Processing math: 48%

Bài 5 trang 45 SGK Toán 9 tập 1 — Không quảng cáo

Giải toán 9, giải bài tập toán lớp 9 đầy đủ đại số và hình học Bài 1. Nhắc lại và bổ sung các khái niệm về hàm số


Bài 5 trang 45 SGK Toán 9 tập 1

Vẽ đồ thị hàm số y = x

Đề bài

a) Vẽ đồ thị hàm số y=xy=2x trên cùng một mặt phẳng tọa độ Oxy  (h.5).

b) Đường thẳng song song với trục Ox và cắt trục Oy tại điểm có tung độ y=4 lần lượt cắt các đường thẳng y=2x, y=x tại hai điểm AB.

Tìm tọa độ của các điểm A, B và tính chu vi, diện tích của tam giác OAB theo đơn vị đo trên các trục tọa độ là xentimét.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

a) Cách vẽ đồ thị hàm số y=ax, (a0):  Cho x=x0y0=ax0

Đồ thị hàm số y=ax(a0) là đường thẳng đi qua gốc tọa độ và điểm A(x0;y0)

b) +) Đường thẳng song song với trục Ox cắt trục Oy tại điểm có tung độ y=b có phương trình đường thẳng là y=b.

+) Muốn tìm tọa độ giao điểm của hai đường thẳng y=axy=ax ta giải phương trình ax=ax tìm được hoành độ. Thay hoành độ vào một trong hai đường thẳng trên tìm được tung độ.

+) Sử dụng đinh lí Py - ta - go trong tam giác vuông: ΔABC vuông tại A thì AB2+AC2=BC2.

+) Chu vi tam giác: C_{∆OAB}= AB+BO+AO.

+) Diện tích \Delta ABC có đường cao h  và a là độ dài cạnh ứng với đường cao: S_{∆OAB}=\dfrac{1}{2}.h.a

Lời giải chi tiết

a) Xem hình trên và vẽ lại

b)

+) Ta coi mỗi ô vuông trên hình 5 là một hình vuông có cạnh là 1cm.

Từ hình vẽ ta xác định được: A(2; 4),\ B(4; 4).

+) Tính độ dài các cạnh của ∆OAB:

Dễ thấy AB = 4 - 2 = 2  (cm).

Gọi C là điểm nằm trên trục tung, có tung độ là 4, ta có OC=4cm,AC=2cm;BC=4cm

Áp dụng định lý Py-ta-go cho các tam giác vuông OACOBC, ta có:

\eqalign{ & OA = \sqrt {{AC^2} + {OC^2}} = \sqrt {{2^2} + {4^2}} = 2\sqrt 5 \left( {cm} \right) \cr & OB = \sqrt {{BC^2} + {OC^2}}= \sqrt {{4^2} + {4^2}} = 4\sqrt 2 \left( {cm} \right) \cr}

\Rightarrow Chu vi \Delta OAB là:

C_{\Delta OAB}=OA + OB + AB

=2+ 2\sqrt 5 + 4\sqrt 2  \approx  12,13(cm)

+) Tính diện tích ∆OAB:

Cách 1:

\eqalign{ & {S_{\Delta OAB}} = {S_{\Delta OBC}} - {S_{\Delta OAC}} \cr & = {1 \over 2}OC.BC - {1 \over 2}OC.AC \cr & = {1 \over 2}{.4^2} - {1 \over 2}.4.2 = 8 - 4 = 4\left( {c{m^2}} \right) \cr}

Cách 2:

∆OAB có đường cao ứng với cạnh ABOC.

\Rightarrow S_{∆OAB}=\dfrac{1}{2}.OC.AB=\dfrac{1}{2}.4.2=4 (cm^2)


Cùng chủ đề:

Bài 4 trang 132 SGK Toán 9 tập 2
Bài 4 trang 134 SGK Toán 9 tập 2
Bài 5 trang 7 SGK Toán 9 tập 1
Bài 5 trang 11 SGK Toán 9 tập 2
Bài 5 trang 37 SGK Toán 9 tập 2
Bài 5 trang 45 SGK Toán 9 tập 1
Bài 5 trang 69 SGK Toán 9 tập 1
Bài 5 trang 69 SGK Toán 9 tập 2
Bài 5 trang 100 SGK Toán 9 tập 1
Bài 5 trang 111 SGK Toán 9 tập 2
Bài 5 trang 132 SGK Toán 9 tập 2