Giải toán 9 ôn tập chương 2 trang 47, 48, 49 Cùng khám phá — Không quảng cáo

Toán 9 cùng khám phá


Bài 2.19 trang 47

Cho tam giác \(ABC\) vuông tại \(A,BC = a,AC = b,AB = c\). Mỗi khẳng định sau đúng hay sai? Vì sao? a) \(\widehat B + \widehat C > 90^\circ \); b) \(\widehat B + \widehat C \ge 90^\circ \); c) \(b + c \ge a\); d) \(b - c \le a\).

Bài 2.20 trang 47

Cho ba số thực \(x,y,z\). Biết rằng \(y \ge z\). Hãy so sánh mỗi cặp số sau và giải thích vì sao. a) \(y - 3\) và \(z - 3\). b) \( - 5y\) và \( - 5z\). c) \(\frac{y}{3}\) và \(\frac{z}{3}\). d) \(x + 2y\) và \(x + 2z\).

Bài 2.21 trang 47

Mỗi khẳng định sau đúng hay sai? Vì sao? a) \(x < x + 1\) với mọi số thực \(x\); b) \(2x \ge x\) với mọi số thực \(x \ne 0\).

Bài 2.22 trang 47

Biết rằng \(a < b\) và \(c < d\). Hãy so sánh: a) \(a + c\) và \(b + c\). b) \(b + c\) và \(b + d\). c) \(a + c\) và \(b + d\). d) \(a - c\) và \(a - d\).

Bài 2.23 trang 47

Cho bài toán: So sánh \( - 5m\) với \(1\) và \( - 1\), biết rằng: \( - \frac{1}{5} < m < \frac{1}{5}\). Bạn Hà đã giải bài toán như sau: Nhân \( - 5\) vào các vế của bất đẳng thức \( - \frac{1}{5} < m < \frac{1}{5}\), ta có: \(\left( { - 5} \right).\left( { - \frac{1}{5}} \right) < \left( { - 5} \right).m < \left( { - 5} \right).\frac{1}{5}\). Suy ra \(1 < - 5m < - 1\). Tìm sai lầm (nếu có) trong lời giải của bạn Hà và giải thích vì sao.

Bài 2.24 trang 47

Giải bất phương trình: a) \(4x - 7 \ge 0\); b) \(1 - 2x < 0\); c) \( - 2x - 0,5 \le 0\); d) \(\frac{3}{7}x - \frac{5}{{14}} > 0\).

Bài 2.25 trang 47

Giải bất phương trình: a) \(2x - 1 < 7\); b) \(3 - 4x \ge 11\); c) \(\frac{{2x - 5}}{3} < - 6\); d) \(\frac{{x - 2}}{{ - 7}} \ge 5\).

Bài 2.26 trang 48

Giải bất phương trình: a) \(2\left( {x + 3} \right) > \left( {x - 1} \right) - \left( {x - 4} \right)\); b) \(\frac{1}{4} - x \le - \frac{5}{{12}} - 2x\); c) \(\frac{{2x + 3}}{4} > \frac{{ - x + 6}}{3}\); d) \(\frac{{x - 1}}{2} \le \frac{{2x + 5}}{3}\).

Bài 2.27 trang 48

Giải bất phương trình: a) \(2x - 9\) là số không âm; b) Giá trị của biểu thức \(5x + 4\) không lớn hơn giá trị của biểu thức \( - \left( {x + 2} \right)\).

Bài 2.28 trang 48

\(ABCD\) là hình chữ nhật có chiều dài \(AB = 6cm\) và chiều rộng \(AD = 4cm\). \(P\) là trung điểm cạnh \(AD\). Tìm điểm \(M\) trên cạnh \(CD\) sao cho diện tích tam giác \(BMP\) không lớn hơn một phần ba diện tích hình chữ \(ABCD\) (Hình 2.5).

Bài 2.29 trang 48

Quãng đường từ nhà bạn Minh đến trường dài 3km. Hằng ngày bạn Minh dùng xe đạp để đến trường. Tốc độ đi xe đạp của bạn Minh thường không vượt quá 9km/h. Hỏi bạn Minh cần ít nhất là bao nhiêu phút để đi từ nhà đến trường?

Bài 2.30 trang 48

Trong buổi sáng đầu tiên của đợt hiến máu nhân đạo tổ chức ở một trường đại học, người ta đã thu được không dưới 35 100 ml máu. Theo thống kê thì sáng hôm đó có 36 người hiến máu ở mức 450ml. Số còn lại hiến ở mức 350ml. Hỏi trong buổi sáng hôm đó đã có ít nhất bao nhiêu người hiến máu ở mức 350ml?

Bài 2.31 trang 48

Chọn hãng xe nào? Nhà máy dự định tổ chức một chuyến du lịch cho 35 công nhân được bình chọn là lao động xuất sắc. Anh Tùng được giao nhiệm vụ tìm hiểu chi phí thuê xe ô tô chở công nhân đi du lịch. Dưới đây là giá thuê xe do hai hàng xe đưa ra: - Hãng A: Tiền thuê ban đầu là 2 triệu đồng, sau đó mỗi km của hành trình tính 8 nghìn đồng. - Hãng B: Tiền thuê ban đầu là 1,5 triệu đồng, sau đó mỗi km của hành trình tính 9 nghìn đồng. a) Lập bất phương trình diễn đạt giả định: “Tiền thuê xe của h

Bài 2.32 trang 49

Nếu \(a < b\) thì: A. \( - a < - b\). B. \(5 - 2a > 5 - 2b\). C. \(4 - a < 4 - b\). D. \( - 10a + 2 < - 10b + 2\).

Bài 2.33 trang 49

Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng? A. Nếu \(x > 0\) thì \({x^2} > x\). B. Nếu \(x < 0\) thì \(\frac{1}{x} > 0\). C. Nếu \(a > b\) thì \(\frac{1}{a} > \frac{1}{b}\). D. Nếu \(0 < x < 1\) thì \({x^2} < x\).

Bài 2.34 trang 49

Cho bất phương trình \(2x + 7 < 3x + 5\). Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng? A. \( - 1\) là một nghiệm của bất phương trình đã cho. B. 0 là một nghiệm của bất phương trình đã cho. C. 2 là một nghiệm của bất phương trình đã cho. D. 3 là một nghiệm của bất phương trình đã cho.

Bài 2.35 trang 49

\({x_0} = 3\) là một nghiệm của bất phương trình A. \(3x + 7 < x - 3\). B. \(2x - 5 \ge 1\). C. \(4x - 2 < x + 1\). D. \( - 5x \le - 18\).

Bài 2.36 trang 49

Nghiệm của bất phương trình \( - 5x + 8 > - x - 4\) là: A. \(x > 3\). B. \(x < 3\). C. \(x > - \frac{4}{6}\). D. \(x < - \frac{4}{6}\).


Cùng chủ đề:

Giải toán 9 hoạt động thực hành và trải nghiệm chương 5 trang 130, 131, 132 Cùng khám phá
Giải toán 9 hoạt động thực hành và trải nghiệm chương 6 trang 26, 27, 28 Cùng khám phá
Giải toán 9 hoạt động thực hành và trải nghiệm chương 8 trang 57, 58, 59 Cùng khám phá
Giải toán 9 hoạt động thực hành và trải nghiệm chương 10 trang 137, 138, 139 Cùng khám phá
Giải toán 9 ôn tập chương 1 trang 24, 25, 26 Cùng khám phá
Giải toán 9 ôn tập chương 2 trang 47, 48, 49 Cùng khám phá
Giải toán 9 ôn tập chương 3 trang 71, 72, 73 Cùng khám phá
Giải toán 9 ôn tập chương 4 trang 88, 89, 90 Cùng khám phá
Giải toán 9 ôn tập chương 5 trang 127, 128, 129 Cùng khám phá
Giải toán 9 ôn tập chương 6 trang 23, 24, 25 Cùng khám phá
Giải toán 9 ôn tập chương 7 trang 39, 40, 41 Cùng khám phá