Giải mục 1 trang 39, 40 Chuyên đề học tập Toán 10 - Cánh diều
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, ta xét Elip (E) có phương trình chính tắc là: x2a2+y2b2=1, trong đó a>b>0 (Hình 2)
HĐ 1
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, ta xét Elip (E) có phương trình chính tắc là: x2a2+y2b2=1, trong đó a>b>0 (Hình 2)
a) Tìm tọa độ của hai tiêu điểm F1,F2 của (E)
b) (E) cắt trục Ox tịa các điểm A1,A2 và cắt trục Oy tịa các điểm B1,B2. Tìm độ dài các đoạn thẳng OA2,OB2
Phương pháp giải:
Cho elip (E): x2a2+y2b2=1 (0<b<a)
+ 4 đỉnh là A1(−a;0),A2(a;0),B1(0;−b),B2(0;b).
Lời giải chi tiết:
Elip (E): x2a2+y2b2=1 (0<b<a) có 4 đỉnh A1(−a;0),A2(a;0),B1(0;−b),B2(0;b).
⇒OA2=a;OB2=b
HĐ 2
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, ta xét Elip (E) có phương trình chính tắc là: x2a2+y2b2=1, trong đó a>b>0
Cho điểm M(x;y) nẳm trên (E) (Hình 3)
a) Gọi M1 là điểm đối xứng của M qua trục Ox. Tìm tọa độ của điểm M1. Điểm M1 có nằm trên (E) hay không? Tại sao?
b) Gọi M2 là điểm đối xứng của M qua trục Oy. Tìm tọa độ của điểm M2. Điểm M2 có nằm trên (E) hay không? Tại sao?
c) Gọi M3 là điểm đối xứng của M qua gốc O. Tìm tọa độ của điểm M3. Điểm M3 có nằm trên (E) hay không? Tại sao?
Lời giải chi tiết:
a) Điểm M1 là điểm đối xứng của M qua trục Ox, nên M1(x;−y)
M1(x;−y) thuộc Elip vì x2a2+(−y)2b2=x2a2+y2b2=1
b) Điểm M2 là điểm đối xứng của M qua trục Oy, nên M2(−x;y)
M2(−x;y) thuộc Elip vì (−x)2a2+y2b2=x2a2+y2b2=1
c) Điểm M3 là điểm đối xứng của M qua gốc O, nên M3(−x;−y)
M3(−x;−y) thuộc Elip vì (−x)2a2+(−y)2b2=x2a2+y2b2=1