Giải bài 3 trang 63 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo
Có ba lực cùng tác động vào một vật. Hai trong ba lực này hợp với nhau một góc 120∘ và có độ lớn lần lượt là 10N và 8N. Lực thứ ba vuông góc với mặt phẳng tạo bởi hai lực đã cho và có độ lớn 6N. Tính độ lớn của hợp lực của ba lực trên.
Đề bài
Có ba lực cùng tác động vào một vật. Hai trong ba lực này hợp với nhau một góc 120∘ và có độ lớn lần lượt là 10N và 8N. Lực thứ ba vuông góc với mặt phẳng tạo bởi hai lực đã cho và có độ lớn 6N. Tính độ lớn của hợp lực của ba lực trên.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
‒ Sử dụng quy tắc hình bình hành để xác định hợp lực sau đó tính độ lớn của hợp lực.
‒ Sử dụng tích vô hướng của hai vectơ: →a.→b=|→a|.|→b|.cos(→a,→b).
Lời giải chi tiết
Gọi →F1,→F2,→F3lần lượt là ba lực tác động vào một vật đặt tại điểm O.
Ta có →F1=→OA,→F2=→OB,→F3=→OC.
Độ lớn các lực: F1=OA=10N,F2=OB=8N,F3=OC=6N.
Dựng hình bình hành OADB.
Theo quy tắc hình bình hành, ta có →OD=→OA+→OB.
→OD2=(→OA+→OB)2=→OA2+2→OA.→OB+→OB2=|→OA|2+2|→OA|.|→OB|.cos(→OA,→OB)+|→OB|2=102+2.10.8.cos120∘+82=84
Dựng hình bình hành OCED.
Tổng lực tác động vào vật là →F=→OE=→OA+→OB+→OC.
Độ lớn của hợp lực tác động vào vật là F=OE.
Theo đề bài ta có OC⊥(OADB) nên OC⊥OD, suy ra ODEC là hình chữ nhật.
Do đó tam giác ODE vuông tại D.
Ta có OE2=OC2+OD2=62+84=120.
Vậy F=OE=√120=2√30≈10,95(N).