Giải mục 2 trang 39, 40, 41, 42 SGK Toán 11 tập 2 - Cùng khám phá
Cho hàm số u(x)=x2 và v(x)=x
Hoạt động 2
Cho hàm số u(x)=x2 và v(x)=x
a, Tính u′(x) và v′(x)
b, Ở Ví dụ 4 của Bài 1 ta đã biết (x2+x)′=2x+1. Có nhận xét gì về mối liên hệ [u(x)+v(x)]′ và u′(x)+ v′(x)
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức (xn)′=n.xn−1
Lời giải chi tiết:
a, Ta có: (x2)′=2.x2−1=2x
x′=1.x1−1=1
b, Từ kết quả câu a, ta có: [u(x)+v(x)]′= u′(x)+ v′(x)
Luyện tập 2
Tính f′(1) và f′(4)biết f(x)=x2+√x−1x
Phương pháp giải:
Tính f′(x) dựa vào công thức: (xn)′=n.xn−1, (√x)′=12√x và (1x)′=−1x2
Thay x=1, x=4 để tính f′(1), f′(4)
Lời giải chi tiết:
Ta có: f′(x)=(x2+√x−1x)′=2x+12√x+1x2
f′(1)=2.1+12.1+112=2+12+1=72
f′(4)=2.4+12.√4+142=8+14+116=13316
Hoạt động 3
Cho hàm số u(x)=x3 và v(x)=x2
a, Tính đạo hàm của hàm số y= u(x).v(x)
b, Hoàn thành bảng 7.2
c, So sánh kết quả câu a và b và rút ra nhận xét.
Phương pháp giải:
a, Tính u(x). v(x) rồi tính đạo hàm theo công thức (xn)′=n.xn−1
b, Tính u′(x) và v′(x) theo công thức (xn)′=n.xn−1 và hoàn thành bảng
Lời giải chi tiết:
a, Ta có: u(x).v(x)=x3.x2=x5
⇒[u(x).v(x)]′=(x5)′=5x4
b, Bảng 7,2
c, Nhận xét: [u(x).v(x)]′=u′(x).v(x)+u(x).v′(x)
Luyện tập 3
Tính đạo hàm các hàm số sau:
a, y=(−2x2+3x+1).√x
b, y=2x2−11−3x
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức đạo hàm: (u.v)′=u′.v+u.v′
(uv)′=u′.v−u.v′v2
Lời giải chi tiết:
a, Ta có: y′=(−2x2+3x+1)′.√x+(−2x2+3x+1).(√x)′=(−4x+3).√x+(−2x2+3x+1).12√x=−4x√x+3√x−x√x+32√x+12√x=−5x√x+92√x+12√x
b, Ta có: y′=(2x2−1)′.(1−3x)−(2x2−1).(1−3x)′(1−3x)2=4x.(1−3x)−(2x2−1).(−3)(1−3x)2=4x−12x2+6x2−3(1−3x)2=4x−6x2−3(1−3x)2
Vận dụng 1
Điện lượng Q ( đơn vị: C) truyền trong một dây dẫn tại thời điểm t ( giây) được tính bởi Q(t)=t3−3t2+5t+1. Biết rằng cường độ dòng điện tại thời điểm t là I(t) ( đơn vị :A) có giá trị bằng với Q′(t)
a, Tính cường độ dòng điện tại thời điểm t=12 giây và t= 2 giây. Tại thời điểm nào thì cường độ dòng điện lớn hơn.
b, Tìm thời điểm mà cường độ dòng điện đạt giá trị nhỏ nhất.
Phương pháp giải:
a, Tính I(t) = Q′(t). Thay giá trị t=12 và t= 2
b, Áp dụng hằng đẳng thức tìm min.
Lời giải chi tiết:
a, Ta có: I(t) = Q′(t)=(t3−3t2+5t+1)′=3t2−6t+5
Thay giá trị t=12 và t= 2 ta được:
I(12)=3.(12)2−6.12+5=34−3+5=114
I(2)=3.22−6.2+5=5
b, Ta có: I(t)=3t2−6t+5=3.(t2−2t+1)+2=3.(t−1)2+2
Vì (t−1)2≥0⇒3.(t−1)2+2≥2
Vậy giá trị nhỏ nhất của cường độ dòng điện là 2(A) tại t= 2 giây.
Hoạt động 4
Cho hai hàm số f(u)=u4 và u(x)=2x2+1
a, Tính giá trị của u(1) và f(u(1)
b, Trong biểu thức của f(u), nếu ta thay biến u bởi u(x) thì ta thu được một biểu thức theo biến x. Hãy viết ra biểu thức này.
Phương pháp giải:
Thay x=1 để tính u(1) và thay u(1) để tính f(u(1))
Lời giải chi tiết:
a, Thay x=1 ta được: u(1)=2.12+1=3
Thay u(1)=3 vào f(u) ta được: f(u(1))=34=81
b, Ta có: f(u)=u4=(2x2+1)4
Luyện tập 4
Hàm số y=e3x−x2 là hàm hợp của hai hàm số nào?
Phương pháp giải:
Hàm số là hàm hợp của eu và u=3x−x2
Lời giải chi tiết:
Hàm số là hàm hợp của eu và u=3x−x2
Hoạt động 5
Cho hàm số f(u)=u2 và u(x)=x2+1. Hàm hợp của hàm số f và u là y=f(u(x))=(x2+1)2
a, Tìm y′bằng cách khai triển biểu thức (x2+1)2và áp dụng quy tắc tính đạo hàm của hàm tổng
b, Một học sinh cho rằng: Vì (u2)′=2u nên y′=[(x2+1)2]=2(x2+1). Kết quả này đúng hay sai.
c, Tính f′(u).u′(x) và so sánh kết quả y′ ở câu a, sau đó rút ra nhận xét.
Phương pháp giải:
a, Sử dụng khai triển hằng đẳng thức và áp dụng quy tắc tính đạo hàm
b, Dụa vào kết quả câu a và kết luận
c, Tính f′(u).u′(x)
Lời giải chi tiết:
a, Ta có: (x2+1)2=x4+2x2+1
⇒y′=(x4+2x2+1)′=4x3+4x
b, Kết quả của câu b là sai
c, Ta có:
f′(u)=2uu′(x)=2x⇒f′(u).u′(x)=2u.2x=2.(x2+1).2x=4x3+4x
Nhận xét: f′(x)=f′(u).u′(x)
Luyện tập 5
Tính đạo hàm các hàm số sau: a, y=√7−3x
b, y=(2√x+1x)3
Phương pháp giải:
Sử dụng đạo hàm của hàm hợp f′(x)=f′(u).u′(x) và các quy tắc tính đạo hàm
Lời giải chi tiết:
a, Ta có: y′=(√7−3x)′=12√7−3x.(7−3x)′=−32.√7−3x
b, Ta có: y′=3.(2√x+1x)2.(2√x+1x)′=3.(2√x+1x).(2.12√x−1x2)=3.(2.√x+1x).(1√x−1x2)