Giải bài 61 trang 118 sách bài tập toán 11 - Cánh diều
Cho hình chóp S.ABCD đáy là hình bình hành. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của SB, BC, CD.
Đề bài
Cho hình chóp S.ABCD đáy là hình bình hành. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của SB, BC, CD.
a) Chứng minh rằng SC∥(MNP).
b) Xác định giao tuyến của mặt phẳng (MNP) với mặt phẳng (SCD) và giao điểm Q của đường thẳng SD với mặt phẳng (MNP).
c) Xác định giao điểm E của đường thẳng SA với mặt phẳng (MNP).
d) Tính tỉ số SESA.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
a) Để chứng minh SC∥(MNP), ta cần chứng minh rằng SC song song với một đường thẳng nằm trong (MNP).
b) Gọi Q là trung điểm của SD. Chứng minh rằng Q∈(MNP), từ đó suy ra PQ là giao tuyến của (MNP) và (SCD), từ đó ta cũng chứng minh được Q là giao điểm của SD và (MNP).
c) Gọi I là giao điểm của NP và AC. Trên cạnh SA lấy E sao cho IE∥SC. Chứng minh rằng E∈(MNP) và suy ra E là giao điểm cần tìm.
d) Sử dụng định lí Thales để tính tỉ số SESA.
Lời giải chi tiết
a) Do M là trung điểm của SB, N là trung điểm của BC nên MN là đường trung bình của tam giác SBC. Suy ra MN∥SC.
Vì MN⊂(MNP) nên SC∥(MNP). Ta có điều phải chứng minh.
b) Gọi Q là trung điểm của SD. Ta sẽ chứng minh PQ chính là giao tuyến của (MNP) và (SCD), và Q cũng chính là giao điểm của SD và (MNP).
Thật vậy, xét hai mặt phẳng (MNP) và (SCD), ta có P∈CD⊂(SCD) và P∈(MNP), nên giao tuyến của (MNP) và (SCD) là một đường thẳng đi qua P.
Hơn nữa, do MN∥SC, SC⊂(SCD), MN⊂(MNP), ta suy ra giao tuyến của (MNP) và (SCD) là một đường thẳng đi qua P và song song với SC.
Vì P là trung điểm của CD, Q là trung điểm của SD nên PQ là đường trung bình của tam giác SDC. Suy ra PQ∥SC và PQ∥MN. Do PQ∥MN nên Q∈(MNP).
Như vậy, PQ chính là giao tuyến của (MNP) và (SCD).
Do Q∈(MNP) và Q∈SD, ta suy ra Q là giao điểm của SD và (MNP).
c) Gọi I là giao điểm của NP và AC. Trên cạnh SA lấy E sao cho IE∥SC.
Dễ thấy rằng do I∈NP, NP⊂(MNP) nên I∈(MNP).
Do IE∥SC, MN∥SC , ta suy ra IE∥MN. Vì I∈(MNP), ta suy ra E∈(MNP).
Như vậy E là điểm chung của SA và (MNP), ta kết luận E chính là giao điểm của SA và (MNP).
d) Gọi O là giao điểm của AC và BD.
Ta có P là trung điểm của CD, N là trung điểm của BC nên NP là đường trung bình của tam giác BCD. Suy ra NP∥BD, hay NI∥BO. Do N là trung điểm của BC, ta kết luận rằng I là trung điểm của OC, hay CICO=12.
Mặt khác, do ABCD là hình bình hành, O là giao điểm của AC và BD, ta suy ra O là trung điểm của AC, hay COCA=12.
Suy ra CICA=CICO.COCA=12.12=14.
Tam giác SAC có IE∥SC, theo định lí Thales ta có CIIA=SEEA⇒CICA=SESA.
Như vậy SESA=14.