Trắc nghiệm toán 7 bài 25 kết nối tri thức có đáp án — Không quảng cáo

Bài tập trắc nghiệm Toán 7 - Kết nối tri thức có đáp án Bài tập trắc nghiệm Chương 7: Biểu thức đại số và đa th


Trắc nghiệm Bài 25: Đa thức một biến Toán 7 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 :

Bậc của đơn thức: (-2x 2 ).5x 3 là:

  • A.

    -10

  • B.

    10

  • C.

    5

  • D.

    -5

Câu 2 :

Đa thức nào dưới đây là đa thức một biến?

  • A.

    \({x^2} + y + 1\)

  • B.

    \({x^3} - 2{x^2} + 3\)

  • C.

    \(xy + {x^2} - 3\)

  • D.

    \(xyz - yz + 3\)

Câu 3 :

Với \(a,b,c\) là các hằng số, hệ số tự do của đa thức \({x^2} + \left( {a + b} \right)x - 5a + 3b + 2\) là:

  • A.

    \(5a + 3b + 2\)

  • B.

    \( - 5a + 3b + 2\)

  • C.

    \(2\)

  • D.

    \(3b + 2\)

Câu 4 :

Hệ số cao nhất của đa thức \(5{x^6} + 6{x^5} + {x^4} - 3{x^2} + 7\) là:

  • A.

    \(6\)

  • B.

    \(7\)

  • C.

    \(4\)

  • D.

    \(5\)

Câu 5 :

Bậc của đa thức \(8{x^8} - {x^2} + {x^9} + {x^5} - 12{x^3} + 10\) là

  • A.

    \(10\)

  • B.

    \(8\)

  • C.

    \(9\)

  • D.

    \(7\)

Câu 6 :

Sắp xếp đa thức \(6{x^3} + 5{x^4} - 8{x^6} - 3{x^2} + 4\) theo lũy thừa giảm dần của biến ta được:

  • A.

    \( - 8{x^6} + 5{x^4} + 6{x^3} - 3{x^2} + 4\)

  • B.

    \( - 8{x^6} - 5{x^4} + 6{x^3} - 3{x^2} + 4\)

  • C.

    \(8{x^6} + 5{x^4} + 6{x^3} - 3{x^2} + 4\)

  • D.

    \(8{x^6} + 5{x^4} + 6{x^3} + 3{x^2} + 4\)

Câu 7 :

Cho đa thức \(A = {x^4} - 4{x^3} + x - 3{x^2} + 1.\) Tính giá trị của \(A\) tại \(x =  - 2.\)

  • A.

    \(A =  - 35\)

  • B.

    \(A = 53\)

  • C.

    \(A = 33\)

  • D.

    \(A = 35\)

Câu 8 :

Cho hai đa thức \(f\left( x \right) = {x^5} + 2;\) \(g\left( x \right) = 5{x^3} - 4x + 2.\) Chọn câu đúng về \(f\left( { - 2} \right)\) và \(g\left( { - 2} \right).\)

  • A.

    \(f\left( { - 2} \right) = g\left( { - 2} \right)\)

  • B.

    \(f\left( { - 2} \right) = 3.g\left( { - 2} \right)\)

  • C.

    \(f\left( { - 2} \right) > g\left( { - 2} \right)\)

  • D.

    \(f\left( { - 2} \right) < g\left( { - 2} \right)\)

Câu 9 :

Cho \(f\left( x \right) = 1 + {x^3} + {x^5} + {x^7} + ... + {x^{101}}.\) Tính \(f\left( 1 \right);f\left( { - 1} \right).\)

  • A.

    \(f\left( 1 \right) = 101;f\left( { - 1} \right) =  - 100\)

  • B.

    \(f\left( 1 \right) = 51;f\left( { - 1} \right) =  - 49\)

  • C.

    \(f\left( 1 \right) = 50;f\left( { - 1} \right) =  - 50\)

  • D.

    \(f\left( 1 \right) = 101;f\left( { - 1} \right) = 100\)

Câu 10 :

Tìm đa thức \(f\left( x \right) = ax + b.\) Biết \(f\left( 0 \right) = 7;f\left( 2 \right) = 13.\)

  • A.

    \(f\left( x \right) = 7x + 3\)

  • B.

    \(f\left( x \right) = 3x - 7\)

  • C.

    \(f\left( x \right) = 3x + 7\)

  • D.

    \(f\left( x \right) = 7x - 3\)

Câu 11 :

Cho đa thức sau : \(f(x) = 3{x^2} + \,15x + 12\). Trong các số sau, số nào là nghiệm của đa thức đã cho:

  • A.

    –9

  • B.

    1

  • C.

    -1

  • D.

    -2

Câu 12 :

Tập nghiệm của đa thức \(f(x) = (x + 14)(x - 4)\) là:

  • A.

    \({\rm{\{ 4;}}\,{\rm{14\} }}\)

  • B.

    \({\rm{\{ }} - {\rm{4;}}\,{\rm{14\} }}\)

  • C.

    \({\rm{\{ }} - {\rm{4;}}\, - {\rm{14\} }}\)

  • D.

    \({\rm{\{ 4;}}\, - {\rm{14\} }}\)

Câu 13 :

Cho \(P(x) =  - 3{x^2} + 27\). Hỏi đa thức P(x) có bao nhiêu nghiệm?

  • A.

    1 nghiệm

  • B.

    2 nghiệm

  • C.

    3 nghiệm

  • D.

    Vô nghiệm

Câu 14 :

Cho \(Q(x) = a{x^2} - 3x + 9\). Tìm a biết Q(x) nhận –3 là nghiệm

  • A.

    a = –1

  • B.

    a = –4

  • C.

    a = –2

  • D.

    a = 3

Câu 15 :

Tìm nghiệm của đa thức - x 2 + 3x

  • A.

    x = 3

  • B.

    x = 0

  • C.

    x = 0; x = 3

  • D.

    x = -3; x = 0

Câu 16 :

Thu gọn đa thức M = -x 2 + 5x – 4x 3 + (-2x) 2 ta được:

  • A.

    3x 2 + 5x – 4x 3

  • B.

    -3x 2 + 5x – 4x 3

  • C.

    -4x 3 – x 2 + x

  • D.

    -4x 3 – 5x 2 + 5x

Câu 17 :

Biết \((x - 1)f(x) = (x + 4)f(x + 8)\). Vậy f(x) có ít nhất bao nhiêu nghiệm.

  • A.

    1

  • B.

    2

  • C.

    4

  • D.

    f(x) có vô số nghiệm

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Bậc của đơn thức: (-2x 2 ).5x 3 là:

  • A.

    -10

  • B.

    10

  • C.

    5

  • D.

    -5

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Thực hiện phép nhân 2 đơn thức

+ Bậc của đơn thức là số mũ của lũy thừa của biến.

Lời giải chi tiết :

Ta có: (-2x 2 ).5x 3 = (-2). 5 . (x 2 . x 3 ) = -10 . x 5

Bậc của đơn thức này là 5

Câu 2 :

Đa thức nào dưới đây là đa thức một biến?

  • A.

    \({x^2} + y + 1\)

  • B.

    \({x^3} - 2{x^2} + 3\)

  • C.

    \(xy + {x^2} - 3\)

  • D.

    \(xyz - yz + 3\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng định nghĩa đa thức một biến: Đa thức một biến là tổng của những đơn thức của cùng một biến.

Lời giải chi tiết :

Đa thức \({x^3} - 2{x^2} + 3\) là đa thức một biến

Câu 3 :

Với \(a,b,c\) là các hằng số, hệ số tự do của đa thức \({x^2} + \left( {a + b} \right)x - 5a + 3b + 2\) là:

  • A.

    \(5a + 3b + 2\)

  • B.

    \( - 5a + 3b + 2\)

  • C.

    \(2\)

  • D.

    \(3b + 2\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Áp dụng định nghĩa hệ số tự do của đa thức: “Hệ số của lũy thừa 0 của biến gọi là hệ số tự do”

Lời giải chi tiết :

Hệ số tự do của đa thức \({x^2} + \left( {a + b} \right)x - 5a + 3b + 2\) là \( - 5a + 3b + 2.\) (vì a và b là các hằng số)

Câu 4 :

Hệ số cao nhất của đa thức \(5{x^6} + 6{x^5} + {x^4} - 3{x^2} + 7\) là:

  • A.

    \(6\)

  • B.

    \(7\)

  • C.

    \(4\)

  • D.

    \(5\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Áp dụng định nghĩa hệ số cao nhất của đa thức: “hệ số của lũy thừa cao nhất của biến gọi là hệ số cao nhất.”

Lời giải chi tiết :

Hệ số cao nhất của đa thức \(5{x^6} + 6{x^5} + {x^4} - 3{x^2} + 7\) là \(5.\)

Câu 5 :

Bậc của đa thức \(8{x^8} - {x^2} + {x^9} + {x^5} - 12{x^3} + 10\) là

  • A.

    \(10\)

  • B.

    \(8\)

  • C.

    \(9\)

  • D.

    \(7\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Viết đa thức dưới dạng thu gọn . Trong dạng thu gọn, bậc của đa thức một biến là số mũ lớn nhất của biến trong đa thức đó

Lời giải chi tiết :

Ta có số mũ cao nhất của biến trong đa thức \(8{x^8} - {x^2} + {x^9} + {x^5} - 12{x^3} + 10\) là \(9\) nên bậc của đa thức \(8{x^8} - {x^2} + {x^9} + {x^5} - 12{x^3} + 10\) là \(9.\)

Câu 6 :

Sắp xếp đa thức \(6{x^3} + 5{x^4} - 8{x^6} - 3{x^2} + 4\) theo lũy thừa giảm dần của biến ta được:

  • A.

    \( - 8{x^6} + 5{x^4} + 6{x^3} - 3{x^2} + 4\)

  • B.

    \( - 8{x^6} - 5{x^4} + 6{x^3} - 3{x^2} + 4\)

  • C.

    \(8{x^6} + 5{x^4} + 6{x^3} - 3{x^2} + 4\)

  • D.

    \(8{x^6} + 5{x^4} + 6{x^3} + 3{x^2} + 4\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sắp xếp các hạng tử theo số mũ của biến giảm dần từ cao xuống thấp

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(6{x^3} + 5{x^4} - 8{x^6} - 3{x^2} + 4 =  - 8{x^6} + 5{x^4} + 6{x^3} - 3{x^2} + 4\)

Câu 7 :

Cho đa thức \(A = {x^4} - 4{x^3} + x - 3{x^2} + 1.\) Tính giá trị của \(A\) tại \(x =  - 2.\)

  • A.

    \(A =  - 35\)

  • B.

    \(A = 53\)

  • C.

    \(A = 33\)

  • D.

    \(A = 35\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Thay x = - 2 vào đa thức rồi tính giá trị đa thức

Lời giải chi tiết :

Thay \(x =  - 2\) vào biểu thức \(A\), ta có

\(A = {\left( { - 2} \right)^4} - 4.{\left( { - 2} \right)^3} + \left( { - 2} \right) - 3.{\left( { - 2} \right)^2} + 1\)

\( = 16 + 32 - 2 - 12 + 1 = 35\)

Vậy với \(x =  - 2\) thì \(A = 35.\)

Câu 8 :

Cho hai đa thức \(f\left( x \right) = {x^5} + 2;\) \(g\left( x \right) = 5{x^3} - 4x + 2.\) Chọn câu đúng về \(f\left( { - 2} \right)\) và \(g\left( { - 2} \right).\)

  • A.

    \(f\left( { - 2} \right) = g\left( { - 2} \right)\)

  • B.

    \(f\left( { - 2} \right) = 3.g\left( { - 2} \right)\)

  • C.

    \(f\left( { - 2} \right) > g\left( { - 2} \right)\)

  • D.

    \(f\left( { - 2} \right) < g\left( { - 2} \right)\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Thay giá trị của biến \(x =  - 2\) vào mỗi biểu thức và thực hiện phép tính để tính \(f\left( { - 2} \right)\) và \(g\left( { - 2} \right).\) So sánh \(f\left( { - 2} \right)\) và \(g\left( { - 2} \right).\)

Lời giải chi tiết :

Thay \(x =  - 2\) vào \(f\left( x \right) = {x^5} + 2\) ta được \(f\left( { - 2} \right) = {\left( { - 2} \right)^5} + 2 =  - 30\)

Thay \(x =  - 2\) vào \(g\left( x \right) = 5{x^3} - 4x + 2\)ta được  \(g\left( { - 2} \right) = 5.{\left( { - 2} \right)^3} - 4.\left( { - 2} \right) + 2 =  - 30\)

Suy ra \(f\left( { - 2} \right) = g\left( { - 2} \right)\,\,\left( {{\rm{do}}\, - 30 =  - 30} \right)\)

Câu 9 :

Cho \(f\left( x \right) = 1 + {x^3} + {x^5} + {x^7} + ... + {x^{101}}.\) Tính \(f\left( 1 \right);f\left( { - 1} \right).\)

  • A.

    \(f\left( 1 \right) = 101;f\left( { - 1} \right) =  - 100\)

  • B.

    \(f\left( 1 \right) = 51;f\left( { - 1} \right) =  - 49\)

  • C.

    \(f\left( 1 \right) = 50;f\left( { - 1} \right) =  - 50\)

  • D.

    \(f\left( 1 \right) = 101;f\left( { - 1} \right) = 100\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Ta thay \(x = 1;x =  - 1\) vào \(f\left( x \right)\) để tính \(f\left( 1 \right);f\left( { - 1} \right)\)

Lời giải chi tiết :

Thay \(x = 1\) vào \(f\left( x \right)\) ta được \(f\left( 1 \right) = 1 + {1^3} + {1^5} + {1^7} + ... + {1^{101}}\) \( = \underbrace {1 + 1 + 1 + ... + 1}_{51\,số\,1} = 51.1 = 51\)

Thay \(x =  - 1\) vào \(f\left( x \right)\) ta được \(f\left( { - 1} \right) = 1 + {\left( { - 1} \right)^3} + {\left( { - 1} \right)^5} + ... + {\left( { - 1} \right)^{101}}\)

\( = 1 + \underbrace {\left( { - 1} \right) + \left( { - 1} \right) + ... + \left( { - 1} \right)}_{5\,0\,số\,\,\left( { - 1} \right)}\) \( = 1 + 50.\left( { - 1} \right) = 1 - 50 =  - 49\)

Vậy \(f\left( 1 \right) = 51;f\left( { - 1} \right) =  - 49\)

Câu 10 :

Tìm đa thức \(f\left( x \right) = ax + b.\) Biết \(f\left( 0 \right) = 7;f\left( 2 \right) = 13.\)

  • A.

    \(f\left( x \right) = 7x + 3\)

  • B.

    \(f\left( x \right) = 3x - 7\)

  • C.

    \(f\left( x \right) = 3x + 7\)

  • D.

    \(f\left( x \right) = 7x - 3\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Thay \(x = 0\) vào \(f\left( x \right)\) và sử dụng \(f\left( 0 \right) = 7\) để tìm \(b.\) Thay \(x = 2\) vào \(f\left( x \right)\) và sử dụng \(f\left( 2 \right) = 7\) để tìm \(a.\)

Lời giải chi tiết :

Thay \(x = 0\) vào \(f\left( x \right)\) ta được \(f\left( 0 \right) = a.0 + b = 7 \Rightarrow b = 7\)

Ta được \(f\left( x \right) = ax + 7\)

Thay \(x = 2\) vào \(f\left( x \right) = ax + 7\) ta được \(f\left( 2 \right) = a.2 + 7 = 13 \Rightarrow 2a = 6 \Rightarrow a = 3\)

Vậy \(f\left( x \right) = 3x + 7.\)

Câu 11 :

Cho đa thức sau : \(f(x) = 3{x^2} + \,15x + 12\). Trong các số sau, số nào là nghiệm của đa thức đã cho:

  • A.

    –9

  • B.

    1

  • C.

    -1

  • D.

    -2

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Thay lần lượt các giá trị x = - 9 ; x = 1 ; x = -1 và x = -4 vào f(x). Tại giá trị x nào mà làm f(x) = 0  thì giá trị x đó là nghiệm của đa thức f(x)

Lời giải chi tiết :

Ta có : f(-9) = 3. (-9) 2 + 15 . (-9) + 12 = 3.81 + (-135) +12 = 120

f(1) = 3. 1 2 +15 . 1 + 12 = 30

f(-1) = 3. (-1) 2 + 15. (-1)  +12 = 0

f(-2) = 3. (-2) 2 + 15. (-2) + 12 = -6

Vì f(-1) = 0 nên x = -1 là nghiệm của đa thức f(x)

Câu 12 :

Tập nghiệm của đa thức \(f(x) = (x + 14)(x - 4)\) là:

  • A.

    \({\rm{\{ 4;}}\,{\rm{14\} }}\)

  • B.

    \({\rm{\{ }} - {\rm{4;}}\,{\rm{14\} }}\)

  • C.

    \({\rm{\{ }} - {\rm{4;}}\, - {\rm{14\} }}\)

  • D.

    \({\rm{\{ 4;}}\, - {\rm{14\} }}\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Muốn tìm nghiệm của đa thức f(x), ta giải f(x) = 0 để tìm x.

f(x) =A . B = 0 khi A = 0 hoặc B = 0

Lời giải chi tiết :

\(f(x) = 0 \Rightarrow (x + 14)(x - 4) = 0 \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}x + 14 = 0\\x - 4 = 0\end{array} \right. \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}x =  - 14\\x = 4\end{array} \right.\)

Vậy tập nghiệm của đa thức f(x) là {4;  –14}.

Câu 13 :

Cho \(P(x) =  - 3{x^2} + 27\). Hỏi đa thức P(x) có bao nhiêu nghiệm?

  • A.

    1 nghiệm

  • B.

    2 nghiệm

  • C.

    3 nghiệm

  • D.

    Vô nghiệm

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Muốn biết đa thức P(x) có bao nhiêu nghiệm, ta giải P(x) = 0 để tìm x.

Lời giải chi tiết :

\(P(x) = 0 \Rightarrow  - 3{x^2} + 27 = 0 \Rightarrow  - 3{x^2} =  - 27 \Rightarrow {x^2} = 9 \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 3\\x =  - 3\end{array} \right.\)

Vậy đa thức P(x) có 2 nghiệm.

Câu 14 :

Cho \(Q(x) = a{x^2} - 3x + 9\). Tìm a biết Q(x) nhận –3 là nghiệm

  • A.

    a = –1

  • B.

    a = –4

  • C.

    a = –2

  • D.

    a = 3

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Q(x) nhận –3 là nghiệm nên Q(–3) = 0, từ đó ta tìm được a.

Lời giải chi tiết :

Q(x) nhận –3 là nghiệm nên Q(–3) = 0

\(\begin{array}{l} \Rightarrow a.{( - 3)^2} - 3.( - 3) + 9 = 0 \Rightarrow 9a + 9 + 9 = 0\\ \Rightarrow 9a =  - 18\,\, \Rightarrow \,a =  - 2\end{array}\)

Vậy Q(x) nhận –3 là nghiệm thì \(a =  - 2\).

Câu 15 :

Tìm nghiệm của đa thức - x 2 + 3x

  • A.

    x = 3

  • B.

    x = 0

  • C.

    x = 0; x = 3

  • D.

    x = -3; x = 0

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Các đa thức có hệ số tự do là 0 thì có một nghiệm là x = 0.

+ Đưa đa thức đã cho về dạng x . A

+ x . A = 0 khi x = 0 hoặc A = 0

Lời giải chi tiết :

Xét - x 2 + 3x = 0

\( \Leftrightarrow \) x . (-x +3) = 0

\( \Leftrightarrow \)\(\left[ {_{ - x + 3 = 0}^{x = 0}} \right. \Leftrightarrow \left[ {_{x = 3}^{x = 0}} \right.\)

Vậy x = 0; x = 3

Câu 16 :

Thu gọn đa thức M = -x 2 + 5x – 4x 3 + (-2x) 2 ta được:

  • A.

    3x 2 + 5x – 4x 3

  • B.

    -3x 2 + 5x – 4x 3

  • C.

    -4x 3 – x 2 + x

  • D.

    -4x 3 – 5x 2 + 5x

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhóm các hạng tử cùng bậc rồi thu gọn

Lời giải chi tiết :

M = -x 2 + 5x – 4x 3 + (-2x) 2

= -x 2 + 5x – 4x 3 + 4x 2

=( -x 2 + 4x 2 ) + 5x – 4x 3

=3x 2 + 5x – 4x 3

Câu 17 :

Biết \((x - 1)f(x) = (x + 4)f(x + 8)\). Vậy f(x) có ít nhất bao nhiêu nghiệm.

  • A.

    1

  • B.

    2

  • C.

    4

  • D.

    f(x) có vô số nghiệm

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nếu f(a) = 0 thì a là nghiệm của đa thức f(x).

Lời giải chi tiết :

Vì \((x - 1)f(x) = (x + 4)f(x + 8)\)với mọi x nên suy ra:

  • Khi x – 1 = 0, hay x = 1 thì ta có:

\((1 - 1).f(1) = (1 + 4)f(1 + 8) \Rightarrow 0.f(1) = 5.f(9)\,\,\, \Rightarrow f(9) = 0\)

Vậy x = 9 là một nghiệm của  f(x).

  • Khi x + 4 = 0, hay x = –4 thì ta có: \(( - 4 - 1).f( - 4) = ( - 4 + 4).f( - 4 + 8)\,\,\, \Rightarrow - 5.f( - 4) = 0.f(4) \Rightarrow f( - 4) = 0\)

Vậy x =  –4  là một nghiệm của  f(x).

Vậy f(x) có ít nhất 2 nghiệm là 9 và –4.


Cùng chủ đề:

Trắc nghiệm toán 7 bài 20 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm toán 7 bài 21 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm toán 7 bài 22 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm toán 7 bài 23 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm toán 7 bài 24 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm toán 7 bài 25 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm toán 7 bài 26 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm toán 7 bài 27 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm toán 7 bài 28 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm toán 7 bài 29 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm toán 7 bài 30 kết nối tri thức có đáp án