Giải bài 5 trang 86 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

SBT Toán 12 - Giải SBT Toán 12 - Chân trời sáng tạo Bài tập cuối chương 6 - SBT Toán 12 Chân trời sáng tạo


Giải bài 5 trang 86 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo

Chọn đúng hoặc sai cho mỗi ý a, b, c, d. Ông Khải lần lượt rút ra một cách ngẫu nhiên 2 lá bài từ bộ bài tây 52 lá. Lá bài rút ra không được trả lại. Gọi (A) là biến cố “Lá bài đầu tiên rút ra là chất cơ” và (B) là biến cố “Lá bài thứ hai rút ra là lá Q”. a) Xác suất của biến cố (A) là 0,25. b) Xác suất của biến cố (A) giao (B) là 0,25. c) Xác suất của biến cố (A) với điều kiện (B) là 0,25. d) (A) và (B) là hai biến cố độc lập.

Đề bài

Chọn đúng hoặc sai cho mỗi ý a, b, c, d.

Ông Khải lần lượt rút ra một cách ngẫu nhiên 2 lá bài từ bộ bài tây 52 lá. Lá bài rút ra không được trả lại. Gọi \(A\) là biến cố “Lá bài đầu tiên rút ra là chất cơ” và \(B\) là biến cố “Lá bài thứ hai rút ra là lá Q”.

a) Xác suất của biến cố \(A\) là 0,25.

b) Xác suất của biến cố \(A\) giao \(B\) là 0,25.

c) Xác suất của biến cố \(A\) với điều kiện \(B\) là 0,25.

d) \(A\) và \(B\) là hai biến cố độc lập.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

‒ Sử dụng công thức: \(P\left( {AB} \right) = P\left( B \right).P\left( {A|B} \right)\).

‒ Sử dụng công thức tính xác suất của \(A\) với điều kiện \(B\): \(P\left( {A|B} \right) = \frac{{P\left( {AB} \right)}}{{P\left( B \right)}}\).

‒ \(A\) và \(B\) là hai biến cố độc lập khi và chỉ khi \(P\left( {AB} \right) = P\left( A \right).P\left( B \right)\).

Lời giải chi tiết

Có 13 lá bài chất cơ trong tổng số 52 lá bài nên ta có \(P\left( A \right) = \frac{{13}}{{52}} = 0,25\).Vậy a) đúng.

\(A \cap B\) là biến cố “Lá bài đầu tiên rút ra là chất cơ và lá bài thứ hai rút ra là lá Q”

TH1: Lá bài đầu tiên rút ra là Q cơ và lá bài thứ hai rút ra là một trong 3 lá Q còn lại.

Có \(1.3 = 3\) cách.

TH2: Lá bài đầu tiên rút ra là một trong 12 lá cơ còn lại và lá bài thứ hai rút ra là lá Q.

Có \(12.4 = 48\) cách.

Vậy có \(3 + 48 = 51\) cách rút ra lá bài đầu tiên là chất cơ và lá bài thứ hai là lá Q.

Vậy ta có \(P\left( {AB} \right) = \frac{{51}}{{52.51}} = \frac{1}{{52}}\). Vậy b) sai.

Có \(4.3 = 12\) cách rút ra cả 2 lá bài mang chất Q.

Có \(48.4 = 192\) cách rút ra lá bài thứ nhất không mang chất Q và lá bài thứ hai mang chất Q.

Vậy \(P\left( B \right) = \frac{{12.192}}{{52.51}} = \frac{1}{{13}}\).

Theo công thức tính xác suất có điều kiện, ta có: \(P\left( {A|B} \right) = \frac{{P\left( {AB} \right)}}{{P\left( B \right)}} = \frac{1}{{52}}:\frac{1}{{13}} = \frac{1}{4} = 0,25\).

Vậy c) đúng.

Ta có: \(P\left( A \right).P\left( B \right) = 0,25.\frac{1}{{13}} = \frac{1}{{52}} = P\left( {AB} \right)\). Vậy \(A\) và \(B\) là hai biến cố độc lập.

Vậy d) đúng.

a) Đ.

b) S.

c) Đ.

d) Đ.


Cùng chủ đề:

Giải bài 5 trang 71 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo
Giải bài 5 trang 76 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo
Giải bài 5 trang 77 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo
Giải bài 5 trang 80 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo
Giải bài 5 trang 84 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo
Giải bài 5 trang 86 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo
Giải bài 5 trang 87 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo
Giải bài 5 trang 97 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo
Giải bài 5 trang 105 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo
Giải bài 5 trang 108 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo
Giải bài 5 trang 110 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo