Giải bài 6 trang 55 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạo
Cho hình chóp (S.ABCD) có đáy (ABCD) là hình vuông cạnh bằng 4. Mặt bên (SAB) là tam giác cân tại (S) có chiều cao bằng 6 và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy. a) Tính góc (alpha ) giữa hai đường thẳng (SD) và (BC); b) Tính góc (beta ) giữa hai mặt phẳng (left( {SAD} right)) và (left( {SCD} right)).
Đề bài
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh bằng 4. Mặt bên SAB là tam giác cân tại S có chiều cao bằng 6 và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy.
a) Tính góc α giữa hai đường thẳng SD và BC;
b) Tính góc β giữa hai mặt phẳng (SAD) và (SCD).
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Gắn vào hệ trục toạ độ và sử dụng công thức góc giữa hai đường thẳng và góc giữa hai mặt phẳng.
Lời giải chi tiết
Gọi O là trung điểm của AB, I là trung điểm của CD.
SAB là tam giác cân tại S nên SO⊥AB, suy ra SO⊥(ABCD).
Chọn hệ trục Oxyz như hình vẽ. Ta có:
S(0;0;6),A(2;0;0),B(−2;0;0),C(−2;4;0),D(2;4;0).
a) Ta có →SD=(2;4;−6),→BC=(0;4;0), suy ra
cos(SD,BC)=|cos(→SD,→BC)|=|2.0+4.4+(−6).0|√22+42+(−6)2.√02+42+02=√147
Vậy (SD,BC)≈57,7∘.
b) Ta có: →SD=(2;4;−6),→SA=(2;0;−6)⇒[→SD,→SA]=(−24;0;−8)=−8(3;0;1).
Do đó (SAD) có vectơ pháp tuyến →n=(3;0;1).
→SD=(2;4;−6),→CD=(4;0;0)⇒[→SD,→CD]=(0;−24;−16)=−8(0;3;2).
Do đó (SCD) có vectơ pháp tuyến →n′=(0;3;2).
cos((SAD),(SCD))=|cos(→n,→n′)|=|3.0+0.3+1.2|√32+02+12.√02+32+22=2√130130
Vậy ((SAD),(SCD))≈79,9∘.