Câu điều kiện loại 1 được sử dụng để nói về những điều có thể xảy ra trong hiện tại hoặc tương lai. Cấu trúc: If + S + V (hiện tại đơn), Subject + will/won’t + V (tương lai đơn)
- Chúng ta sử dụng so sánh kép để nhấn mạnh rằng một cái gì đó đang thay đổi. Cấu trúc: so sánh hơn + and + so sánh hơn - Chúng ta sử dụng The..., the... và so sánh hơn để nói rằng một thứ thay đổi theo một thứ khác. Cấu trúc: The + so sánh hơn + S1 + V1, the + so sánh hơn + S2 + V2
Chúng ta sử dụng các từ và cụm từ nối để kết nối các ý tưởng, mệnh đề hoặc câu.
- Câu chẻ được sử dụng để tập trung vào một phần cụ thể của câu và để nhấn mạnh điều chúng ta muốn nói. - Chúng ta sử dụng chủ ngữ giả It để giới thiệu sự vật mà chúng ta muốn tập trung vào trong khi phần còn lại được đặt trong mệnh đề quan hệ được giới thiệu bằng mệnh đề quan hệ ví dụ that hoặc who.
Động từ trạng thái miêu tả một trạng thái thay vì một hành động. Chúng thường ám chỉ suy nghĩ và ý kiến (agree - đồng ý, believe - tin, remember - nhớ, think - nghĩ, understand - hiểu), cảm giác và cảm xúc (hate - ghét), love - yêu thích), prefer - thích hơn), giác quan (appear – xuất hiện, feel – cảm thấy, hear – nghe thấy, look – trông có vẻ, see – nhìn thấy, seem – trông có vẻ, smell – ngửi, taste – có vị) và sự sở hữu (belong – thuộc về, have – có, own – sở hữu). Chúng thường không được sử d
Hiện tại phân từ (V-ing) được sử dụng để hình thành một mệnh đề phân từ khi phân từ đó và động từ trong mệnh đề chính có cùng chủ ngữ và hành động được thực hiện bởi cùng một người hoặc vật. Quá khứ phân từ là một hình thức động từ thường kết thúc đuôi -ed có nghĩa bị động. Tương tự với hiện tại phân từ, quá khứ phân từ có thể hình thành các mệnh đề quá khứ phân từ, nhưng với nghĩa bị động.
Thì quá khứ đơn diễn tả hành động đã kết thúc trong quá khứ >< thì hiện tại hoàn thành diễn tả hành động chưa kết thúc, hành động đó xảy ra trong quá khứ nhưng kéo dài đến thời điểm nói. Cấu trúc liên hệ: S1 + have/has Ved/V3 + SINCE + S2 + Ved/V2
Câu điều kiện loại 2 được dùng để diễn tả điều giả định không có thật hoặc trái ngược với hiện tại. Cấu trúc: If + S + Ved/V2, S + would/ could + V
So sánh hơn với tính từ/ trạng từ ngắn: S1 + be/V + adj/adv + -er + than + S2/ N - So sánh hơn với tính từ/ trạng từ dài: S1 + be/V + more + adj/ adv + than + S2/ N
- Một danh từ ghép là một danh từ được tạo thành với hai hay nhiều từ. Ví dụ: air-traffic controller (điều khiển không lưu). - Một số danh từ ghép thường được viết như 1 từ (bedroom – phòng ngủ), một số là các từ tách biệt (tennis shoes – giày chơi quần vợt), và một số khác có dấu gạch nối (film-maker – nhà làm phim) - Ngay cả khi danh từ đầu tiên có nghĩa số nhiều nó cũng thường có hình thức số ít (car park – bãi đỗ xe). - Để tạo nên danh từ ghép số nhiều, chúng ta thường thêm hình thức số nhiề
a. Chúng ta sử dụng I wish... và If only... với thì quá khứ đơn để nói rằng chúng ta muốn một tình huống khác với thực tế của nó. b. Chúng ta sử dụng wish... và If only... với would not + nguyên mẫu không có ‘to’ để nói rằng chúng ta muốn ai đó cư xử khác đi.)
Một động từ nối được sử dụng để liên kết chủ thể với một tính từ hoặc một danh từ miêu tả hoặc xác định chủ thể đó. Những liên động từ phổ biến bao gồm be (thì, là), seem (có vẻ như), look (trông có vẻ), become (trở nên), appear (xuất hiện), sound (nghe có vẻ), taste (nếm/ có vị), và smell (ngửi).
Một mệnh đề to – động từ nguyên mẫu có thể được sử dụng để: - thể hiện mục đích. - để xác định một danh từ hay cụm danh từ chứa số thứ tự (the first, the second,…), so sánh nhất (the best, the most beautiful, …) và next (tiếp theo), last (cuối cùng), và only (duy nhất).
Chúng ta sử dụng thì quá khứ tiếp diễn cho một hành động đang diễn ra trong quá khứ (hành động dài hơn), thì quá khứ đơn cho hành động chen ngang làm gián đoạn hành động đang diễn ra đó (hành động ngắn hơn).
Câu điều kiện loại 3 (Condition type 3) là dạng câu mệnh đề chỉ điều kiện không có thật ở quá khứ, đưa ra môt giả định/giả thiết trái ngược hoàn toàn so với thực tế xảy ra (unreal condition in the past). Việc thực hiện hành động ở câu giả định quá muộn để điều kiện hoặc kết quả của nó đã xảy ra ở hiện tại.
So sánh nhất với tính từ/trạng từ ngắn: S + be/V + the + adj/adv + est (of/ in + N) - So sánh nhất với tính từ/ trạng từ dài: S + be/V + the + most + adj (+ of/ in + N)
- some (vài, 1 vài, 1 ít trong số, 1 số) + danh từ số nhiều đếm được và danh từ không đếm được, thường dùng trong câu khẳng định và câu hỏi đề nghị, mời - many (nhiều) + danh từ đếm được, số nhiều; thường được dùng trong câu phủ định và câu hỏi - much (nhiều) + danh từ không đếm được; thường được dùng trong câu phủ định và câu hỏi - a lot of = lots of (nhiều, 1 số lượng nhiều) + danh từ không đếm được và danh từ số nhiều
- Câu hỏi đuôi là dạng một câu hỏi ngắn, chỉ gồm 2 từ, nằm sau một câu trần thuật. - Câu hỏi đuôi được thêm vào cuối câu khẳng định hoặc phủ định, cả hai vế được ngăn cách nhau bằng dấu phẩy. - Câu hỏi đuôi được sử dụng khi người nói muốn xác minh xem thông tin là đúng hay không hoặc khi muốn người nghe hồi đáp về câu trần thuật đó.
Một danh động từ là một hình thức động từ kết thúc đuôi -ing và có chức năng như một danh từ. Nó có thể được sử dụng như: chủ ngữ của câu; bổ ngữ sau động từ “be”; tân ngữ sau một số động từ như like (thích), enjoy (yêu thích), mind (ngại/ phiền), involve (liên quan), suggest (đề nghị),… hoặc sau giới từ.
Danh động từ hoàn thành (having done) luôn ám chỉ một khoảng thời gian trước khi xảy ra hành động trong mệnh đề chính. Nó được sử dụng để nhấn mạnh hành động đã được hoàn tất trong quá khứ. Nó có thể được sử dụng như: - chủ ngữ của câu - sau một số động từ