Giải bài 5 trang 55 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo
Tính góc α trong mỗi trường hợp sau: a) α là góc giữa hai vectơ →a=(1;1;−1) và →b=(5;2;7); b) α là góc giữa hai đường thẳng d:{x=1+ty=2−√3tz=5 và d′:{x=1−√3t′y=7+t′z=9. c) α là góc giữa hai mặt phẳng (P):4x+2y−z+9=0 và \(\
Đề bài
Tính góc α trong mỗi trường hợp sau:
a) α là góc giữa hai vectơ →a=(1;1;−1) và →b=(5;2;7);
b) α là góc giữa hai đường thẳng d:{x=1+ty=2−√3tz=5 và d′:{x=1−√3t′y=7+t′z=9.
c) α là góc giữa hai mặt phẳng (P):4x+2y−z+9=0 và (Q):x+y+6z−11=0;
d) α là góc giữa đường thẳng d:x2=y−1=z1 và mặt phẳng (P):x+y−z+99=0.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
‒ Hai đường thẳng Δ1 và Δ2 có vectơ chỉ phương lần lượt là →u1=(a1;b1;c1),→u2=(a2;b2;c2). Khi đó ta có:
cos(Δ1,Δ2)=|a1a2+b1b2+c1c2|√a21+b21+c21.√a22+b22+c22.
‒ Đường thẳng Δ có vectơ chỉ phương →u=(a1;b1;c1) và mặt phẳng (P) có vectơ pháp tuyến →n=(a2;b2;c2). Khi đó ta có:
sin(Δ,(P))=|cos(→u,→n)|=|→u.→n||→u|.|→n|=|a1a2+b1b2+c1c2|√a21+b21+c21.√a22+b22+c22.
‒ Hai mặt phẳng (P1) và (P2) có vectơ pháp tuyến lần lượt là →n1=(A1;B1;C1),→n2=(A2;B2;C2). Khi đó ta có:
cos((P1),(P2))=|A1A2+B1B2+C1C2|√A21+B21+C21.√A22+B22+C22.
Lời giải chi tiết
a) cosα=cos(→a;→b)=1.5+1.2+(−1).7√12+12+(−1)2.√52+22+72=0.
Vậy α=90∘.
b) Đường thẳng d có vectơ chỉ phương →u=(1;−√3;0).
Đường thẳng d′ có vectơ chỉ phương →u′=(−√3;1;0).
Ta có: cosα=cos(d,d′)=|1.(−√3)+(−√3).1+0.0|√12+(−√3)2+02.√(−√3)2+12+12=√32.
Vậy α=30∘.
c) Mặt phẳng (P) có vectơ pháp tuyến →n=(4;2;−1).
Mặt phẳng (Q) có vectơ pháp tuyến →n′=(1;1;6).
Ta có: cosα=cos((P),(Q))=|4.1+2.1+(−1).6|√42+22+(−1)2.√12+12+62=0.
Vậy α=90∘.
d) Đường thẳng d có vectơ chỉ phương →u=(2;−1;1).
Mặt phẳng (P) có vectơ pháp tuyến →n=(1;1;−1).
Ta có: sinα=sin(d,(P))=|cos(→u,→n)|=|2.1+(−1).1+1.(−1)|√22+(−1)2+12.√12+12+(−1)2=0.
Vậy α=0∘.