Giải bài 3 trang 45 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

SBT Toán 12 - Giải SBT Toán 12 - Chân trời sáng tạo Bài 1. Phương trình mặt phẳng - SBT Toán 12 Chân trời s


Giải bài 3 trang 45 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo

Tìm các cặp mặt phẳng song song hoặc vuông góc trong các mặt phẳng sau: \(\left( P \right):x + y - z + 3 = 0,\left( Q \right):2x + 2y - 2z + 99 = 0,\left( R \right):3x + 3y + 6z + 7 = 0\).

Đề bài

Tìm các cặp mặt phẳng song song hoặc vuông góc trong các mặt phẳng sau:

\(\left( P \right):x + y - z + 3 = 0,\left( Q \right):2x + 2y - 2z + 99 = 0,\left( R \right):3x + 3y + 6z + 7 = 0\).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Cho hai mặt phẳng \(\left( {{\alpha _1}} \right):{A_1}x + {B_1}y + {C_1}{\rm{z}} + {D_1} = 0\) và \(\left( {{\alpha _2}} \right):{A_2}x + {B_2}y + {C_2}{\rm{z}} + {D_2} = 0\) có vectơ pháp tuyến lần lượt là \(\overrightarrow {{n_1}}  = \left( {{A_1};{B_1};{C_1}} \right),\overrightarrow {{n_2}}  = \left( {{A_2};{B_2};{C_2}} \right)\).

Khi đó \(\left( {{\alpha _1}} \right)\parallel \left( {{\alpha _2}} \right) \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\overrightarrow {{n_1}}  = k\overrightarrow {{n_2}} \\{D_1} \ne k{{\rm{D}}_2}\end{array} \right.\left( {k \in \mathbb{R}} \right)\)

\(\left( {{\alpha _1}} \right) \bot \left( {{\alpha _2}} \right) \Leftrightarrow \overrightarrow {{n_1}} .\overrightarrow {{n_2}}  = 0 \Leftrightarrow {A_1}{A_2} + {B_1}{B_2} + {C_1}{C_2} = 0\)

Lời giải chi tiết

Mặt phẳng \(\left( P \right)\) có vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow {{n_1}}  = \left( {1;1; - 1} \right)\), mặt phẳng \(\left( Q \right)\) có vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow {{n_2}}  = \left( {2;2; - 2} \right)\), mặt phẳng \(\left( R \right)\) có vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow {{n_3}}  = \left( {3;3;6} \right)\).

Ta có:

\(\overrightarrow {{n_1}}  = \frac{1}{2}\overrightarrow {{n_2}} \) và \(3 \ne \frac{1}{2}.99\) nên \(\left( P \right)\parallel \left( Q \right)\).

\(\overrightarrow {{n_1}} .\overrightarrow {{n_3}}  = 1.3 + 1.3 + \left( { - 1} \right).6 = 0\) nên \(\left( P \right) \bot \left( R \right)\).

\(\overrightarrow {{n_2}} .\overrightarrow {{n_3}}  = 2.3 + 2.3 + \left( { - 2} \right).6 = 0\) nên \(\left( Q \right) \bot \left( R \right)\).


Cùng chủ đề:

Giải bài 3 trang 23 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo
Giải bài 3 trang 25 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo
Giải bài 3 trang 31 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo
Giải bài 3 trang 33 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo
Giải bài 3 trang 36 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo
Giải bài 3 trang 45 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo
Giải bài 3 trang 54 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo
Giải bài 3 trang 59 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo
Giải bài 3 trang 61 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo
Giải bài 3 trang 63 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo
Giải bài 3 trang 64 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo