Lý thuyết đường thẳng song song và đường thẳng cắt nhau.
Hai đường thẳng y = ax + b và
I. Vị trí tương đối của hai đường thẳng
Vị trí tương đối của hai đường thẳng
Cho hai đường thẳng d:y=ax+b(a≠0) và d′:y=a′x+b′(a′≠0).
+) d//d′⇔{a=a′b≠b′
+) d cắt d′⇔a≠a′.
+) d≡d′⇔{a=a′b=b′.
Ngoài ra, d⊥d′⇔a.a′=−1.
Ví dụ:
Hai đường thẳng y=3x+1 và y=3x−6 có hệ số a=a′(=3) và b≠b′ (1≠−6) nên chúng song song với nhau.
Hai đường thẳng y=3x+1 và y=3x+1 có hệ số a=a′(=3) và b=b′(=1) nên chúng trùng nhau.
Hai đường thẳng y=x và y=−2x+3 có hệ số a≠a′ (1≠−2) nên chúng cắt nhau.
II. Các dạng toán thường gặp
Dạng 1: Chỉ ra vị trí tương đối của hai đường thẳng cho trước. Tìm tham số m để các đường thẳng thỏa mãn vị trí tương đối cho trước.
Phương pháp:
Cho hai đường thẳng d:y=ax+b(a≠0) và d′:y=a′x+b′(a′≠0).
+) d//d′⇔{a=a′b≠b′
+) d cắt d′⇔a≠a′.
+) d≡d′⇔{a=a′b=b′.
Dạng 2: Viết phương trình đường thẳng
Phương pháp:
+) Sử dụng vị trí tương đối của hai đường thẳng để xác định hệ số.
Ngoài ra ta còn sử dụng các kiến thức sau
+) Ta cóy=ax+b với a≠0, b≠0 là phương trình đường thẳng cắt trục tung tại điểm A(0;b), cắt trục hoành tại điểm B(−ba;0).
+) Điểm M(x0;y0) thuộc đường thẳng y=ax+b khi và chỉ khi y0=ax0+b.
Dạng 3: Tìm điểm cố định mà đường thẳng d luôn đi qua với mọi tham số m
Phương pháp:
Gọi M(x;y) là điểm cần tìm khi đó tọa độ điểm M(x;y) thỏa mãn phương trình đường thẳng d.
Đưa phương trình đường thẳng d về phương trình bậc nhất ẩn m.
Từ đó để phương trình bậc nhất ax+b=0 luôn đúng thì a=b=0
Giải điều kiện ta tìm được x,y.
Khi đó M(x;y) là điểm cố định cần tìm.