Giải toán 9 ôn tập chương 7 trang 39, 40, 41 Cùng khám phá — Không quảng cáo

Toán 9 cùng khám phá


Bài 7.15 trang 39

Tính chu vi của đường tròn nội tiếp và đường tròn ngoại tiếp tam giác đều ABC có cạnh bằng \(3\sqrt 2 \) cm. Diện tích của các hình tròn là bao nhiêu?

Bài 7.16 trang 39

Một tam giác vuông có hiệu độ dài hai cạnh góc vuông là 7 cm. Tính diện tích của tam giác vuông đó biết nó nội tiếp trong đường tròn đường kính 13 cm.

Bài 7.17 trang 39

Bạn Tú muốn đặt một chiếc bánh hình tròn vào chính giữa một chiếc hộp có mặt là hình tam giác đều như Hình 7, 24. Đường kính tối đa của chiếc bánh là bao nhiêu centimet nếu cạnh đáy của hộp là 8 cm? Làm tròn kết quả đến hàng phần mười.

Bài 7.18 trang 39

Bạn An sử dụng các hình viên phân như Hình 7.25a để ghép thành mẫu hoa văn trang trí như trong Hình 7.25b. Tính diện tích của mẫu hoa văn.

Bài 7.19 trang 39

Cho đường tròn (O;R). Từ điểm M nằm ngoài đường tròn, vẽ hai tiếp tuyến tiếp xúc (O) tại A và B. Chứng minh rằng tứ giác MAOB là tứ giác nội tiếp.

Bài 7.20 trang 39

Tam giác ABC có \(\widehat B = {76^o},\widehat C = {40^o}\). Đường tròn (O) nội tiếp \(\Delta \)ABC tiếp xúc với các cạnh AB, BC, AC lần lượt tại các điểm M, N, P. a) Chứng minh AMOP, BMON và CNOP là các tứ giác nội tiếp. b) Tính số đo cung nhỏ MN, NP và MP. c) Tính các góc của \(\Delta \)MNP.

Bài 7.21 trang 40

Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp đường tròn (O), AD là đường kính của (O) và H là trực tâm của \(\Delta \)ABC. Chứng minh BHCD là hình bình hành.

Bài 7.22 trang 40

Hình vuông ABCD có cạnh 4 cm và hình chữ nhật MNPQ có chiều rộng 2 cm cùng nội tiếp trong đường tròn (O) (Hình 7.26). Tính chiều dài MQ của hình chữ nhật.

Bài 7.23 trang 40

Từ một mảnh giấy có dạng hình tròn bán kính R, bạn Vy gấp lại thành một hình chữ nhật ABCD với chiều rộng AB = R như trong Hình 7.27. Tính tỉ số diện tích của hình chữ nhật gấp được với diện tích mảnh giấy ban đầu. làm tròn kết quả đến hàng phần trăm.

Bài 7.24 trang 40

Đường tròn nội tiếp của một tam giác đều có đường kính \(20\sqrt 3 \) cm. Độ dài cạnh của tam giác đều bằng A. 45 cm B. 60 cm C. 90 cm D. 120 cm

Bài 7.25 trang 40

Tam giác vuông ABC có hai cạnh góc vuông lần lượt bằng 6 cm và 8 cm. Diện tích đường tròn ngoại tiếp \(\Delta \)ABC bằng A. \(10\pi \) cm2 B. 20\(\pi \) cm2 C. 25\(\pi \)cm2 D. 100\(\pi \) cm2

Bài 7.26 trang 40

Cho ABCD là một tứ giác nội tiếp có \(\widehat A = {60^o}\). Số đo của góc C bằng A. 30\(^o\) B. 60\(^o\) C. 90\(^o\) D. 120\(^o\)

Bài 7.27 trang 40

Cho ABCD là tứ giác nội tiếp có \(\widehat {BAC} = {37^o},\widehat {ADB} = {59^o}\) và \(\widehat {CBD} = {38^o}\). Số đo của góc ADC bằng A. 75\(^o\) B. 96\(^o\) C. 97\(^o\) D. 87\(^o\)

Bài 7.28 trang 40

Hình chữ nhật có chiều dài gấp đôi chiều rộng nội tiếp trong đường tròn (O;R). Diện tích hình tròn (O;R) là 5\(\pi \)cm2 . Chiều rộng của hình chữ nhật là: A. 2 cm B. 3 cm C. 4 cm D. 5 cm


Cùng chủ đề:

Giải toán 9 ôn tập chương 2 trang 47, 48, 49 Cùng khám phá
Giải toán 9 ôn tập chương 3 trang 71, 72, 73 Cùng khám phá
Giải toán 9 ôn tập chương 4 trang 88, 89, 90 Cùng khám phá
Giải toán 9 ôn tập chương 5 trang 127, 128, 129 Cùng khám phá
Giải toán 9 ôn tập chương 6 trang 23, 24, 25 Cùng khám phá
Giải toán 9 ôn tập chương 7 trang 39, 40, 41 Cùng khám phá
Giải toán 9 ôn tập chương 8 trang 55, 56 Cùng khám phá
Giải toán 9 ôn tập chương 9 trang 85, 86, 87 Cùng khám phá
Giải toán 9 ôn tập chương 10 trang 131, 132, 133 Cùng khám phá
Lý thuyết Bất phương trình bậc nhất một ẩn Toán 9 Cùng khám phá
Lý thuyết Bất đẳng thức Toán 9 Cùng khám phá