Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Bài 4 - Chương 2 - Đại số 9
Giải Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Bài 4 - Chương 2 - Đại số 9
Đề bài
Bài 1. Tìm a để hai đường thẳng : y = (a – 1) + 1 (d 1 ) (a ≠ 1) và y = (3 – a)x + 2 (d 2 ) (a ≠ 3) song song với nhau.
Bài 2. Cho hai đường thẳng : y = 3x – 2 (d 1 ) và y=−23x(d2)
a. Tìm tọa độ giao điểm A của (d 1 ) và (d 2 ).
b. Viết phương trình đường thẳng (d) qua A và song song với đường thẳng (d 3 ) : y = x – 1
Bài 3. Tìm m để hai đường thẳng : y = 2x + (5 – m) (d 1 ) và y = 3x + (3 + m) (d 2 ) cắt nhau tại một điểm trên trục tung.
LG bài 1
Phương pháp giải:
Hai đường thẳng y=ax+b và y=a′x+b′ song song với nhau khi và chỉ khi a=a′,b≠b′.
Lời giải chi tiết:
(d 1 ) // (d 2 ) ⇔{a−1=3−a1≠2⇔2a=4
⇔a=2
LG bài 2
Phương pháp giải:
Hai đường thẳng y=ax+b và y=a′x+b′ song song với nhau khi và chỉ khi a=a′,b≠b′.
Lời giải chi tiết:
a. Phương trình hoành độ giao điểm của (d 1 ) và (d 2 ):
3x−2=−23x⇔11x=6⇔x=611
Thế x=611 vào phương trình của (d 2 ), ta được:
y=(−23).611⇔y=−411
Vậy A(611;−411)
b. Vì (d) // (d 3 ) nên (d) có phương trình : y=x+m(m≠−1)
A∈(d)⇔−411=611+m⇔m=−1011 (thỏa mãn)
Vậy phương trình (d) là : y=x−1011
LG bài 3
Phương pháp giải:
Hai đường thẳng y=ax+b và y=a′x+b′ cắt nhau tại 1 điểm trên trục tung khi a≠a′,b=b′.
Lời giải chi tiết:
Vì 2≠3 nên (d 1 ) và (d 2 ) cắt nhau.
Tung độ gốc của (d 1 ) là 5−m; tung độ gốc của (d 2 ) là 3+m.
Theo giả thiết, để (d 1 ) và (d 2 ) cắt nhau tại một điểm trên trục tung, ta có: 5−m=3+m⇔2m=2⇔m=1.