Giải toán 9 ôn tập chương 1 trang 24, 25, 26 Cùng khám phá — Không quảng cáo

Toán 9 cùng khám phá


Bài 1.20 trang 24

Giải các phương trình sau bằng cách đưa về dạng tích: a) \(x\left( {2x - 10} \right) = 4x\left( {x - 6} \right)\). b) \(4x + 12 = \left( {x + 3} \right)\left( {7 - 5x} \right)\). c) \(\left( {{x^2} + 4x + 4} \right) - 25 = 0\). d) \(9{x^2} - 6x + 1 = {x^2}\).

Bài 1.21 trang 24

Giải các phương trình sau: a) \(\frac{{2x - 1}}{{x - 5}} + 1 = \frac{1}{{x - 5}}\). b) \(2x - \frac{{2{x^2}}}{{x + 9}} = \frac{{4x}}{{x + 9}} + \frac{5}{9}\). c) \(\frac{{x + 3}}{{x + 1}} + \frac{{x - 4}}{{x - 1}} = 2\). d) \(\frac{{3x - 2}}{{x + 5}} = \frac{{6x + 1}}{{2x - 3}}\).

Bài 1.22 trang 24

Độ cao \(h\) (m) của một viên đá so với mực nước biển khi được ném từ đỉnh của một vách đá được tính bởi công thức \(h = - 5{t^2} + 15t + 20\), trong đó \(t\left( s \right)\) là thời gian kể từ lúc viên đá bắt đầu được ném. Khi nào viên đá đạt độ cao 20m so với mực nước biển?

Bài 1.23 trang 24

Một công ty sử dụng biểu thức \(\frac{{60\left( {2n + 1} \right)}}{{n + 1}}\) (đơn vị: triệu đồng) để xác định tổng tiền lương của nhân viên A trong năm thứ n tại công ty. Trong năm thứ mấy thì tổng tiền lương của nhân viên A là 110 triệu đồng?

Bài 1.24 trang 24

Giải các hệ phương trình sau bằng phương pháp cộng hoặc phương pháp thế: a) \(\left\{ \begin{array}{l}3x + 4y = 8\\2x - 5y = - 10\end{array} \right.\); b) \(\left\{ \begin{array}{l}9x - 11y = 6\\3x + y = 4\end{array} \right.\); c) \(\left\{ \begin{array}{l} - 0,4x + 0,5y = - 6\\1,2x - 1,8y = 21\end{array} \right.\); d) \(\left\{ \begin{array}{l}2x - 6y = 14\\ - x + 3y = - 7\end{array} \right.\).

Bài 1.25 trang 24

Một hợp kim chứa 25% kim loại đồng. Một hợp kim khác chứa 50% kim loại đồng. Cần dùng bao nhiêu gam hợp kim mỗi loại nêu trên để tạo ra 1kg hợp kim chứa 45% kim loại đồng?

Bài 1.26 trang 25

Xác định các hệ số (x) và (y) trong phương trình phản ứng hóa học (đã cân bằng) sau: (3C{l_2} + 6NaOH to xNaCl + yNaCl{O_3} + 3{H_2}O).

Bài 1.27 trang 25

Một công ty thiết kế nội thất sản xuất ra hai loại ghế là ghế bành và ghế dài từ hai loại nguyên liệu là gỗ và vải. Số đơn vị nguyên liệu cần dùng để tạo ra một chiếc ghế mỗi loại được cho trong bảng sau: Hỏi có bao nhiêu chiếc ghế mỗi loại được sản xuất nếu sử dụng hết 1 600 đơn vị gỗ và 1 400 đơn vị vải?

Bài 1.28 trang 25

Điểm trung bình của một vận động viên bắn súng sau 100 lần bắn là 8,73 điểm. Kết quả cụ thể được ghi lại trong bảng sau, trong đó có 2 ô bị mờ không đọc được (đánh dấu ?): Hãy xác định các số trong hai ô đó.

Bài 1.29 trang 25

Tổng các nghiệm của phương trình \(\left( {x - 1} \right)\left( {2x - 1} \right) = \left( {x - 1} \right)\left( {x + 2} \right)\) là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Bài 1.30 trang 25

Cho phương trình \(4{x^2} - 4x + 1 = {x^2}\). Khẳng định nào sau đây là đúng? A. Phương trình đã cho có đúng hai nghiệm. B. Phương trình đã cho có đúng một nghiệm. C. Phương trình đã cho có vô số nghiệm. D. Phương trình đã cho vô nghiệm.

Bài 1.31 trang 25

Điều kiện xác định của phương trình \(1 + \frac{2}{{x - 2}} = \frac{3}{{x + 2}}\) là: A. \(x \ne 2\). B. \(x \ne - 2\). C. \(x \ne 2\) và \(x \ne - 2\). D. \(x \ne 2\) hoặc \(x \ne - 2\).

Bài 1.32 trang 26

Phương trình \(\frac{{x + 3}}{{x - 3}} - \frac{{x - 3}}{{x + 3}} = \frac{x}{{{x^2} - 9}}\) có một nghiệm duy nhất là: A. \(x = - 1\) B. \(x = 0\) C. \(x = 1\) D. \(x = 2\)

Bài 1.33 trang 26

Số nghiệm của phương trình \(\frac{3}{{\left( {x - 1} \right)\left( {x - 2} \right)}} + \frac{2}{{\left( {x - 1} \right)\left( {x - 3} \right)}} = \frac{1}{{\left( {x - 2} \right)\left( {x - 3} \right)}}\) là: A. 0 B. 1 C. 2 D. 3

Bài 1.34 trang 26

Cho hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}3x + y = - 4\\6x + 2y = - 8\end{array} \right.\). Khẳng định nào sau đây là đúng? A. Hệ phương trình trên có đúng một nghiệm. B. Hệ phương trình trên vô nghiệm. C. Hệ phương trình trên có vô số nghiệm \(\left( {x;y} \right)\) với \(x \in \mathbb{R}\) và \(y \in \mathbb{R}\). D. Hệ phương trình trên có vô số nghiệm \(\left( {x;y} \right)\) với \(x \in \mathbb{R}\) và \(y = - 3x - 4\).

Bài 1.35 trang 26

Đồ thị của hàm số \(y = mx + n\) đi qua hai điểm \(A\left( {2;3} \right)\) và \(B\left( {1; - 1} \right)\) nếu: A. \(m = 1\) và \(n = 1\). B. \(m = 2\) và \(n = - 1\). C. \(m = 4\) và \(n = - 5\). D. \(m = - 2\) và \(n = 1\).

Bài 1.36 trang 26

Phương trình \(\left( {3a + 4b + 1} \right)x = a + 3b - 3\) có vô số nghiệm \(x \in \mathbb{R}\) khi: A. \(a = 1\) và \(b = - 1\). B. \(a = - 3\) và \(b = 2\). C. \(a = 5\) và \(b = - 4\). D. \(a = - 7\) và \(b = 5\).


Cùng chủ đề:

Giải toán 9 hoạt động thực hành và trải nghiệm chương 4 trang 91, 92, 93 Cùng khám phá
Giải toán 9 hoạt động thực hành và trải nghiệm chương 5 trang 130, 131, 132 Cùng khám phá
Giải toán 9 hoạt động thực hành và trải nghiệm chương 6 trang 26, 27, 28 Cùng khám phá
Giải toán 9 hoạt động thực hành và trải nghiệm chương 8 trang 57, 58, 59 Cùng khám phá
Giải toán 9 hoạt động thực hành và trải nghiệm chương 10 trang 137, 138, 139 Cùng khám phá
Giải toán 9 ôn tập chương 1 trang 24, 25, 26 Cùng khám phá
Giải toán 9 ôn tập chương 2 trang 47, 48, 49 Cùng khám phá
Giải toán 9 ôn tập chương 3 trang 71, 72, 73 Cùng khám phá
Giải toán 9 ôn tập chương 4 trang 88, 89, 90 Cùng khám phá
Giải toán 9 ôn tập chương 5 trang 127, 128, 129 Cùng khám phá
Giải toán 9 ôn tập chương 6 trang 23, 24, 25 Cùng khám phá