1. Khái niệm về căn bậc hai của số thực không âm Định nghĩa căn bậc hai Căn bậc hai của một số thực a không âm là số x sao cho . Lưu ý:
a) Tìm căn bậc hai số học của 4. b) Xét số đối của căn bậc hai số học của 4. Tính bình phương của số này và so sánh kết quả với 4.
Sử dụng máy tính cầm tay, tính các căn bậc hai của: a) \(\frac{{361}}{{144}}\); b) 42,8 (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm).
a) So sánh \(\sqrt {{5^2}} \) và 5. b) So sánh \(\sqrt {{{( - 6)}^2}} \)và 6.
Tính và so sánh a) \(\sqrt {9.16} \) và \(\sqrt 9 .\sqrt {16} \) b)\(\sqrt {4.25} \) và \(\sqrt 4 .\sqrt {25} \)
Tính và so sánh a)\(\sqrt {\frac{9}{{16}}} \) và \(\frac{{\sqrt 9 }}{{\sqrt {16} }}\); b)\(\sqrt {\frac{{25}}{4}} \)và \(\frac{{\sqrt {25} }}{{\sqrt 4 }}\);
Giải thích vì sao: a) \(\sqrt {{3^2}.5} = 3\sqrt 5 \) b) \(\sqrt {{{( - 2)}^2}.7} = 2\sqrt 7 \)
Tìm căn bậc hai số học của mỗi số sau rồi suy ra căn bậc hai của chúng: a) 169; b) 256; c) 324; d) 400.
Sử dụng máy tính cầm tay, tính gần đúng các căn bậc hai của các số sau (làm tròn kết quả đến hàng phần nghìn): a) 3,2; b) 4,15.
Tải trọng an toàn m(kg) của một dây cáp thép được tính bởi công thức \(m = 8{d^2}\), Trong đó d(mm) là đường kính của dây cáp thép. a) Biểu diễn \({d^2}\) theo m. b) Tìm đường kính nhỏ nhất của dây cáp thép có tải trong an toàn là 900kg ( làm tròn kết quả đến hàng phần trăm).
Công thức tính động năng của một vật chuyển động là \({W_d} = \frac{1}{2}m{v^2}\) , trong đó Wd (J) là động năng, m(kg) là khối lượng và v(m/s) là tốc độ của vật. a) Biểu diễn \({v^2}\) theo \({W_d}\) và m b) Tìm tốc độ của một vật chuyển động có khối lượng 1kg và động năng là 50J.
Không dùng máy tính cầm tay, tính: a)\(\sqrt {{3^4}.{{( - 5)}^2}} \) b) \(\sqrt {0,6} .\sqrt {5,4} \) c)\(\sqrt {3\frac{6}{{25}}} \) d) \(\sqrt {\frac{{49}}{6}} :\sqrt {2\frac{2}{3}} \)
Viết các số dưới dấu căn thành dạng tích rồi đưa thừa số ra ngoài dấu căn: a) \(\sqrt {72} \). b) \(\sqrt {147} \) c) \(\sqrt {30000} \)
Đưa thừa số vào trong dấu căn rồi so sánh: a) \(2\sqrt 3 \)và \(3\sqrt 2 \) b) \(4\sqrt 5 \)và \(3\sqrt 7 \) c) \( - 10\) và \( - 4\sqrt 6 \)
Rút gọn: a)\(6\sqrt {50} - \sqrt {80} + 2\sqrt 5 \) b) .\(\frac{{\sqrt {12} - \sqrt {112} }}{{\sqrt 3 - \sqrt {28} }}\).
Không dùng máy tính cầm tay, chứng minh rằng: a) \({\left( {\sqrt 5 - 1} \right)^2} = 6 - 2\sqrt 5 \) b) \(\sqrt {6 - 2\sqrt 5 } - \sqrt 5 = - 1\)
Tính nhanh: a) \(\sqrt {{{37}^2} - {{12}^2}} \) b) \(\sqrt {{{101}^2} - {{20}^2}} \) c) \(\sqrt {\sqrt 7 - \sqrt 3 } .\sqrt {\sqrt 7 + \sqrt 3 } \)
Chu kỳ của một con lắc đơn là rhời gian để nó thực hiện một giao động qua lại hoàn chỉnh. Công thức tính chu kỳ T (giây) của một con lắc đơn là \(T = \frac{{2\pi \sqrt l }}{{\sqrt {9,8} }}\), trong đó \(l\) (m) là chiều dài con lắc. tính giá trị chính xác của chu kì của một con lắc đơn có chiều dài là 9,8cm. Hình 3.2
Nhiệt lượng Q(J) tỏa ra từ vật dẫn khi có dòng điện chạy qua được tính bởi công tthức \(Q = {I^2}Rt\), trong đó l (A) là cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn, R (Ω) là điện trở của vật dẫn và t (s) là thời gian dòng điện chạy qua vật dẫn. biết rằng nhiệt lượng tỏa ra từ vật dân có điện trở 300 Ω trong thời gian 1 giây là 225J, hãy tính giá trị chính xác của cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn này.