Giải bài 21 trang 88 sách bài tập toán 9 - Cánh diều tập 1 — Không quảng cáo

SBT Toán 9 - Giải SBT Toán 9 - Cánh diều Bài 3. Ứng dụng của tỉ số lượng giác của góc nhọn - SBT


Giải bài 21 trang 88 sách bài tập toán 9 - Cánh diều tập 1

Bạn Hoa vẽ mặt cắt đứng phần mái của một ngôi nhà có dạng tam giác cân ABC (mái hai dốc). Biết rằng góc tạo bởi phần mái nhà và mặt phẳng nằm ngang là \(\widehat {ABC} = 25^\circ \) và độ dài mỗi bên dốc mái là 3,5m (hình 21). Tính độ dài đoạn thẳng BC (làm tròn kết quả đến hàng phần mười của mét).

Đề bài

Bạn Hoa vẽ mặt cắt đứng phần mái của một ngôi nhà có dạng tam giác cân ABC (mái hai dốc). Biết rằng góc tạo bởi phần mái nhà và mặt phẳng nằm ngang là \(\widehat {ABC} = 25^\circ \) và độ dài mỗi bên dốc mái là 3,5m (hình 21). Tính độ dài đoạn thẳng BC (làm tròn kết quả đến hàng phần mười của mét).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Bước 1: Kẻ đường cao AH.

Bước 2: Áp dụng tỉ số lượng giác trong tam giác ABH để tình BH.

Bước 3: Tính \(BC = 2BH\).

Lời giải chi tiết

Kẻ đường cao AH của tam giác ABC.

Xét tam giác ABC vuông tại H có \(\cos B = \frac{{BH}}{{BA}}\)

suy ra \(BH = BA.\cos B = 3,5.\cos 25^\circ \).

Do tam giác ABC cân tại A nên đường cao AH đồng thời là đường trung tuyến,

do đó \(BC = 2BH = 2.3,5.\cos 25^\circ  \approx 6,3\)m.

vậy \(BC \approx 6,3\)m.


Cùng chủ đề:

Giải bài 21 trang 20 sách bài tập toán 9 - Cánh diều tập 1
Giải bài 21 trang 30 sách bài tập toán 9 - Cánh diều tập 2
Giải bài 21 trang 43 sách bài tập toán 9 - Cánh diều tập 1
Giải bài 21 trang 58 sách bài tập toán 9 - Cánh diều tập 1
Giải bài 21 trang 66 sách bài tập toán 9 - Cánh diều tập 2
Giải bài 21 trang 88 sách bài tập toán 9 - Cánh diều tập 1
Giải bài 21 trang 91 sách bài tập toán 9 - Cánh diều tập 2
Giải bài 21 trang 109 sách bài tập toán 9 - Cánh diều tập 1
Giải bài 21 trang 113 sách bài tập toán 9 - Cánh diều tập 2
Giải bài 21 trang 131 sách bài tập toán 9 - Cánh diều tập 2
Giải bài 22 trang 21 sách bài tập toán 9 - Cánh diều tập 1