Loading [MathJax]/jax/output/CommonHTML/jax.js

Trắc nghiệm toán 7 bài 16 kết nối tri thức có đáp án — Không quảng cáo

Bài tập trắc nghiệm Toán 7 - Kết nối tri thức có đáp án Bài tập trắc nghiệm Chương 4: Tam giác bằng nhau


Trắc nghiệm Bài 16: Tam giác cân. Đường trung trực của đoạn thẳng Toán 7 Kết nối tri thức với cuộc sống

Đề bài

Câu 1 :

Để hai tam giác cân bằng nhau thì phải cần điều kiện là:

  • A.

    Có các cặp cạnh đáy bằng nhau

  • B.

    Có hai cặp cạnh bên bằng nhau

  • C.

    Có một cặp góc ở đỉnh  và cặp cạnh đáy bằng nhau

  • D.

    Có một cặp góc ở đáy bằng nhau.

Câu 2 :

Cho tam giác ABC cân tại A. Phát biểu nào trong các phát biểu sau là sai:

  • A.

    ˆB=ˆC

  • B.

    ˆC=1800ˆA2

  • C.

    ˆA=18002ˆC

  • D.

    ˆBˆC

Câu 3 :

Một tam giác cân có góc ở đỉnh bằng 540 thì số đo góc ở đáy là:

  • A.

    540

  • B.

    630

  • C.

    720

  • D.

    900

Câu 4 :

Phát biểu nào sau đây là đúng:

  • A.

    Góc ở đỉnh của một tam giác cân thì nhỏ hơn 900

  • B.

    Trong một tam giác bất kì góc lớn nhất là góc tù

  • C.

    Trong một tam giác vuông có thể có một góc tù

  • D.

    Góc ở đáy của một tam giác cân không thể là góc tù.

Câu 5 :

Cho tam giác ABC cân tại B. Kẻ đường trung trực của BA cắt AB tại H, trung trực của BC cắt BC tại K và trung trực của AC cắt AC tại L. 3 đường trung trực này cắt nhau tại I.

  • A.

    IH = IK

  • B.

    IH = IL

  • C.

    IH +IK = IL

  • D.

    IK = IL

Câu 6 :

Cho tam giác ABC cân tại đỉnh A với ˆA=800. Trên hai cạnh AB, AC lần lượt lấy hai điểm D và E sao cho AD = AE. Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A.

    DE // BC

  • B.

    ˆB=500

  • C.

    ^ADE=500

  • D.

    Cả ba phát biểu trên đều sai

Câu 7 :

Cho tam giác ABC có ˆA=60. Vẽ ra phía ngoài của tam giác hai tam giác đều AMB và ANC.

Khẳng định đúng là:

  • A.

    BN = CM

  • B.

    BM = CN

  • C.

    ^MAN=120

  • D.

    ΔMBN=ΔNCM

Câu 8 :

Cho tam giác ABC vuông tại A. Gọi M là trung điểm của BC. Chọn khẳng định đúng nhất

  • A.

    Tam giác AMB đều

  • B.

    AM = BM = CM

  • C.

    AM = BC

  • D.

    AB + AC = BC

Câu 9 :

Cho d là đường trung trực của đoạn thẳng AB. Gọi O là trung điểm của AB. Trên d lấy 2 điểm M, N sao cho OM = ON. Tứ giác AMBN là hình gì? Chọn câu trả lời đúng nhất.

  • A.

    Hình chữ nhật

  • B.

    Hình vuông

  • C.

    Hình thoi

  • D.

    Hình bình hành

Câu 10 :

Cho tam giác ABC vuông cân ở A. Trên đáy BC lấy hai điểm M, N sao cho BM = CN = AB. Tính ^MAN.

  • A.

    30

  • B.

    45

  • C.

    67,5

  • D.

    60

Câu 11 :

Chọn câu sai.

  • A.

    Tam giác đều có ba góc bằng nhau và bằng 60.

  • B.

    Tam giác đều có ba cạnh bằng nhau.

  • C.

    Tam giác cân là tam giác đều.

  • D.

    Tam giác đều là tam giác cân.

Câu 12 :

Hai góc nhọn của tam giác vuông cân  bằng nhau và bằng

  • A.

    30

  • B.

    45

  • C.

    60

  • D.

    90

Câu 13 :

Cho tam giác ABC  cân tại A.  Phát biểu nào trong các phát biểu sau là sai:

  • A.

    ˆB=ˆC

  • B.

    ˆC=1800ˆA2

  • C.

    ˆA=18002ˆC

  • D.

    ˆBˆC

Câu 14 :

Một tam giác cân có góc ở đỉnh bằng 640 thì số đo góc ở đáy là:

  • A.

    540

  • B.

    580

  • C.

    720

  • D.

    900

Câu 15 :

Một tam giác cân có góc ở đáy bằng 700 thì số đo góc ở đỉnh là:

  • A.

    540

  • B.

    630

  • C.

    700

  • D.

    400

Câu 16 :

Số tam giác cân trong hình vẽ dưới đây là:

  • A.

    2

  • B.

    1

  • C.

    3

  • D.

    4

Câu 17 :

Tính số đo x trên hình vẽ sau:

  • A.

    x=45.

  • B.

    x=40.

  • C.

    x=35.

  • D.

    x=70.

Câu 18 :

Cho tam giác ABC vuông cân ở A.  Trên đáy BC  lấy hai điểm M,N sao cho BM=CN=AB.

Câu 18.1

Tam giác AMN là tam giác gì?

  • A.

    cân

  • B.

    vuông cân

  • C.

    đều

  • D.

    vuông

Câu 18.2

Tính số đo góc ^MAN.

  • A.

    45

  • B.

    30

  • C.

    90

  • D.

    60

Câu 19 :

Cho tam giác ABC  cân tại đỉnh A với ˆA=800. Trên hai cạnh AB,AC lần lượt lấy hai điểm D  và E  sao cho AD=AE. Phát biểu nào sau đây là sai ?

  • A.

    DE//BC

  • B.

    ˆB=500

  • C.

    ^ADE=500

  • D.

    Cả ba phát biểu trên đều sai

Câu 20 :

Cho tam giác ABCˆA=90;AB=AC. Khi đó

  • A.

    ΔABC là tam giác vuông

  • B.

    ΔABC là tam giác cân

  • C.

    ΔABC là tam giác vuông cân

  • D.

    Cả A, B, C đều đúng.

Câu 21 :

Cho tam giác ABCM là trung điểm của BCAM=BC2. Số đo góc BAC

  • A.

    45

  • B.

    300

  • C.

    90

  • D.

    60

Câu 22 :

Tam giác ABCˆA=40;ˆBˆC=20. Trên tia đối của tia AC lấy điểm E sao cho AE=AB. Tính số đo góc CBE.

  • A.

    80

  • B.

    100

  • C.

    90

  • D.

    120

Câu 23 :

Cho tam giác ABCˆA=120. Trên tia phân giác của góc A lấy điểm D sao cho AD=AB+AC. Khi đó tam giác BCD là tam giác gì?

  • A.

    cân

  • B.

    đều

  • C.

    vuông

  • D.

    vuông cân

Câu 24 :

Cho tam giác ABC  có ˆA=60. Vẽ ra phía ngoài của tam giác hai tam giác đều AMB  và ANC.

  • A.

    Ba điểm M,A,N thẳng hàng.

  • B.

    BN=CM

  • C.

    Cả A, B đều sai

  • D.

    Cả A, B đều đúng

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Để hai tam giác cân bằng nhau thì phải cần điều kiện là:

  • A.

    Có các cặp cạnh đáy bằng nhau

  • B.

    Có hai cặp cạnh bên bằng nhau

  • C.

    Có một cặp góc ở đỉnh  và cặp cạnh đáy bằng nhau

  • D.

    Có một cặp góc ở đáy bằng nhau.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Áp dụng trường hợp bằng nhau của tam giác.

Lời giải chi tiết :

Để hai tam giác cân bằng nhau thì  phải cần điều kiện là: Có một cặp góc ở đỉnh và cặp cạnh đáy bằng nhau.

Khi đó hai tam giác cân bằng nhau theo trường hợp góc – cạnh – góc.

Câu 2 :

Cho tam giác ABC cân tại A. Phát biểu nào trong các phát biểu sau là sai:

  • A.

    ˆB=ˆC

  • B.

    ˆC=1800ˆA2

  • C.

    ˆA=18002ˆC

  • D.

    ˆBˆC

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng tính chất tổng ba góc của một tam giác bằng 180 độ và sử dụng tính chất tam giác cân có 2 góc ở đáy bằng nhau.

Lời giải chi tiết :

Do tam giác ABC cân nên ˆB=ˆC

Xét tam giác ABC ta có: ˆA+ˆB+ˆC=1800ˆB+ˆC=1800ˆAˆC=1800ˆA2 hay ˆA=18002ˆC

Câu 3 :

Một tam giác cân có góc ở đỉnh bằng 540 thì số đo góc ở đáy là:

  • A.

    540

  • B.

    630

  • C.

    720

  • D.

    900

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng tính chất tổng ba góc của một tam giác bằng 180 độ và sử dụng tính chất tam giác cân có 2 góc ở đáy bằng nhau.

Lời giải chi tiết :

Do tam giác ABC cân nên ˆB=ˆC

Xét tam giác ABC ta có: ˆA+ˆB+ˆC=1800ˆB+ˆC=1800ˆAˆC=1800ˆA2 =18005402=630

Câu 4 :

Phát biểu nào sau đây là đúng:

  • A.

    Góc ở đỉnh của một tam giác cân thì nhỏ hơn 900

  • B.

    Trong một tam giác bất kì góc lớn nhất là góc tù

  • C.

    Trong một tam giác vuông có thể có một góc tù

  • D.

    Góc ở đáy của một tam giác cân không thể là góc tù.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng tính chất tổng ba góc của một tam giác bằng 180 độ và sử dụng tính chất tam giác cân có 2 góc ở đáy bằng nhau.

Lời giải chi tiết :

Giả sử xét trong tam giác ABC cân tại A.

Xét tam giác ABC ta có: ˆA+ˆB+ˆC=1800ˆB+ˆC=1800ˆAˆC=1800ˆA2

180ˆA<180180ˆA2<1802=90

Vậy góc ở đáy của một tam giác cân không thể là góc tù.

Câu 5 :

Cho tam giác ABC cân tại B. Kẻ đường trung trực của BA cắt AB tại H, trung trực của BC cắt BC tại K và trung trực của AC cắt AC tại L. 3 đường trung trực này cắt nhau tại I.

  • A.

    IH = IK

  • B.

    IH = IL

  • C.

    IH +IK = IL

  • D.

    IK = IL

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất tam giác cân

Lời giải chi tiết :

Vì tam giác ABC cân tại B nên BA = BC

Mà H, K lần lượt là trung điểm của BA và BC nên BH = BK

Xét tam giác vuộng BHI và BKI có:

BI chung

BH = BK

BHI=ΔBKI ( cạnh huyền – cạnh góc vuông)

IH = IK (hai cạnh tương ứng).

Câu 6 :

Cho tam giác ABC cân tại đỉnh A với ˆA=800. Trên hai cạnh AB, AC lần lượt lấy hai điểm D và E sao cho AD = AE. Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A.

    DE // BC

  • B.

    ˆB=500

  • C.

    ^ADE=500

  • D.

    Cả ba phát biểu trên đều sai

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng tính chất tam giác cân, tính chất tổng các góc của một tam giác, dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song

Lời giải chi tiết :

Do tam giác ABC cân tại A nên ˆB=1800ˆA2=18008002=500

Ta thấy tam giác ADE cân do AD = AE

^ADE=1800ˆA2=18008002=500

Do đó ˆB=^ADE .

Mà hai góc này ở vị trí đồng vị nên ED // BC ( Dấu hiệu nhận biết 2 đường thẳng song song)

Vậy D là đáp án sai.

Câu 7 :

Cho tam giác ABC có ˆA=60. Vẽ ra phía ngoài của tam giác hai tam giác đều AMB và ANC.

Khẳng định đúng là:

  • A.

    BN = CM

  • B.

    BM = CN

  • C.

    ^MAN=120

  • D.

    ΔMBN=ΔNCM

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Để chứng minh ai cạnh bằng nhau ta sử dụng các trường hợp bằng nhau của tam giác để chứng minh hai tam giác bằng nhau từ đó suy ra hai cạnh tương ứng bằng nhau.

Lời giải chi tiết :

Ta có:

^MAC=^MAB+^BAC=600+600=1200^BAN=^CAN+^BAC=600+600=1200

^MAC=^BAN .

Xét hai tam giác ABN và AMC có:

AM = AB (do tam giác AMB đều)

^MAC=^BAN (cmt)

AN = AC (do tam giác ANC đều)

Do đó ΔABN=ΔAMC(c.g.c)

BN = CM (hai cạnh tương ứng).

Câu 8 :

Cho tam giác ABC vuông tại A. Gọi M là trung điểm của BC. Chọn khẳng định đúng nhất

  • A.

    Tam giác AMB đều

  • B.

    AM = BM = CM

  • C.

    AM = BC

  • D.

    AB + AC = BC

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng các trường hợp bằng nhau của tam giác, suy ra các cạnh tương ứng bằng nhau.

Lời giải chi tiết :

Trên tia đối của tia MA lấy điểm D sao cho MA = MD. Khi đó, 2. AM = AD

Xét tam giác ABM và DCM, có:

AM = DM

^AMB=^CMD ( đối đỉnh)

BM = CM ( gt)

ΔABM=ΔDCM ( c.g.c)

^ABC=^BCD (2 góc tương ứng); AB = CD ( 2 cạnh tương ứng)

Mà 2 góc ABC và BCD ở vị trí so le trong

AB // CD

Mà AB AC

CD  AC ( tính chất)

Xét tam giác vuông ABC và CDA có:

AC chung

^BAC=^DCA(=90)

AB = CD( cmt)

ΔABC=ΔCDA ( c.g.c)

AD = BC ( 2 cạnh tương ứng)

2. AM = BC

AM = MB = MC

Câu 9 :

Cho d là đường trung trực của đoạn thẳng AB. Gọi O là trung điểm của AB. Trên d lấy 2 điểm M, N sao cho OM = ON. Tứ giác AMBN là hình gì? Chọn câu trả lời đúng nhất.

  • A.

    Hình chữ nhật

  • B.

    Hình vuông

  • C.

    Hình thoi

  • D.

    Hình bình hành

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng tính chất đường trung trực của đoạn thẳng.

Áp dụng các trường hợp bằng nhau của tam giác suy ra các cạnh bằng nhau.

Lời giải chi tiết :

Vì M nằm trên đường trung trực của AB nên MA = MB ( tính chất)

Vì N nằm trên đường trung trực của AB nên NA = NB ( tính chất)

Xét tam giác AOM và AON có:

OM = ON

^AOM=^AON(=90)

AO chung

ΔAOM=ΔAON ( c.g.c)

AM = AN ( 2 cạnh tương ứng)

Mà MA = MB; NA = NB

MA = MB = NB = NA

Tứ giác AMBN là hình thoi ( Tứ giác có 4 cạnh bằng nhau)

Câu 10 :

Cho tam giác ABC vuông cân ở A. Trên đáy BC lấy hai điểm M, N sao cho BM = CN = AB. Tính ^MAN.

  • A.

    30

  • B.

    45

  • C.

    67,5

  • D.

    60

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất tổng các góc của tam giác và dựa vào tính chất tam giác cân, tính được ^ANM,^AMN suy ra số đo góc MAN

Lời giải chi tiết :

Do tam giác ABC vuông cân ở A nên ˆB=ˆC=450.

Xét tam giác AMB có: BM = BA (gt), nên tam giác AMB cân ở B.

Do đó ^AMB=1800ˆB2=18004502=67,5

Chứng minh tương tự ta được tam giác ANC cân ở C và ^ANC=67,5.

Xét tam giác AMN, ta có:

^MAN=1800(^AMN+^ANM)=18001350=450.

Vậy ^MAN=450

Câu 11 :

Chọn câu sai.

  • A.

    Tam giác đều có ba góc bằng nhau và bằng 60.

  • B.

    Tam giác đều có ba cạnh bằng nhau.

  • C.

    Tam giác cân là tam giác đều.

  • D.

    Tam giác đều là tam giác cân.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tam giác đều là tam giác có ba cạnh bằng nhau.

Trong tam giác đều, mỗi góc bằng 600.

Nên A, B đúng.

Tam giác đều cũng là tam giác cân nhưng tam giác cân chưa chắc là tam giác đều vì nó chỉ có hai cạnh bên bằng nhau.

Vậy C sai.

Câu 12 :

Hai góc nhọn của tam giác vuông cân  bằng nhau và bằng

  • A.

    30

  • B.

    45

  • C.

    60

  • D.

    90

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Mỗi góc nhọn của tam giác vuông cân bằng 450.

Câu 13 :

Cho tam giác ABC  cân tại A.  Phát biểu nào trong các phát biểu sau là sai:

  • A.

    ˆB=ˆC

  • B.

    ˆC=1800ˆA2

  • C.

    ˆA=18002ˆC

  • D.

    ˆBˆC

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+ Áp dụng tính chất của tam giác cân và tính chất tổng các góc của một tam giác

Lời giải chi tiết :

Do tam giác ABC cân nên ˆB=ˆC

Xét tam giác ABC ta có: ˆA+ˆB+ˆC=1800ˆB+ˆC=1800ˆAˆC=1800ˆA2 hay ˆA=18002ˆC

Câu 14 :

Một tam giác cân có góc ở đỉnh bằng 640 thì số đo góc ở đáy là:

  • A.

    540

  • B.

    580

  • C.

    720

  • D.

    900

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng tính chất tổng ba góc của một tam giác và sử dụng tính chất của tam giác cân.

Lời giải chi tiết :

Sử dụng cách tính số đo các góc trong tam giác ABC cân tại A.

Góc ở đỉnh ˆA=18002ˆC và góc ở đáy ˆC=1800ˆA2.

Áp dụng ta có  số đo góc ở đáy bằng: 18006402=580

Câu 15 :

Một tam giác cân có góc ở đáy bằng 700 thì số đo góc ở đỉnh là:

  • A.

    540

  • B.

    630

  • C.

    700

  • D.

    400

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng tính chất tổng ba góc của một tam giác và sử dụng tính chất của tam giác cân.

Lời giải chi tiết :

Tổng số đo hai góc ở đáy là 70o.2=140

Vì tổng ba góc của tam giác bằng 180 nên số đo góc ở đỉnh tam giác cân này là

180140=40.

Câu 16 :

Số tam giác cân trong hình vẽ dưới đây là:

  • A.

    2

  • B.

    1

  • C.

    3

  • D.

    4

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Từ hình vẽ ta có AB=AE;BC=DE

AB=AEΔABE cân tại A.

Suy ra ˆB=ˆE  (hai góc ở đáy)

Xét tam giác ABCAED có: AB=AE;ˆB=ˆE(cmt);BC=DE nên ΔABC=ΔAED(cgc)

Do đó AC=AD (hai cạnh tương ứng) suy ra ΔACD cân tại A.

Vậy có hai tam giác cân trên hình vẽ.

Câu 17 :

Tính số đo x trên hình vẽ sau:

  • A.

    x=45.

  • B.

    x=40.

  • C.

    x=35.

  • D.

    x=70.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng tính chất tổng ba góc của một tam giác, tính chất góc ngoài và sử dụng tính chất của tam giác cân.

Lời giải chi tiết :

Tam giác ABC cân tại A (vì AB=AC ) có ˆA=40 nên ˆB=^ACB=180402=70

^ACB là góc ngoài của tam giác ACD nên ^ACB=^CAD+^CDA

Lại có ΔCAD cân tại C^CAD=^CDA=x (tính chất)

Nên  ^ACB=^CAD+^CDA=2xx=^ACB2=702=35.

Vậy x=35.

Câu 18 :

Cho tam giác ABC vuông cân ở A.  Trên đáy BC  lấy hai điểm M,N sao cho BM=CN=AB.

Câu 18.1

Tam giác AMN là tam giác gì?

  • A.

    cân

  • B.

    vuông cân

  • C.

    đều

  • D.

    vuông

Đáp án: A

Phương pháp giải :

Để chứng minh tam giác AMN cân, ta chứng minh hai góc ở đáy bằng nhau ^AMN=^ANM.

Lời giải chi tiết :

Do tam giác ABC  vuông cân ở A  nên ˆB=ˆC=450.

Xét tam giác AMB  có: BM=BA(gt), nên tam giác AMB  cân ở B.

Do đó ^AMB=1800ˆB2=18004502=67030

Chứng minh tương tự ta được tam giác ANC  cân ở C^ANC=67030.

Xét tam giác AMN  có: ^AMN=^ANM=67030, do đó tam giác AMN cân ở A.

Câu 18.2

Tính số đo góc ^MAN.

  • A.

    45

  • B.

    30

  • C.

    90

  • D.

    60

Đáp án: A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất tổng các góc của tam giác và dựa vào tính chất tam giác cân.

Lời giải chi tiết :

Xét tam giác AMN, ta có:

^MAN=1800(^AMN+^ANM)=18001350=450.

Vậy ^MAN=450.

Câu 19 :

Cho tam giác ABC  cân tại đỉnh A với ˆA=800. Trên hai cạnh AB,AC lần lượt lấy hai điểm D  và E  sao cho AD=AE. Phát biểu nào sau đây là sai ?

  • A.

    DE//BC

  • B.

    ˆB=500

  • C.

    ^ADE=500

  • D.

    Cả ba phát biểu trên đều sai

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng tính chất tam giác cân, tính chất tổng các góc của một tam giác, dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.

Lời giải chi tiết :

Do tam giác ABC cân nên ˆB=1800ˆA2=18008002=500

Ta thấy tam giác ADE  cân do AD=AE.

^ADE=1800ˆA2=18008002=500

Do đó ˆB=^ADE . Mà hai góc này ở vị trí so le trong nên ED//BC.

Vậy D là đáp án sai.

Câu 20 :

Cho tam giác ABCˆA=90;AB=AC. Khi đó

  • A.

    ΔABC là tam giác vuông

  • B.

    ΔABC là tam giác cân

  • C.

    ΔABC là tam giác vuông cân

  • D.

    Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tam giác ABCˆA=90;AB=AC nên tam giác ABC vuông cân.

Tam giác vuông cân là tam giác vừa vuông vừa cân nên cả A, B, C đều đúng.

Câu 21 :

Cho tam giác ABCM là trung điểm của BCAM=BC2. Số đo góc BAC

  • A.

    45

  • B.

    300

  • C.

    90

  • D.

    60

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất tổng các góc của tam giác và dựa vào tính chất tam giác cân.

Lời giải chi tiết :

Từ giả thiết suy ra AM=BM=CM

Ta có ^BAC+ˆB+ˆC=180 (định lý tổng ba góc trong tam giác) (1)

Lại có ΔAMB cân tại M(doMA=MB) nên ˆB=^BAM (tính chất) (2)

Tương tự ΔAMC cân tại M(doMA=MC) nên ˆC=^MAC (tính chất) (3)

Từ (1); (2); (3) ta có ^BAC+^BAM+^CAM=180 ^BAC+^BAC=180 2.^BAC=180 ^BAC=90.

Câu 22 :

Tam giác ABCˆA=40;ˆBˆC=20. Trên tia đối của tia AC lấy điểm E sao cho AE=AB. Tính số đo góc CBE.

  • A.

    80

  • B.

    100

  • C.

    90

  • D.

    120

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất tổng các góc của tam giác và dựa vào tính chất tam giác cân.

Lời giải chi tiết :

Xét tam giác ABCˆA+ˆB+ˆC=180  (định lý tổng ba góc trong tam giác) và ˆA=40;ˆBˆC=20(gt)

Suy ra ˆB+ˆC=140 nên ˆB=140+202=80;ˆC=60

Xét tam giác AEB cân tại A (do AB=AE(gt)) nên ^AEB=^ABE  (tính chất) (1)

Lại có ^BAC là góc ngoài của tam giác AEB^BAC=^AEB+^ABE  (2)

Từ (1) và (2) suy ra ^ABE=^BAC2=20

Do đó ^CBE=^CBA+^ABE=80+20=100.

Câu 23 :

Cho tam giác ABCˆA=120. Trên tia phân giác của góc A lấy điểm D sao cho AD=AB+AC. Khi đó tam giác BCD là tam giác gì?

  • A.

    cân

  • B.

    đều

  • C.

    vuông

  • D.

    vuông cân

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất tổng các góc của tam giác và dựa vào tính chất tam giác cân.

Lời giải chi tiết :

Lấy EAD sao cho AE=ABAD=AB+AC nên AC=DE.

ΔABE cân có ^BAD=60 nên ΔABE là tam giác đều suy ra AE=EB.

Thấy ^BED=^EBA+^EAB=120  (góc ngoài tại đỉnh E của tam giác ABE )  nên ^BED=^BAC(=120)

Suy ra ΔEBD=ΔABC(c.g.c)^B1=^B2 (hai góc tương ứng bằng nhau) và BD=BC (hai cạnh tương ứng)

Lại có ^B1+^B3=60 nên ^B2+^B3=60.

ΔBCD cân tại B^CBD=60 nên nó là tam giác đều.

Câu 24 :

Cho tam giác ABC  có ˆA=60. Vẽ ra phía ngoài của tam giác hai tam giác đều AMB  và ANC.

  • A.

    Ba điểm M,A,N thẳng hàng.

  • B.

    BN=CM

  • C.

    Cả A, B đều sai

  • D.

    Cả A, B đều đúng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+ Ta sử dụng tính chất tam giác cân, tính chất tia phân giác của một góc, tính chất hai góc kề bù để chứng minh các cặp góc so le trong bằng nhau để chứng minh ba điểm M,A,N thẳng hàng.

+ Chứng minh cạnh bằng nhau ta sử dụng các trường hợp bằng nhau của tam giác để chứng minh hai tam giác bằng nhau từ đó suy ra hai cạnh tương ứng bằng nhau.

Lời giải chi tiết :

+  Các tam giác AMBANC  là các tam giác đều(gt) nên ^MAB=600,^NAC=600.

Ta có: ^MAB+^BAC+^CAN=600+600+600=1800.

Suy ra ba điểm M,A,N thẳng hàng.

+  Ta có:

^MAC=^MAB+^BAC=600+600=1200^BAN=^CAN+^BAC=600+600=1200

Do đó ^MAC=^BAN .

Xét hai tam giác ABN  và AMC  có:

+) AB=AM (do tam giác AMB đều)

+) ^BAN=^MAC (cmt)

+) AN=AC (do tam giác ANC đều)

Do đó ΔABN=ΔAMC(c.g.c)

Suy ra BN=CM (hai cạnh tương ứng).

Vậy cả A, B đều đúng.


Cùng chủ đề:

Trắc nghiệm toán 7 bài 11 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm toán 7 bài 12 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm toán 7 bài 13 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm toán 7 bài 14 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm toán 7 bài 15 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm toán 7 bài 16 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm toán 7 bài 17 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm toán 7 bài 19 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm toán 7 bài 20 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm toán 7 bài 21 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm toán 7 bài 22 kết nối tri thức có đáp án