Processing math: 100%

Giải bài 7 trang 87 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

SBT Toán 12 - Giải SBT Toán 12 - Chân trời sáng tạo Bài tập cuối chương 6 - SBT Toán 12 Chân trời sáng tạo


Giải bài 7 trang 87 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo

Hộp thứ nhất chứa 5 viên bi xanh và 1 viên bi đỏ. Hộp thứ hai chứa 4 viên bi đỏ. Chọn ngẫu nhiên 3 viên bi từ hộp thứ nhất và bỏ vào hộp thứ hai, rồi từ hộp thứ hai chọn ra ngẫu nhiên 2 viên bi. a) Tính xác suất của biến cố 2 viên bi lấy ra ở hộp thứ hai có cùng màu. b) Biết 2 viên bi lấy ra ở hộp thứ hai có cùng màu, tính xác suất 3 viên bị lấy ra từ hộp thứ nhất cũng có cùng màu.

Đề bài

Hộp thứ nhất chứa 5 viên bi xanh và 1 viên bi đỏ. Hộp thứ hai chứa 4 viên bi đỏ. Chọn ngẫu nhiên 3 viên bi từ hộp thứ nhất và bỏ vào hộp thứ hai, rồi từ hộp thứ hai chọn ra ngẫu nhiên 2 viên bi.

a) Tính xác suất của biến cố 2 viên bi lấy ra ở hộp thứ hai có cùng màu.

b) Biết 2 viên bi lấy ra ở hộp thứ hai có cùng màu, tính xác suất 3 viên bị lấy ra từ hộp thứ nhất cũng có cùng màu.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

‒ Sử dụng công thức tính xác suất toàn phần: P(A)=P(B).P(A|B)+P(¯B).P(A|¯B).

‒ Sử dụng công thức Bayes: P(B|A)=P(B).P(A|B)P(A).

Lời giải chi tiết

Gọi A là biến cố “2 viên bi ở hộp thứ hai lấy ra có cùng màu” và B là biến cố “3 viên bi lấy ra từ hộp thứ nhất có cùng màu”.

• TH1: Chọn từ hộp thứ nhất 3 viên bi xanh

Hộp thứ nhất chứa 5 viên bi xanh và 1 viên bi đỏ nên xác suất để 3 viên bi lấy ra từ hộp thứ nhất có cùng màu là: P(B)=C35C36=12.

Khi đó hộp thứ hai có 3 viên bi xanh và 4 viên bi đỏ.

Xác suất để chọn ra 2 viên bi xanh từ hộp thứ hai là: C23C27=17.

Xác suất để chọn ra 2 viên bi đỏ từ hộp thứ hai là: C24C27=27.

Vậy xác xuất để 2 viên bi ở hộp thứ hai lấy ra có cùng màu biết rằng lấy ra từ hộp thứ nhất 3 viên bi xanh là: P(A|B)=17+27=37.

• TH2: Chọn từ hộp thứ nhất 2 viên bi xanh và 1 viên bi đỏ.

Hộp thứ nhất chứa 5 viên bi xanh và 1 viên bi đỏ nên xác suất để lấy ra từ hộp thứ nhất 2 viên bi xanh và 1 viên bi đỏ là: P(¯B)=1P(B)=112=12.

Khi đó hộp thứ hai có 2 viên bi xanh và 5 viên bi đỏ.

Xác suất để chọn ra 2 viên bi xanh từ hộp thứ hai là: C22C27=121.

Xác suất để chọn ra 2 viên bi đỏ từ hộp thứ hai là: C25C27=1021.

Vậy xác xuất để 2 viên bi ở hộp thứ hai lấy ra có cùng màu biết rằng lấy ra từ hộp thứ nhất 2 viên bi xanh và 1 viên bi đỏ là: P(A|¯B)=121+1021=1121.

Theo công thức xác suất toàn phần, xác suất 2 viên bi ở hộp thứ hai lấy ra có cùng màu là:

P(A)=P(B).P(A|B)+P(¯B).P(A|¯B)=12.37+12.1121=10210,476.

b) Theo công thức Bayes, xác suất 3 viên bi lấy ra ở hộp thứ nhất có cùng màu, biết rằng 2 viên bi lấy ra ở hộp thứ hai có cùng màu là:

P(B|A)=P(B).P(A|B)P(A)=12.371021=0,45.


Cùng chủ đề:

Giải bài 7 trang 65 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo
Giải bài 7 trang 71 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo
Giải bài 7 trang 76 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo
Giải bài 7 trang 77 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo
Giải bài 7 trang 80 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo
Giải bài 7 trang 87 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo
Giải bài 8 trang 9 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo
Giải bài 8 trang 11 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo
Giải bài 8 trang 15 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo
Giải bài 8 trang 18 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo
Giải bài 8 trang 22 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo