Cho hình chữ nhật ABCD có (AB = 3cm,BC = 5cm). Quay hình chữ nhật xung quanh cạnh AB ta được hình trụ có bán kính đáy bằng A. 3cm. B. 4cm. C. 5cm. D. 8cm.
Thay dấu “?” bằng giá trị thích hợp và hoàn thành bảng sau vào vở:
Cho hình chữ nhật ABCD có (AB = 3cm,BC = 4cm). Quay hình chữ nhật quanh cạnh AB một vòng, ta được một hình trụ. Tính diện tích xung quanh và thể tích của hình trụ tạo thành.
Khi cho tam giác SOA vuông tại O quay quanh cạnh SO một vòng, ta được một hình nón. Biết (OA = 8cm), (SA = 17cm). a) Tính diện tích xung quanh của hình nón. b) Tính thể tích của hình nón.
Một bóng đèn huỳnh quang có dạng hình trụ được đặt khít vào một hộp giấy cứng dạng hình hộp chữ nhật. Hộp giấy có chiều dài bằng 0,6m, đáy là hình vuông cạnh 4cm. Tính diện tích xung quanh và thể tích của bóng đèn (giả sử bề dày của hộp giấy không đáng kể).
Một dụng cụ gồm một phần có dạng hình trụ và một phần có dạng hình nón với các kích thước như hình bên. a) Tính thể tích của dụng cụ này. b) Tính diện tích mặt ngoài của dụng cụ (không tính đáy của dụng cụ).
Tính thể tích của hình tạo thành khi cho hình ABCD quay quanh AD một vòng.
Một khối gỗ có dạng hình trụ có bán kính đáy là 30cm và chiều cao là 120cm. a) Tính thể tích của khối gỗ đó (làm tròn kết quả tới hàng phần trăm của (c{m^3})). b) Nếu sơn kín các mặt của khối gỗ thì diện tích cần sơn bằng bao nhiêu? (Làm tròn kết quả tới hàng đơn vị của (c{m^2})).
Tam giác ABC cân tại A, đường cao AH, có (AB = 5cm,BC = 8cm). Quay tam giác ABC một vòng quanh cạnh AH ta được một hình nón. a) Tính thể tích của hình nón (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm của (c{m^3})). b) Tính diện tích toàn phần của hình nón (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm của (c{m^2})).