mặt phẳng (P) trong mỗi trường hợp sau:
a) (P) đi qua điểm M(1;2;3) và có vectơ pháp tuyến →n=(3;1;−2);
b) (P) đi qua điểm N(−2;3;0) và có cặp vectơ chỉ phương →u=(1;1;1),→v=(3;0;4).
c) (P) đi qua ba điểm A(1;2;2),B(5;3;2),C(2;4;2);
d) (P) cắt ba trục toạ độ lần lượt tại các điểm M(3;0;0),N(0;1;0),P(0;0;2).
Phương pháp giải - Xem chi tiết
‒ Lập phương trình tổng quát của mặt phẳng đi qua một điểm và biết vectơ pháp tuyến: Phương trình mặt phẳng đi qua điểm M0(x0;y0;z0) và có vectơ pháp tuyến →n=(A;B;C) là
A(x−x0)+B(y−y0)+C(z−z0)=0
hay Ax+By+Cz+D=0 với D=−Ax0−By0−Cz0.
‒ Lập phương trình tổng quát của mặt phẳng (α) đi qua điểm M(x0;y0;z0) và biết cặp vectơ chỉ phương →a,→b:
Bước 1: Tìm một vectơ pháp tuyến →n=[→a,→b].
Bước 2: Lập phương trình mặt phẳng (α) đi qua điểm M(x0;y0;z0) và có vectơ pháp tuyến →n.
‒ Lập phương trình tổng quát của mặt phẳng đi qua ba điểm không thẳng hàng A,B,C:
Bước 1: Tìm cặp vectơ chỉ phương, chẳng hạn →AB,→AC.
Bước 2: Tìm một vectơ pháp tuyến →n=[→AB,→AC].
Bước 3: Viết phương trình mặt phẳng (α) đi qua điểm A và có vectơ pháp tuyến →n.
‒ Phương trình mặt phẳng theo đoạn chắn: Phương trình mặt phẳng đi qua ba điểm A(a;0;0),B(0;b;0),C(0;0;c) với a,b,c≠0 có dạng xa+yb+zc=1.
Lời giải chi tiết
a) Phương trình mặt phẳng (P) là:
3(x−1)+(y−2)−2(z−3)=0⇔3x+y−2z+1=0.
b) Ta có: [→u,→v]=(1.4−1.0;1.3−1.4;1.0−1.3)=(4;−1;−3) là một vectơ pháp tuyến của (P).
Phương trình mặt phẳng (P) là:
4(x+2)−(y−3)−3(z−0)=0⇔4x−y−3z+11=0.
c) Ta có: →AB=(4;1;0),→AC=(1;2;0).
Khi đó, [→AB,→AC]=(1.0−0.2;0.1−4.0;4.2−1.1)=(0;0;7) là vectơ pháp tuyến của mặt phẳng (P).
Phương trình mặt phẳng (P) là:
0(x−1)+0(y−2)+7(z−2)=0⇔7(z−2)=0⇔z−2=0.
d) Phương trình mặt phẳng đi qua ba điểm M(3;0;0),N(0;1;0),P(0;0;2) là:
x3+y1+z2=1⇔2x+6y+3z=6⇔2x+6y+3z−6=0.