Giải mục 2 trang 25, 26 Chuyên đề học tập Toán 10 - Cánh diều
Chứng minh với mọi n∈N∗,(1+√2)n,(1−√2)n lần lượt viết được ở dạng an+bn√2,an−bn√2, trong đó an,bn là các số nguyên dương.
Luyện tập – vận dụng 2
Chứng minh với mọi n∈N∗,(1+√2)n,(1−√2)n lần lượt viết được ở dạng an+bn√2,an−bn√2, trong đó an,bn là các số nguyên dương.
Phương pháp giải:
Chứng minh mệnh đề P(n) đúng với n≥p thì:
Bước 1: Chứng tỏ mệnh đề đúng với n=p
Bước 2: Với k là một số nguyên dương tùy ý mà P(k) là mệnh đề đúng, ta chứng tỏ P(k+1) cũng là mệnh đề đúng.
Lời giải chi tiết:
Bước 1: Khi n=1 ta có (1+√2)1=1+√2;(1−√2)1=1−√2 có dạng a1+b1√2,a1−b1√2 với a1=1;b1=1 là các số nguyên dương
Vậy mệnh đề đúng với n=1
Bước 2: Với k là một số nguyên dương tùy ý mà mệnh đề đúng, ta phải chứng minh mệnh đề đúng với k+1, tức là:
(1+√2)k+1;(1−√2)k+1 có dạng ak+1+bk+1√2;ak+1−bk+1√2 với ak+1;bk+1 là các số nguyên dương.
Thật vậy, theo giả thiết quy nạp ta có:
(1+√2)k=ak+bk√2;(1−√2)k=ak−bk√2 với ak;bk là các số nguyên dương.
Suy ra
(1+√2)k+1=(1+√2)k(1+√2)=(ak+bk√2)(1+√2)=ak+bk√2+ak√2+bk(√2)2=(ak+2bk)+(ak+bk)√2=ak+1+bk+1√2
Trong đó ak+1=ak+2bk∈N∗;bk+1=ak+bk∈N∗
Vậy mệnh đề đúng với k+1. Do đó, theo nguyên lí quy nạp toán học, mệnh đề đúng với mọi n∈N∗.
Luyện tập – vận dụng 3
Chứng minh 16n−15n−1 chia hết cho 225 với mọi n∈N∗.
Phương pháp giải:
Chứng minh mệnh đề P(n) đúng với n≥p thì:
Bước 1: Chứng tỏ mệnh đề đúng với n=p
Bước 2: Với k là một số nguyên dương tùy ý mà P(k) là mệnh đề đúng, ta chứng tỏ P(k+1) cũng là mệnh đề đúng.
Lời giải chi tiết:
Bước 1: Khi n=1 ta có 161−15.1−1=0 chia hết cho 225.
Vậy mệnh đề đúng với n=1
Bước 2: Với k là một số nguyên dương tùy ý mà mệnh đề đúng, ta phải chứng minh mệnh đề đúng với k+1, tức là:
16k+1−15(k+1)−1 chia hết cho 225.
Thật vậy, theo giả thiết quy nạp ta có:
16k−15k−1 chia hết cho 225.
Suy ra
16k+1−15(k+1)−1=16.16k−15k−16=16(16k−15k−1)+16(15k+1)−15k−16=16(16k−15k−1)+225k
Chia hết cho 225
Vậy mệnh đề đúng với k+1. Do đó, theo nguyên lí quy nạp toán học, mệnh đề đúng với mọi n∈N∗.