Trắc nghiệm Bài 15: Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông Toán 7 Kết nối tri thức
Đề bài
Cho tam giác ABC và tam giác KHI có: ˆA=ˆK=90∘;AB=KH;BC=HI . Phát biểu nào trong các phát biểu sau là đúng:
-
A.
ΔABC=ΔKHI
-
B.
ΔABC=ΔHKI
-
C.
ΔBAC=ΔKIH
-
D.
ΔACB=ΔKHI
Cho tam giác DEF và tam giác HKG có ˆD=ˆH=90∘, ˆE=ˆK, DE = HK.Biết ˆF=800. Số đo góc G là:
-
A.
700
-
B.
800
-
C.
900
-
D.
1000
Tam giác ABC có M là trung điểm của BC và AM là tia phân giác của góc A. Kẻ MH vuông góc với AB (H thuộc AB) và MK vuông góc với AC (K thuộc AC). Khẳng định nào sau đây không đúng:
-
A.
MH = MK
-
B.
AK = AH
-
C.
AC = BC
-
D.
^ABC=^ACB
Cho góc nhọn xBy. Kẻ tia phân giác Bm của góc xBy. Trên tia Bm lấy điểm M bất kì. Kẻ MH vuông góc với Bx, MK vuông góc với By (H ∈ Bx, K ∈ By). Khẳng định sai là:
-
A.
MK = MH
-
B.
BH = BK
-
C.
MB là tia phân giác của góc HMK
-
D.
ΔBMH=ΔBKM
Cho tam giác ABC vuông tại A (AB>AC). Tia phân giác của góc B cắt AC ở D. Kẻ DH vuông góc với BC. Trên tia AC lấy E sao cho AE=AB. Đường thẳng vuông góc với AE tại E cắt tia DH tại K. Chọn câu đúng.
-
A.
BH=BD
-
B.
BH>BA
-
C.
BH<BA
-
D.
BH=BA
Cho tam giác ABC có ˆB=40∘;ˆC=70∘. Kẻ BD vuông góc với AC. Biết AD = 4 cm, tính độ dài cạnh AC.
-
A.
4 cm
-
B.
8 cm
-
C.
12 cm
-
D.
6 cm
Cho tam giácABCvà tam giác NPM có BC=PM;ˆB=ˆP=90∘. Cần thêm một điều kiện gì để tam giác ABCvà tam giác NPMbằng nhau theo trường hợp cạnh huyền-cạnh góc vuông ?
-
A.
BA=PM
-
B.
BA=PN
-
C.
CA=MN
-
D.
ˆA=ˆN
Cho tam giác ABC vuông cân tại A. Một đường thẳng d bất kì luôn đi qua A. Kẻ BH và CK vuông góc với đường thẳng d. Khẳng định đúng là:
-
A.
BH = CK
-
B.
^ABC=^CAH
-
C.
^ABH=^ACB
-
D.
AK = BH
Cho tam giác ABC. Từ A vẽ một cung tròn có bán kính bằng BC và từ C vẽ một cung tròn có bán kính bằng AB, hai cung tròn này cắt nhau tại D (D nằm khác phía của B đối với AC). Kẻ AH vuông góc với BC (H thuộc BC) và CK vuông góc với AD (K thuộc AD). Chọn câu sai
-
A.
AH = CK
-
B.
AD // BC
-
C.
AC = BD
-
D.
ΔABC = ΔCDA
Cho tam giác ABC có AB < AC. Cho M là trung điểm của cạnh BC. Tia phân giác của góc A cắt đường thẳng qua M, vuông góc với BC tại điểm I. Qua I kẻ IH vuông góc với AB, IK vuông góc với AC ( H ∈ đường thẳng AB, K ∈ đường thẳng AC). Phát biểu nào sau đây sai:
-
A.
IH = IK
-
B.
AK=AB+AC2
-
C.
MI=HI+KI4
-
D.
BH = CK
Cho tam giác ABC và tam giác NPM có BC=PM;ˆB=ˆP=90∘. Cần thêm một điều kiện gì để tam giác ABC và tam giác NPM bằng nhau theo trường hợp cạnh huyền-cạnh góc vuông ?
-
A.
BA=PM
-
B.
BA=PN
-
C.
CA=MN
-
D.
ˆA=ˆN
Cho tam giác ABC và tam giác MNP có ˆA=ˆM=900,ˆC=ˆP. Cần thêm một điều kiện gì để tam giác ABC và tam giác MNP bằng nhau theo trường hợp cạnh góc vuông – góc nhọn kề:
-
A.
AC=MP
-
B.
AB=MN
-
C.
BC=NP
-
D.
AC=MN
Cho tam gác ABC và tam giác DEF có ˆB=ˆE=900,AC=DF,ˆA=ˆF. Phát biểu nào trong các phát biểu sau đây là đúng
-
A.
ΔABC=ΔFED
-
B.
ΔABC=ΔFDE
-
C.
ΔBAC=ΔFED
-
D.
ΔABC=ΔDEF
Cho tam giác ABC và tam giác KHI có: ˆA=ˆK=90∘;AB=KH;BC=HI . Phát biểu nào trong các phát biểu sau là đúng:
-
A.
ΔABC=ΔKHI
-
B.
ΔABC=ΔHKI
-
C.
ΔBAC=ΔKIH
-
D.
ΔACB=ΔKHI
Cho tam giác ABC và tam giác DEF có AB=DE , ˆB=ˆE , ˆA=ˆD=90∘. Biết AC=9cm. Độ dài DF là:
-
A.
10cm
-
B.
5cm
-
C.
9cm
-
D.
7cm
Cho tam giác DEF và tam giác HKI có ˆD=ˆH=90∘, ˆE=ˆK, DE=HK. Biết ˆF=800. Số đo góc I là:
-
A.
700
-
B.
800
-
C.
900
-
D.
1000
Cho hình vẽ sau. Chọn câu đúng.

-
A.
ΔHAB=ΔAKC
-
B.
ΔABH=ΔAKC
-
C.
ΔAHB=ΔACK
-
D.
ΔAHB=ΔAKC
Cho tam giác ABC có M là trung điểm của BC và AM là tia phân giác của góc A. Khi đó, tam giác ABC là tam giác gì?
-
A.
ΔBAC cân tại B.
-
B.
ΔBAC cân tại C.
-
C.
ΔBAC đều.
-
D.
ΔBAC cân tại A.
Cho tam giác ABC vuông cân tại A. Một đường thẳng d bất kì luôn đi qua A. Kẻ BH và CK vuông góc với đường thẳng d. Khi đó tổng BH2+CK2 bằng
-
A.
AC2+BC2
-
B.
AH2
-
C.
AC2
-
D.
BC2
Cho tam giác ABC vuông tại A(AB>AC). Tia phân giác của góc B cắt AC ở D. Kẻ DH vuông góc với BC. Trên tia AC lấy E sao cho AE=AB. Đường thẳng vuông góc với AE tại E cắt tia DH tại K.
Chọn câu đúng.
-
A.
BH=BD
-
B.
BH>BA
-
C.
BH<BA
-
D.
BH=BA
Tính số đo góc DBK.
-
A.
45∘
-
B.
30∘
-
C.
60∘
-
D.
40∘
Cho tam giác ABC cân tại A. Trên tia đối của tia BC lấy điểm M, trên tia đối của tia CB lấy điểm N sao cho MB=NC. Kẻ BE⊥AM(E∈AM);CF⊥AN(F∈AN).
Tam giác AMN là tam giác gì?
-
A.
Vuông cân
-
B.
Cân
-
C.
Đều
-
D.
Vuông
So sánh BE và CF.
-
A.
BE=13CF
-
B.
BE=12CF
-
C.
BE=CF
-
D.
BE=2CF
Chọn câu đúng.
-
A.
ΔBME=ΔCNF
-
B.
ΔBME=ΔCFN
-
C.
ΔBEM=ΔCNF
-
D.
ΔMEB=ΔCFN
Lời giải và đáp án
Cho tam giác ABC và tam giác KHI có: ˆA=ˆK=90∘;AB=KH;BC=HI . Phát biểu nào trong các phát biểu sau là đúng:
-
A.
ΔABC=ΔKHI
-
B.
ΔABC=ΔHKI
-
C.
ΔBAC=ΔKIH
-
D.
ΔACB=ΔKHI
Đáp án : A
Sử dụng trường hợp bằng nhau cạnh huyền – cạnh góc vuông của tam giác vuông
Xét tam giác ABC và tam giác KHI có:
ˆA=ˆK=90∘AB=KH(gt)BC=HI(gt)
⇒ΔABC=ΔKHI (cạnh huyền - cạnh góc vuông)
Cho tam giác DEF và tam giác HKG có ˆD=ˆH=90∘, ˆE=ˆK, DE = HK.Biết ˆF=800. Số đo góc G là:
-
A.
700
-
B.
800
-
C.
900
-
D.
1000
Đáp án : B
Sử dụng trường hợp bằng nhau cạnh góc vuông-góc nhọn của tam giác vuông để suy ra hai góc tương ứng bằng nhau, từ đó tính được số đo góc nhọn.
Xét tam giác DEF và tam giác HKG có
ˆD=ˆH=900ˆE=ˆK(gt)DE=HK(gt)
⇒ΔDEF=ΔHKG (g.c.g).
⇒ˆF=ˆG=80∘ ( hai góc tương ứng)
Tam giác ABC có M là trung điểm của BC và AM là tia phân giác của góc A. Kẻ MH vuông góc với AB (H thuộc AB) và MK vuông góc với AC (K thuộc AC). Khẳng định nào sau đây không đúng:
-
A.
MH = MK
-
B.
AK = AH
-
C.
AC = BC
-
D.
^ABC=^ACB
Đáp án : C
Từ các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông suy ra cặp cạnh tương ứng bằng nhau
Xét ΔAHM và ΔAKM có:
ˆH=ˆK=90∘(gt)
AM chung
^HAM=^KAM (vì AM là tia phân giác góc A)
Suy ra ΔAHM=ΔAKM (cạnh huyền – góc nhọn),
Do đó MH=MK;AH=AK (các cặp cạnh tương ứng) nên khẳng định A, B đúng
Xét ΔBHM và ΔCKM có:
ˆH=ˆK=90∘(gt)HM=KM(cmt)
BM=MC (M là trung điểm của BC)
Suy ra ΔBHM=ΔCKM (cạnh huyền - cạnh góc vuông)
Do đó ˆB=ˆC ( hai góc tương ứng) nên khẳng định D đúng
Cho góc nhọn xBy. Kẻ tia phân giác Bm của góc xBy. Trên tia Bm lấy điểm M bất kì. Kẻ MH vuông góc với Bx, MK vuông góc với By (H ∈ Bx, K ∈ By). Khẳng định sai là:
-
A.
MK = MH
-
B.
BH = BK
-
C.
MB là tia phân giác của góc HMK
-
D.
ΔBMH=ΔBKM
Đáp án : D
Sử dụng các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông, suy ra các cặp cạnh, cặp góc tương ứng bằng nhau.
Vì Bm là tia phân giác của góc xBy nên ^HBM=^KBM
Xét tam giác vuông HBM và KBM, có:
BM chung
^HBM=^KBM
⇒ΔHBM=ΔKBM ( cạnh huyền – góc nhọn)
⇒HB = KB; MH = MK ( 2 cạnh tương ứng) nên khẳng định A,B đúng
^BMH=^BMK( 2 góc tương ứng), mà tia MB nằm giữa MH và MK nên MA là tia phân giác của góc HMK nên khẳng định C đúng
Cho tam giác ABC vuông tại A (AB>AC). Tia phân giác của góc B cắt AC ở D. Kẻ DH vuông góc với BC. Trên tia AC lấy E sao cho AE=AB. Đường thẳng vuông góc với AE tại E cắt tia DH tại K. Chọn câu đúng.
-
A.
BH=BD
-
B.
BH>BA
-
C.
BH<BA
-
D.
BH=BA
Đáp án : D
Chứng minh hai tam giác bằng nhau suy ra các cạnh tương ứng bằng nhau
Xét tam giác vuông BAD và BHD có
AD chung
^ABD=^HBD (tính chất tia phân giác)
Nên ΔABD=ΔHBD(ch−gn) ⇒BA=BH (hai cạnh tương ứng).
Cho tam giác ABC có ˆB=40∘;ˆC=70∘. Kẻ BD vuông góc với AC. Biết AD = 4 cm, tính độ dài cạnh AC.
-
A.
4 cm
-
B.
8 cm
-
C.
12 cm
-
D.
6 cm
Đáp án : B
Áp dụng định lí tổng ba góc trong tam giác, suy ra các góc bằng nhau.
Áp dụng trường hợp bằng nhau của tam giác vuông, suy ra các cạnh tương ứng bằng nhau
Xét tam giác ABC, có ˆA+^ABC+ˆC=180∘ ( tổng 3 góc trong tam giác bằng 180 độ)
⇒ˆA+40∘+70∘=180∘⇒ˆA=70∘⇒ˆA=ˆC
Trong ΔABD vuông tại D, có ˆA+^ABD=90∘
Trong ΔCBD vuông tại D, có: ˆC+^CBD=90∘
⇒^ABD=^CBD
Xét ΔABD và ΔCBD , ta có:
^ADB=^CDB(=90∘)
BD chung
^ABD=^CBD
⇒ΔABD = ΔCBD ( g.c.g)
⇒ AD = CD ( 2 cạnh tương ứng)
Mà AD = 4cm
⇒CD = 4 cm
Ta có:
AC = AD + CD = 4 + 4 = 8 ( cm)
Cho tam giácABCvà tam giác NPM có BC=PM;ˆB=ˆP=90∘. Cần thêm một điều kiện gì để tam giác ABCvà tam giác NPMbằng nhau theo trường hợp cạnh huyền-cạnh góc vuông ?
-
A.
BA=PM
-
B.
BA=PN
-
C.
CA=MN
-
D.
ˆA=ˆN
Đáp án : C
Áp dụng trường hợp bằng nhau của tam giác vuông: cạnh huyền-cạnh góc vuông
Ta có tam giácABCvà tam giác NPM có BC=PM;ˆB=ˆP=90∘ mà BC, PM là hai cạnh góc vuông của hai tam giác ABC và NPM nên để hai tam giác bằng nhau theo trường hợp cạnh huyền-cạnh góc vuông thì ta cần thêm hai cạnh huyền bằng nhau là CA=MN.
Cho tam giác ABC vuông cân tại A. Một đường thẳng d bất kì luôn đi qua A. Kẻ BH và CK vuông góc với đường thẳng d. Khẳng định đúng là:
-
A.
BH = CK
-
B.
^ABC=^CAH
-
C.
^ABH=^ACB
-
D.
AK = BH
Đáp án : D
Chứng minh hai tam giác bằng nhau ΔABH=ΔCAK suy ra các cạnh tương ứng bằng nhau
Vì ΔABC vuông cân tại A nên AB=AC (tính chất)
Lại có ^ABH+^BAH=90∘ (vì ΔABH vuông tại H ) và ^CAH+^BAH=90∘
Nên ^ABH=^CAK (cùng phụ với ^BAH )
⇒ΔABH=ΔCAK (cạnh huyền-góc nhọn) nên BH=AK.( 2 cạnh tương ứng)
Cho tam giác ABC. Từ A vẽ một cung tròn có bán kính bằng BC và từ C vẽ một cung tròn có bán kính bằng AB, hai cung tròn này cắt nhau tại D (D nằm khác phía của B đối với AC). Kẻ AH vuông góc với BC (H thuộc BC) và CK vuông góc với AD (K thuộc AD). Chọn câu sai
-
A.
AH = CK
-
B.
AD // BC
-
C.
AC = BD
-
D.
ΔABC = ΔCDA
Đáp án : C
+) Từ các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông suy ra cặp cạnh tương ứng bằng nhau, các cặp góc tương ứng bằng nhau,
+) Sử dụng hai góc bằng nhau ở vị trí so le trong ta chứng minh được hai đường thẳng song song
Xét ΔABC và ΔCDA có:
ACchungAB=CD(cmt)BC=DA(cmt)⇒ΔABC=ΔCDA(c−c−c)
⇒^ACB=^CAD (hai góc tương ứng)
Mà 2 góc này ở vị trí so le trong nên AD // BC.
Ta có: ^ACB=^CAD(cmt)⇒^ACH=^CAK
Xét ΔAHC và ΔCKA có:
ACchungˆH=ˆK=90∘(gt)^ACH=^CAK(cmt)
⇒ΔAHC=ΔCKA (cạnh huyền - góc nhọn)
⇒AH=CK ( hai cạnh tương ứng).
Do đó, A,B,D là các khẳng định đúng
Cho tam giác ABC có AB < AC. Cho M là trung điểm của cạnh BC. Tia phân giác của góc A cắt đường thẳng qua M, vuông góc với BC tại điểm I. Qua I kẻ IH vuông góc với AB, IK vuông góc với AC ( H ∈ đường thẳng AB, K ∈ đường thẳng AC). Phát biểu nào sau đây sai:
-
A.
IH = IK
-
B.
AK=AB+AC2
-
C.
MI=HI+KI4
-
D.
BH = CK
Đáp án : C
Từ các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông suy ra cặp cạnh tương ứng bằng nhau
Cộng, trừ đoạn thẳng suy ra các đẳng thức
Xét tam giác vuông AIH và AIK có:
AI chung
^HAI=^KAI ( do AI là tia phân giác của góc BAC)
⇒ΔAIH=ΔAIK ( cạnh huyền – góc nhọn)
⇒ AH = AK ; IH = IK ( các cạnh tương ứng) nên A đúng
Xét tam giác vuông MBI và MCI có:
MB = MC ( do M là trung điểm của BC)
^BMI=^CMI(=90∘)
MI chung
⇒ΔMBI=ΔMCI ( c.g.c)
⇒ BI = CI ( 2 cạnh tương ứng)
Xét tam giác vuông HBI và KCI có:
BI = CI ( cmt)
HI = KI ( cmt)
⇒ΔHBI=ΔKCI ( cạnh huyền – cạnh góc vuông)
⇒ HB = KC ( 2 cạnh tương ứng) nên D đúng
Ta có:
AB + AC = (AH – HB) + (AK + KC) = AK – KC + AK + KC = 2.AK ( vì AH = AK, HB = KC)
⇒AK=AB+AC2 nên B đúng
Cho tam giác ABC và tam giác NPM có BC=PM;ˆB=ˆP=90∘. Cần thêm một điều kiện gì để tam giác ABC và tam giác NPM bằng nhau theo trường hợp cạnh huyền-cạnh góc vuông ?
-
A.
BA=PM
-
B.
BA=PN
-
C.
CA=MN
-
D.
ˆA=ˆN
Đáp án : C
Ta có tam giác ABC và tam giác NPM có BC=PM;ˆB=ˆP=90∘ mà BC;PM là hai cạnh góc vuông của hai tam giác ABC và NPM nên để hai tam giác bằng nhau theo trường hợp cạnh huyền-cạnh góc vuông thì ta cần thêm hai cạnh huyền bằng nhau là CA=MN.
Cho tam giác ABC và tam giác MNP có ˆA=ˆM=900,ˆC=ˆP. Cần thêm một điều kiện gì để tam giác ABC và tam giác MNP bằng nhau theo trường hợp cạnh góc vuông – góc nhọn kề:
-
A.
AC=MP
-
B.
AB=MN
-
C.
BC=NP
-
D.
AC=MN
Đáp án : A
Ta có: ˆC=ˆP, mà góc C và góc P là hai góc nhọn kề của hai tam giác ABC và MNP
Do đó: để tam giác vuông ABC và tam giác vuông MNP bằng nhau theo trường hợp cạnh góc vuông – góc nhọn kề thì cần cặp cạnh góc vuông kề với hai góc nhọn ˆC và ˆP của hai tam giác này bằng nhau, tức là bổ sung thêm điều kiện AC=MP.
Cho tam gác ABC và tam giác DEF có ˆB=ˆE=900,AC=DF,ˆA=ˆF. Phát biểu nào trong các phát biểu sau đây là đúng
-
A.
ΔABC=ΔFED
-
B.
ΔABC=ΔFDE
-
C.
ΔBAC=ΔFED
-
D.
ΔABC=ΔDEF
Đáp án : A
Xét tam giác ABC và tam giác FED có:
+ ˆB=ˆE=900.
+ AC=DF(gt)
+ ˆA=ˆF(gt)
⇒ΔABC=ΔFED (cạnh huyền - góc nhọn)
Cho tam giác ABC và tam giác KHI có: ˆA=ˆK=90∘;AB=KH;BC=HI . Phát biểu nào trong các phát biểu sau là đúng:
-
A.
ΔABC=ΔKHI
-
B.
ΔABC=ΔHKI
-
C.
ΔBAC=ΔKIH
-
D.
ΔACB=ΔKHI
Đáp án : A
Xét tam giác ABC và tam giác KHI có:
ˆA=ˆK=90∘AB=KH(gt)BC=HI(gt)
⇒ΔABC=ΔKHI (cạnh huyền - cạnh góc vuông)
Cho tam giác ABC và tam giác DEF có AB=DE , ˆB=ˆE , ˆA=ˆD=90∘. Biết AC=9cm. Độ dài DF là:
-
A.
10cm
-
B.
5cm
-
C.
9cm
-
D.
7cm
Đáp án : C
Sử dụng trường hợp bằng nhau cạnh góc vuông-góc nhọn của tam giác vuông để suy ra hai cạnh tương ứng bằng nhau, từ đó tính được độ dài cạnh
Xét tam giác ABC và tam giác DEF có
AB=DE(gt);ˆB=ˆE(gt);ˆA=ˆD=900.
⇒ΔABC=ΔDEF( cạnh góc vuông - góc nhọn) .
⇒DF=AC=9cm (hai cạnh tương ứng bằng nhau)
Cho tam giác DEF và tam giác HKI có ˆD=ˆH=90∘, ˆE=ˆK, DE=HK. Biết ˆF=800. Số đo góc I là:
-
A.
700
-
B.
800
-
C.
900
-
D.
1000
Đáp án : B
Sử dụng trường hợp bằng nhau cạnh góc vuông-góc nhọn của tam giác vuông để suy ra hai góc tương ứng bằng nhau, từ đó tính được số đo góc nhọn.
Xét tam giác DEF và tam giác HKI có
ˆD=ˆH=900;ˆE=ˆK(gt);DE=HK(gt)
⇒ΔDEF=ΔHKI (cạnh góc vuông - góc nhọn).
⇒ˆF=ˆI=80∘ ( hai góc tương ứng)
Cho hình vẽ sau. Chọn câu đúng.

-
A.
ΔHAB=ΔAKC
-
B.
ΔABH=ΔAKC
-
C.
ΔAHB=ΔACK
-
D.
ΔAHB=ΔAKC
Đáp án : D
+ Chứng minh hai tam giác BAD và CAE bằng nhau theo trường hợp cạnh- cạnh- cạnh để suy ra ^DAB=^CAE
+ Từ đó chứng minh hai tam giác vuông AHB và AKC bằng nhau theo trường hợp cạnh huyền-góc nhọn.
Vì tam giác ABC cân tại A (do AB=AC ) nên ^ABC=^ACB (tính chất) (1)
Lại có ^ABC+^ABD=180∘ và ^ACB+^ACE=180∘ (hai góc kề bù)
Suy ra ^ABD=180∘−^ABC ; ^ACE=180∘−^ACB (2)
Từ (1) và (2) suy ra ^ABD=^ACE
Xét tam giác ABD và tam giác ACE có
AB=AC;^ABD=^ACE(cmt);BD=CE
Suy ra ΔABD=ΔACE(c−g−c) ⇒^DAB=^CAE (hai góc tương ứng)
Xét tam giác AHB và AKC có
+ ˆH=ˆK=90∘
+ AB=AC
+ ^DAB=^CAE(cmt)
Suy ra ΔAHB=ΔAKC(ch−gn)
Cho tam giác ABC có M là trung điểm của BC và AM là tia phân giác của góc A. Khi đó, tam giác ABC là tam giác gì?
-
A.
ΔBAC cân tại B.
-
B.
ΔBAC cân tại C.
-
C.
ΔBAC đều.
-
D.
ΔBAC cân tại A.
Đáp án : D
Ta sử dụng tính chất: Nếu một tam giác có đường trung tuyến trùng với đường phân giác thì tam giác đó là tam giác cân.

Tam giác ABC có AM vừa là đường trung tuyến vừa là đường phân giác nên ΔBAC cân tại A.
Cho tam giác ABC vuông cân tại A. Một đường thẳng d bất kì luôn đi qua A. Kẻ BH và CK vuông góc với đường thẳng d. Khi đó tổng BH2+CK2 bằng
-
A.
AC2+BC2
-
B.
AH2
-
C.
AC2
-
D.
BC2
Đáp án : C
+ Chứng minh hai tam giác bằng nhau ΔABH=ΔCAK suy ra các cạnh tương ứng bằng nhau
+ Sử dụng định lý Py-ta-go

Vì ΔABC vuông cân tại A nên AB=AC (tính chất)
Lại có ^ABH+^BAH=90∘ (vì ΔABH vuông tại H ) và ^CAH+^BAH=90∘
Nên ^ABH=^CAK (cùng phụ với ^BAH )
⇒ΔABH=ΔCAK (cạnh huyền-góc nhọn) suy ra BH=AK.
Do đó BH2+CK2=AK2+CK2(1)
Xét tam giác ACK, theo định lý Pytago: AK2+CK2=AC2(2)
Từ (1) và (2) suy ra BH2+CK2=AC2.
Cho tam giác ABC vuông tại A(AB>AC). Tia phân giác của góc B cắt AC ở D. Kẻ DH vuông góc với BC. Trên tia AC lấy E sao cho AE=AB. Đường thẳng vuông góc với AE tại E cắt tia DH tại K.
Chọn câu đúng.
-
A.
BH=BD
-
B.
BH>BA
-
C.
BH<BA
-
D.
BH=BA
Đáp án: D
Chứng minh hai tam giác bằng nhau suy ra các cạnh tương ứng bằng nhau

Xét hai tam giác vuông BAD và BHD có ˆA=ˆH=90∘;^ABD=^HBD (vì BD là tia phân giác góc B) và cạnh BD chung
⇒ΔABD=ΔHBD(ch−gn) ⇒BA=BH (hai cạnh tương ứng).
Tính số đo góc DBK.
-
A.
45∘
-
B.
30∘
-
C.
60∘
-
D.
40∘
Đáp án: A
+ Qua B kẻ đường thẳng vuông góc với EK cắt EK tại F
+ Suy ra ^ABF=90∘ và AB=BF
+Chứng minh ^KBH=^FBK (dựa vào hai tam giác bằng nhau)
+ Lập luận để suy ra số đo góc DBK.

+ Qua B kẻ đường thẳng vuông góc với EK cắt EK tại F
Khi đó ta có ABFE là hình vuông nên ^ABF=90∘ và AB=BF
Lại có AB=BH (ý trước) nên BH=BF
Xét hai tam giác vuông BHK và BFK có BH=BF(cmt);BK cạnh chung
Nên ΔBHK=ΔBFK(ch−cgv)⇒^FBK=^HBK
Lại có ^ABD=^DBH (do BD là phân giác góc ^ABC )
Nên ^DBH+^HBK=^ABD+^KBF=^DBH+^HBK+^ABD+^KBF2^ABF2=90∘2=45∘
Mà Vậy ^DBK=^DBH+^HBK=45∘.
Cho tam giác ABC cân tại A. Trên tia đối của tia BC lấy điểm M, trên tia đối của tia CB lấy điểm N sao cho MB=NC. Kẻ BE⊥AM(E∈AM);CF⊥AN(F∈AN).
Tam giác AMN là tam giác gì?
-
A.
Vuông cân
-
B.
Cân
-
C.
Đều
-
D.
Vuông
Đáp án: B
- Sử dụng trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác để chứng minh ΔABM=ΔACN, từ đó suy ra hai cạnh tương ứng bằng nhau để suy ra điều phải chứng minh.

ΔABC cân tại A nên AB=AC,^ABC=^ACB (1)
Mặt khác: ^ABM+^ABC=180o (kề bù) (2)
^ACN+^ACB=180o (kề bù) (3)
Từ (1), (2) và (3) suy ra ^ABM=^ACN.
Xét ΔABM và ΔACN có:
AB=AC(cmt)
^ABM=^ACN(cmt)
BM=CN(gt)
⇒ΔABM=ΔACN(c.g.c)
⇒AM=AN (hai cạnh tương ứng).
⇒ΔAMN cân tại A.
So sánh BE và CF.
-
A.
BE=13CF
-
B.
BE=12CF
-
C.
BE=CF
-
D.
BE=2CF
Đáp án: C
- Chứng minh ΔABE=ΔACF (cạnh huyền – góc nhọn) từ đó suy ra hai cạnh tương ứng bằng nhau.

Sử dụng kết quả câu trước ta có ΔABM=ΔACN suy ra ^A1=^A2 (hai góc tương ứng).
Xét hai tam giác vuông ABE và ACF có:
^AEB=^AFC=90o
AB=AC (vì ΔABC cân tại A)
^A1=^A2(cmt)
⇒ΔABE=ΔACF (cạnh huyền – góc nhọn)
⇒BE=CF (hai cạnh tương ứng).
Chọn câu đúng.
-
A.
ΔBME=ΔCNF
-
B.
ΔBME=ΔCFN
-
C.
ΔBEM=ΔCNF
-
D.
ΔMEB=ΔCFN
Đáp án: A
- Sử dụng kết quả câu trước ΔABE=ΔACF nên BE=CF (hai cạnh tương ứng). Từ đó chứng minh ΔBME=ΔCNF (cạnh huyền – cạnh góc vuông).

Sử dụng kết quả câu trước ΔABE=ΔACF nên BE=CF (hai cạnh tương ứng).
Xét hai tam giác vuông BME và CNF có:
^BEM=^CFN=90o
BE=CF(cmt)
MB=NC(gt)
⇒ΔBME=ΔCNF (cạnh huyền – cạnh góc vuông).