Giải bài 4 trang 54 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

SBT Toán 12 - Giải SBT Toán 12 - Chân trời sáng tạo Bài 2. Phương trình đường thẳng trong không gian - SBT


Giải bài 4 trang 54 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo

Xác định vị trí tương đối của hai đường thẳng (d) và (d') trong mỗi trường hợp sau: a) (d:left{ begin{array}{l}x = t\y = 1 + 3t\z = 1 - tend{array} right.) và (d':left{ begin{array}{l}x = 2 + 2t'\y = 7 + 6t'\z = - 1 - 2t'end{array} right.); b) (d:frac{{x - 2}}{2} = frac{y}{3} = frac{z}{1}) và (d':frac{x}{4} = frac{y}{6} = frac{z}{2}); c) (d:left{ begin{array}{l}x = 1 + t\y = 1 + t\z = 2 - tend{array} right.) và (d':frac{{x - 2}}{2} = frac{{y - 2}}{

Đề bài

Xác định vị trí tương đối của hai đường thẳng \(d\) và \(d'\) trong mỗi trường hợp sau:

a) \(d:\left\{ \begin{array}{l}x = t\\y = 1 + 3t\\z = 1 - t\end{array} \right.\) và \(d':\left\{ \begin{array}{l}x = 2 + 2t'\\y = 7 + 6t'\\z =  - 1 - 2t'\end{array} \right.\);

b) \(d:\frac{{x - 2}}{2} = \frac{y}{3} = \frac{z}{1}\) và \(d':\frac{x}{4} = \frac{y}{6} = \frac{z}{2}\);

c) \(d:\left\{ \begin{array}{l}x = 1 + t\\y = 1 + t\\z = 2 - t\end{array} \right.\) và \(d':\frac{{x - 2}}{2} = \frac{{y - 2}}{3} = \frac{{z - 1}}{1}\).

b) \(d:\frac{{x - 1}}{2} = \frac{{y - 1}}{1} = \frac{{z - 2}}{1}\) và \(d':\left\{ \begin{array}{l}x = 2\\y = 1 + t\\z = 7\end{array} \right.\);

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xét vị trí tương đối của hai đường thẳng \({\Delta _1}\) và \({\Delta _2}\) với: \({\Delta _1}\) đi qua điểm \({M_1}\) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow {{u_1}} \) và \({\Delta _2}\) đi qua điểm \({M_2}\) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow {{u_2}} \):

• \({\Delta _1}\parallel {\Delta _2}\) nếu \(\left\{ \begin{array}{l}\left[ {\overrightarrow {{u_1}} ,\overrightarrow {{u_2}} } \right] = \overrightarrow 0 \\\left[ {\overrightarrow {{u_1}} ,\overrightarrow {{M_1}{M_2}} } \right] \ne \overrightarrow 0 \end{array} \right.\).

• \({\Delta _1}\) cắt \({\Delta _2}\) nếu \(\left\{ \begin{array}{l}\left[ {\overrightarrow {{u_1}} ,\overrightarrow {{u_2}} } \right] \ne \overrightarrow 0 \\\left[ {\overrightarrow {{u_1}} ,\overrightarrow {{u_2}} } \right].\overrightarrow {{M_1}{M_2}}  = 0\end{array} \right.\).

• \({\Delta _1}\) và \({\Delta _2}\) chéo nhau nếu \(\left[ {\overrightarrow {{u_1}} ,\overrightarrow {{u_2}} } \right].\overrightarrow {{M_1}{M_2}}  \ne 0\).

Lời giải chi tiết

a) Đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(M\left( {0;1;1} \right)\) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow u  = \left( {1;3; - 1} \right)\).

Đường thẳng \(d'\) đi qua điểm \(M'\left( {2;7; - 1} \right)\) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow {u'}  = \left( {2;6; - 2} \right)\).

Ta có: \(\left[ {\overrightarrow u ,\overrightarrow {u'} } \right] = \left( {0;0;0} \right),\overrightarrow {MM'}  = \left( {2;6; - 2} \right)\).

\(\left[ {\overrightarrow u ,\overrightarrow {MM'} } \right] = \left( {0;0;0} \right)\). Vậy \({\Delta _1}\) trùng \({\Delta _2}\).

b) Đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(M\left( {2;0;0} \right)\) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow u  = \left( {2;3;1} \right)\).

Đường thẳng \(d'\) đi qua điểm \(M'\left( {0;0;0} \right)\) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow {u'}  = \left( {4;6;2} \right)\).

Ta có: \(\left[ {\overrightarrow u ,\overrightarrow {u'} } \right] = \left( {0;0;0} \right),\overrightarrow {MM'}  = \left( { - 2;0;0} \right)\).

\(\left[ {\overrightarrow u ,\overrightarrow {MM'} } \right] = \left( {0; - 2;6} \right)\). Vậy \({\Delta _1}\parallel {\Delta _2}\).

c) Đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(M\left( {1;1;2} \right)\) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow u  = \left( {1;1; - 1} \right)\).

Đường thẳng \(d'\) đi qua điểm \(M'\left( {2;2;1} \right)\) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow {u'}  = \left( {2;3;1} \right)\).

Ta có: \(\left[ {\overrightarrow u ,\overrightarrow {u'} } \right] = \left( {4; - 3;1} \right),\overrightarrow {MM'}  = \left( {1;1; - 1} \right)\).

\(\left[ {\overrightarrow u ,\overrightarrow {u'} } \right].\overrightarrow {MM'}  = 0\). Vậy \({\Delta _1}\) cắt \({\Delta _2}\).

d) Đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(M\left( {1;1;2} \right)\) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow u  = \left( {1;1;1} \right)\).

Đường thẳng \(d'\) đi qua điểm \(M'\left( {2;1;7} \right)\) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow {u'}  = \left( {0;1;0} \right)\).

Ta có: \(\left[ {\overrightarrow u ,\overrightarrow {u'} } \right] = \left( { - 1;0;1} \right),\overrightarrow {MM'}  = \left( {1;0;5} \right)\).

\(\left[ {\overrightarrow u ,\overrightarrow {u'} } \right].\overrightarrow {MM'}  = 4\). Vậy \({\Delta _1}\) và \({\Delta _2}\) chéo nhau.


Cùng chủ đề:

Giải bài 4 trang 25 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo
Giải bài 4 trang 31 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo
Giải bài 4 trang 33 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo
Giải bài 4 trang 36 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo
Giải bài 4 trang 45 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo
Giải bài 4 trang 54 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo
Giải bài 4 trang 60 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo
Giải bài 4 trang 61 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo
Giải bài 4 trang 63 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo
Giải bài 4 trang 64 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo
Giải bài 4 trang 71 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo