Bài 57 trang 89 SGK Toán 9 tập 2 — Không quảng cáo

Giải toán 9, giải bài tập toán lớp 9 đầy đủ đại số và hình học Bài 7. Tứ giác nội tiếp


Bài 57 trang 89 SGK Toán 9 tập 2

Trong các hình sau

Đề bài

Trong các hình sau, hình nào nội tiếp được một đường tròn:

Hình bình hành, hình chữ nhật, hình vuông, hình thang, hình thang vuông, hình thang cân ? Vì sao?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

+) Tổng số đo hai góc đối diện của tứ giác bằng \(180^0\) thì tứ giác đó là tứ giác nội tiếp.

Lời giải chi tiết

* Hình bình hành nói chung không nội tiếp được đường tròn vì tổng hai góc đối diện không chắc bằng \(180^0\).

* Trường hợp riêng của hình bình hành là hình chữ nhật (hay hình vuông) thì nội tiếp đường tròn vì tổng hai góc đối diện là \(90^0  + 90^0= 180^0.\)

* Hình thang nói chung và hình thang vuông không nội tiếp được đường tròn tổng hai góc đối diện không chắc bằng \(180^0\).

* Hình thang cân \(ABCD \, (BC= AD)\) có hai góc ở mỗi đáy bằng nhau: \(\widehat{A}= \widehat{B},\) \(\widehat{C} =\widehat{D}\)

\(AB // CD\) nên \(\widehat{A} +\widehat{D} = 180^0\)  (hai góc trong cùng phía), suy ra \(\widehat{A} +\widehat{C} =180^0\).

Vậy hình thang cân luôn có tổng hai góc đối diện bằng \(180^0\) nên là tứ giác nội tiếp.


Cùng chủ đề:

Bài 56 trang 30 SGK Toán 9 tập 1
Bài 56 trang 63 SGK Toán 9 tập 2
Bài 56 trang 89 SGK Toán 9 tập 2
Bài 57 trang 30 SGK Toán 9 tập 1
Bài 57 trang 63 SGK Toán 9 tập 2
Bài 57 trang 89 SGK Toán 9 tập 2
Bài 58 trang 32 SGK Toán 9 tập 1
Bài 58 trang 63 SGK Toán 9 tập 2
Bài 58 trang 90 SGK Toán 9 tập 2
Bài 59 trang 32 SGK Toán 9 tập 1
Bài 59 trang 63 SGK Toán 9 tập 2