Trắc nghiệm Các dạng toán về phép nhân, phép chia các số nguyên (tiếp) Toán 6 Cánh diều
Đề bài
Giá trị biểu thức M=(−192873).(−2345).(−4)5.0 là
-
A.
−192873
-
B.
1
-
C.
0
-
D.
(−192873).(−2345).(−4)5
Tính giá trị của biểu thức: A=ax−ay+bx−by biết a+b=−5;x−y=−2
-
A.
7
-
B.
10
-
C.
−7
-
D.
−3
Tìm x∈Z biết (x+1)+(x+2)+...+(x+99)+(x+100)=0.
-
A.
90,6
-
B.
Không có x thỏa mãn.
-
C.
50,5
-
D.
−50,5
Tập hợp các ước của −8 là:
-
A.
A={1;−1;2;−2;4;−4;8;−8}
-
B.
A={0;±1;±2±4±8}
-
C.
A={1;2;4;8}
-
D.
A={0;1;2;4;8}
Giá trị lớn nhất của a thỏa mãn a+4 là ước của 9 là:
-
A.
a=5
-
B.
a=13
-
C.
a=−13
-
D.
a=9
Cho x∈Z và (−154+x)⋮3 thì:
-
A.
x chia 3 dư 1
-
B.
x⋮3
-
C.
x chia 3 dư 2
-
D.
không kết luận được tính chia hết cho 3 của x
Tìm n∈Z, biết: (n+5)⋮(n+1)
-
A.
n∈{±1;±2±4}
-
B.
n∈{−5;−3;−2;0;1;3}
-
C.
n∈{0;1;3}
-
D.
n∈{±1;±5}
Có bao nhiêu số nguyên a<5 biết: 10 là bội của (2a+5)
-
A.
4
-
B.
5
-
C.
8
-
D.
6
Cho a và b là hai số nguyên khác 0. Biết a⋮b và b⋮a. Khi đó
-
A.
a=b
-
B.
a=−b
-
C.
a=2b
-
D.
Cả A, B đều đúng
Gọi A là tập hợp các giá trị n∈Z để (n2−7) là bội của (n+3). Tổng các phần tử của A bằng:
-
A.
−12
-
B.
−10
-
C.
0
-
D.
−8
Cho x;y∈Z. Nếu 5x+46y chia hết cho 16 thì x+6y chia hết cho
-
A.
6
-
B.
46
-
C.
16
-
D.
5
Có bao nhiêu số nguyên n thỏa mãn (n−1) là bội của (n+5) và (n+5) là bội của (n−1)?
-
A.
0
-
B.
2
-
C.
1
-
D.
3
Lời giải và đáp án
Giá trị biểu thức M=(−192873).(−2345).(−4)5.0 là
-
A.
−192873
-
B.
1
-
C.
0
-
D.
(−192873).(−2345).(−4)5
Đáp án : C
Áp dụng tính chất nhân một số với 0: Số nào nhân với 0 cũng bằng 0
Vì trong tích có một thừa số bằng 0 nên M=0
Tính giá trị của biểu thức: A=ax−ay+bx−by biết a+b=−5;x−y=−2
-
A.
7
-
B.
10
-
C.
−7
-
D.
−3
Đáp án : B
Bước 1: Thu gọn biểu thức A về dạng xuất hiện a+b,x−y Bước 2: Thay a+b,x−y vào biểu thức vừa thu gọn để tính.
A=ax−ay+bx−by =(ax−ay)+(bx−by) =a.(x−y)+b.(x−y) =(a+b).(x−y)
Thay a+b=−5;x−y=−2 ta được:
A=(−5).(−2)=10
Tìm x∈Z biết (x+1)+(x+2)+...+(x+99)+(x+100)=0.
-
A.
90,6
-
B.
Không có x thỏa mãn.
-
C.
50,5
-
D.
−50,5
Đáp án : B
- Sử dụng quy tắc bỏ ngoặc.
- Nhóm x lại với nhau, nhóm số tự nhiên vào một nhóm.
- Áp dụng công thức tổng các số cách đều nhau:
Số số hạng = (Số cuối - số đầu):khoảng cách +1
Tổng = (Số cuối + số dầu).số số hạng :2
(x+1)+(x+2)+...+(x+99)+(x+100)=0(x+x+....+x)+(1+2+...+100)=0100x+(100+1).100:2=0100x+5050=0100x=−5050x=−50,5
Mà x∈Z nên không có x thỏa mãn.
Tập hợp các ước của −8 là:
-
A.
A={1;−1;2;−2;4;−4;8;−8}
-
B.
A={0;±1;±2±4±8}
-
C.
A={1;2;4;8}
-
D.
A={0;1;2;4;8}
Đáp án : A
Sử dụng khái niệm bội và ước của một số nguyên:
Nếu a,b,x∈Z và a=b.x thì a⋮b và a là một bội của b;b là một ước của a
Ta có: −8=−1.8=1.(−8)=−2.4=2.(−4)
Tập hợp các ước của −8 là: A={1;−1;2;−2;4;−4;8;−8}
Giá trị lớn nhất của a thỏa mãn a+4 là ước của 9 là:
-
A.
a=5
-
B.
a=13
-
C.
a=−13
-
D.
a=9
Đáp án : A
+ Bước 1: Tìm ước của 9 + Bước 2: Tìm a và kết luận giá trị lớn nhất của a
a+4 là ước của 9 ⇒(a+4)∈U(9)={±1;±3;±9} Ta có bảng giá trị như sau:

Vậy giá trị lớn nhất của a là a=5
Cho x∈Z và (−154+x)⋮3 thì:
-
A.
x chia 3 dư 1
-
B.
x⋮3
-
C.
x chia 3 dư 2
-
D.
không kết luận được tính chia hết cho 3 của x
Đáp án : A
Sử dụng tính chất chia hết trong tập hợp các số nguyên a⋮m;b⋮m⇒(a+b)⋮m
Ta có:
(−154+x)⋮3
(−153−1+x)⋮3
Suy ra (x−1)⋮3 (do −153⋮3)
Do đó x−1=3k⇒x=3k+1
Vậy x chia cho 3 dư 1.
Tìm n∈Z, biết: (n+5)⋮(n+1)
-
A.
n∈{±1;±2±4}
-
B.
n∈{−5;−3;−2;0;1;3}
-
C.
n∈{0;1;3}
-
D.
n∈{±1;±5}
Đáp án : B
Bước 1: Phân tích n+5 về dạng a.(n+1)+b(a,b∈Z,a≠0) Bước 2: Tìm n
(n+5)⋮(n+1)⇒(n+1)+4⋮(n+1)
Vì n+1⋮n+1 và n∈Z nên để n+5⋮n+1 thì 4⋮n+1
Hay n+1∈U(4)={±1;±2;±4}
Ta có bảng:

Vậy n∈{−5;−3;−2;0;1;3}
Có bao nhiêu số nguyên a<5 biết: 10 là bội của (2a+5)
-
A.
4
-
B.
5
-
C.
8
-
D.
6
Đáp án : A
10 là bội của 2a+5 nghĩa là 2a+5 là ước của 10
- Tìm các ước của 10
- Lập bảng tìm a, đối chiếu điều kiện và kết luận.
Vì 10 là bội của 2a+5 nên 2a+5 là ước của 10
U(10)={±1;±2;±5;±10}
Ta có bảng:

Mà a<5 nên a∈{−3;−2;0;−5}
Vậy có 4 giá trị nguyên của a thỏa mãn bài toán.
Cho a và b là hai số nguyên khác 0. Biết a⋮b và b⋮a. Khi đó
-
A.
a=b
-
B.
a=−b
-
C.
a=2b
-
D.
Cả A, B đều đúng
Đáp án : D
Sử dụng định nghĩa chia hết: a⋮b nếu và chỉ nếu tồn tại số q∈Z sao cho a=b.q
Ta có:
a⋮b⇒a=b.q1(q1∈Z)b⋮a⇒b=a.q2(q2∈Z)
Suy ra a=b.q1=(a.q2).q1=a.(q1q2)
Vì a≠0 nên a=a(q1q2)⇒1=q1q2
Mà q1,q2∈Z nên q1=q2=1 hoặc q1=q2=−1
Do đó a=b hoặc a=−b
Gọi A là tập hợp các giá trị n∈Z để (n2−7) là bội của (n+3). Tổng các phần tử của A bằng:
-
A.
−12
-
B.
−10
-
C.
0
-
D.
−8
Đáp án : A
Biến đổi biểu thức n2−7 về dạng a.(n+3)+b với b∈Z rồi suy ra n+3 là ước của b
Ta có:n2−7=n2+3n−3n−9+2=n(n+3)−3(n+3)+2=(n−3)(n+3)+2
Vì n∈Z nên để n2−7 là bội của n+3 thì 2 là bội của n+3 hay n+3 là ước của 2
Ư(2)={±1;±2} nên n+3∈{±1;±2}
Ta có bảng:

Vậy n∈A={−5;−4;−2;−1}
Do đó tổng các phần tử của A là (−5)+(−4)+(−2)+(−1)=−12
Cho x;y∈Z. Nếu 5x+46y chia hết cho 16 thì x+6y chia hết cho
-
A.
6
-
B.
46
-
C.
16
-
D.
5
Đáp án : C
+ Biến đổi để tách 5x+46y thành tổng của hai số, trong đó một số chia hết cho 16 và một số chứa nhân tử x+6y
+ Sử dụng tính chất chia hết trên tập hợp các số nguyên để chứng minh.
Ta có:
5x+46y=5x+30y+16y=(5x+30y)+16y=5(x+6y)+16y
Vì 5x+46y chia hết cho 16 và 16y chia hết cho 16 nên suy ra 5(x+6y) chia hết cho 16.
Mà 5 không chia hết cho 16 nên suy ra x+6y chia hết cho 16
Vậy nếu 5x+46y chia hết cho 16 thì x+6y cũng chia hết cho 16.
Có bao nhiêu số nguyên n thỏa mãn (n−1) là bội của (n+5) và (n+5) là bội của (n−1)?
-
A.
0
-
B.
2
-
C.
1
-
D.
3
Đáp án : C
Áp dụng: b chia hết cho a và a chia hết cho b thì a,b là hai số đối nhau (đã chứng minh từ bài tập trước), từ đó suy ra n.
Vì (n−1) là bội của (n+5) và (n+5) là bội của n−1,
Nên n−1 khác 0 và n+5 khác 0
Nên n+5,n−1 là hai số đối nhau
Do đó:
(n+5)+(n−1)=0
2n+5−1=0
2n+4=0
2n=−4
n=−2
Vậy có 1 số nguyên n thỏa mãn bài toán.