Giải bài 10 trang 9 sách bài tập toán 11 - Chân trời sáng tạo tập 1
Trong hình bên, các điểm M, A’, N tạo thành ba đỉnh của một tam giác đều. Vị trí các điểm M, A’, N trên đường tròn lượng giác có thể được biểu diễn cho góc lượng giác nào sau đây?
Đề bài
Trong hình bên, các điểm M, A’, N tạo thành ba đỉnh của một tam giác đều. Vị trí các điểm M, A’, N trên đường tròn lượng giác có thể được biểu diễn cho góc lượng giác nào sau đây?
π3+k2π3(k∈Z);−π+k2π3(k∈Z);−π3+kπ3(k∈Z).
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Sử dụng kiến thức về biểu diễn góc lượng giác trên đường tròn lượng giác.
Lời giải chi tiết
+) Xét góc lượng giác π3+k2π3(k∈Z):
Với k=0 thì ta có góc lượng giác α=π3 biểu diễn là điểm M trên đường tròn lượng giác.
Với k=−1 thì ta có góc lượng giác β=−π3 biểu diễn là điểm N trên đường tròn lượng giác.
Với k=1 thì ta có góc lượng giác γ=π biểu diễn là điểm A’ trên đường tròn lượng giác.
Do đó, vị trí các điểm M, A’, N trên đường tròn lượng giác có thể biểu diễn cho góc lượng giác π3+k2π3(k∈Z).
+) Xét góc lượng giác −π+k2π3(k∈Z):
Với k=0 thì ta có góc lượng giác α=−π biểu diễn là điểm A’ trên đường tròn lượng giác
Với k=1 thì ta có góc lượng giác β=−π3 biểu diễn là điểm N trên đường tròn lượng giác
Với k=2 thì ta có góc lượng giác γ=π3 biểu diễn là điểm M trên đường tròn lượng giác
Do đó, vị trí các điểm M, A’, N trên đường tròn lượng giác có thể biểu diễn cho góc lượng giác −π+k2π3(k∈Z).
+) Xét góc lượng giác −π3+kπ3(k∈Z):
Với k=1 ta có góc lượng giác bằng 0, được biểu diễn bởi điểm A, không thỏa mãn yêu cầu bài toán.