Trắc nghiệm Bài 2: Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện. Bất đẳng thức tam giác Toán 7 Cánh diều
Đề bài
Cho ΔABC có AC>BC>AB. Trong các khẳng định sau, câu nào đúng?
-
A.
ˆA>ˆB>ˆC
-
B.
ˆC>ˆA>ˆB
-
C.
ˆC<ˆA<ˆB
-
D.
ˆA<ˆB<ˆC
Cho tam giác ABC có ˆB=900, ˆA=350. Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất.
-
A.
BC<AB<AC
-
B.
AC<AB<BC
-
C.
AC<BC<AB
-
D.
AB<BC<AC
Chọn câu trả lời đúng. Ba cạnh của tam giác có độ dài là 6cm;7cm;8cm. Góc lớn nhất là góc
-
A.
đối diện với cạnh có độ dài 6cm.
-
B.
đối diện với cạnh có độ dài 7cm.
-
C.
đối diện với cạnh có độ dài 8cm.
-
D.
Ba cạnh có độ dài bằng nhau.
Cho ΔABC có AB+AC=10cm,AC−AB=4cm. So sánh ˆB và ˆC?
-
A.
ˆC<ˆB
-
B.
ˆC>ˆB
-
C.
ˆC=ˆB
-
D.
ˆB<ˆC
Cho ΔABC có ˆA=70, ˆB−ˆC=300 . Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất:
-
A.
AC<AB<BC
-
B.
AB<AC=BC
-
C.
BC<AC=AB
-
D.
AC<BC<AB
Cho tam giác ABC có ˆC>ˆB (ˆB,ˆC là các góc nhọn). Vẽ phân giác AD. So sánh BD và CD.
-
A.
Chưa đủ điều kiện để so sánh
-
B.
BD=CD
-
C.
BD<CD
-
D.
BD>CD
Cho tam giác ABC có góc A tù. Trên cạnh AB lấy điểm E, trên cạnh AC lấy điểm F. Chọn câu đúng.
-
A.
BF>EF
-
B.
EF<BC
-
C.
BF<BC
-
D.
Cả A, B, C đều đúng
Cho ΔABC có AB<AC . Gọi M là trung điểm của BC. Trên tia đối của tia MA lấy điểm D sao cho MA=MD. So sánh ^CDA và ^CAD ?
-
A.
^CAD>^CDA
-
B.
^CAD=^CDA
-
C.
^CAD<^CDA
-
D.
^CDA<^CAD
Cho ΔABC có AB>AC . Kẻ BN là tia phân giác của góc B (N∈AC). Kẻ CM là tia phân giác của góc C(M∈AB), CM và BN cắt nhau tại I. So sánh IC và IB?
-
A.
IB<IC
-
B.
IC>IB
-
C.
IB=IC
-
D.
IB>IC
Cho ΔABC cân tại A. Trên BC lấy hai điểm D và E sao cho BD=DE=EC. Chọn câu đúng.
-
A.
^BAD=^EAC
-
B.
^EAC<^DAE
-
C.
^BAD<^DAE
-
D.
Cả A, B, C đều đúng.
Cho tam giác ABC cân ở A có chu vi bằng 16cm, cạnh đáy BC=4cm. So sánh các góc của tam giác ABC.
-
A.
ˆC=ˆB>ˆA
-
B.
ˆA=ˆB>ˆC
-
C.
ˆC>ˆB>ˆA
-
D.
ˆC<ˆB<ˆA
Cho tam giác ABC, biết ˆA:ˆB:ˆC=3:5:7. So sánh các cạnh của tam giác.
-
A.
AC<AB<BC
-
B.
BC>AC>AB
-
C.
BC<AC<AB
-
D.
BC=AC<AB
Cho tam giác ABH vuông tại H(ˆA>ˆB). Kẻ đường cao HC(C∈AB). So sánh BH và AH;CH và CB.
-
A.
BH>AH;CB<CH
-
B.
BH>AH;CB>CH
-
C.
BH<AH;CB<CH
-
D.
BH<AH;CB>CH
Lời giải và đáp án
Cho ΔABC có AC>BC>AB. Trong các khẳng định sau, câu nào đúng?
-
A.
ˆA>ˆB>ˆC
-
B.
ˆC>ˆA>ˆB
-
C.
ˆC<ˆA<ˆB
-
D.
ˆA<ˆB<ˆC
Đáp án : C
Áp dụng định lý: Trong một tam giác, góc đối diện với cạnh lớn hơn là góc lớn hơn.
Vì ΔABC có AC>BC>AB nên theo quan hệ giữa cạnh và góc trong tam giác ta có ˆB>ˆA>ˆC hay ˆC<ˆA<ˆB.
Cho tam giác ABC có ˆB=900, ˆA=350. Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất.
-
A.
BC<AB<AC
-
B.
AC<AB<BC
-
C.
AC<BC<AB
-
D.
AB<BC<AC
Đáp án : A
- Tính ˆC và so sánh các góc củaΔABC.
- Áp dụng định lý: Trong một tam giác, cạnh đối diện với góc lớn hơn là cạnh lớn hơn.
Xét ΔABC có:
ˆA+ˆB+ˆC=1800 (định lý tổng ba góc trong tam giác)
⇒ˆC=1800−ˆA−ˆB=1800−350−900=550
⇒ˆA<ˆC<ˆB⇒BC<AB<AC
Chọn câu trả lời đúng. Ba cạnh của tam giác có độ dài là 6cm;7cm;8cm. Góc lớn nhất là góc
-
A.
đối diện với cạnh có độ dài 6cm.
-
B.
đối diện với cạnh có độ dài 7cm.
-
C.
đối diện với cạnh có độ dài 8cm.
-
D.
Ba cạnh có độ dài bằng nhau.
Đáp án : C
- Áp dụng định lý: Trong một tam giác, góc đối diện với cạnh lớn hơn là góc lớn hơn.
Vì trong một tam giác, góc đối diện với cạnh lớn hơn là góc lớn hơn mà cạnh 8cm là cạnh lớn nhất trong tam giác nên góc lớn nhất là góc đối diện với cạnh có độ dài 8cm.
Cho ΔABC có AB+AC=10cm,AC−AB=4cm. So sánh ˆB và ˆC?
-
A.
ˆC<ˆB
-
B.
ˆC>ˆB
-
C.
ˆC=ˆB
-
D.
ˆB<ˆC
Đáp án : A
- Tính và so sánh độ dài các cạnh của tam giác.
- Áp dụng định lý: Trong một tam giác, góc đối diện với cạnh lớn hơn là góc lớn hơn.
Xét ΔABC có: {AB+AC=10cm(1)AC−AB=4cm(2)
⇒AC=10−AB . Thế vào (2) ta được: 10−AB−AB=4⇒2AB=6⇒AB=3cm.
⇒AC=10−3=7cm.
⇒AC>AB⇒ˆB>ˆC.
Cho ΔABC có ˆA=70, ˆB−ˆC=300 . Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất:
-
A.
AC<AB<BC
-
B.
AB<AC=BC
-
C.
BC<AC=AB
-
D.
AC<BC<AB
Đáp án : B
- Tính số đo ˆB và ˆC của ΔABC.
- Áp dụng định lý: Trong một tam giác, cạnh đối diện với góc lớn hơn là cạnh lớn hơn.
Xét ΔABC có ˆA+ˆB+ˆC=1800⇒ˆB+ˆC=1800−ˆA=1800−700=1100
Ta có: {ˆB+ˆC=1100(1)ˆB−ˆC=300(2)
Từ (2)⇒ˆC=ˆB−300. Thế vào (1) ta được:
ˆB+ˆB−300=1100⇒2ˆB=1400⇒ˆB=700
⇒ˆC=700−300=400.
⇒ˆC<ˆB=ˆA⇒AB<AC=BC. ( Định lí cạnh và góc đối diện trong tam giác)
Cho tam giác ABC có ˆC>ˆB (ˆB,ˆC là các góc nhọn). Vẽ phân giác AD. So sánh BD và CD.
-
A.
Chưa đủ điều kiện để so sánh
-
B.
BD=CD
-
C.
BD<CD
-
D.
BD>CD
Đáp án : D
+ Trên cạnh AB lấy điểm E sao cho AC=AE.
+ So sánh CD với DE bằng cách sử dụng hai tam giác bằng nhau
+ So sánh DE với BC theo quan hệ giữa cạnh và góc trong tam giác
+ Từ đó so sánh CD và BD.
Từ đề bài ˆC>ˆB⇒AB>AC. Trên cạnh AB lấy điểm E sao cho AC=AE.
Xét tam giác ACD và tam giác AED có
+ AC=AE
+ ^CAD=^DAB (tính chất tia phân giác)
+ Cạnh AD chung
Suy ra ΔACD=ΔAED(c−g−c)
⇒DE=CD(1) và ^AED=^ACD
Mà ^ACD là góc nhọn nên ^AED là góc nhọn, suy ra ^BED=180∘−^AED là góc tù, do đó ^BED>^EBD
Xét tam giác BED có ^BED>^EBD suy ra BD>DE(2)
Từ (1);(2) suy ra DC<BD.
Cho tam giác ABC có góc A tù. Trên cạnh AB lấy điểm E, trên cạnh AC lấy điểm F. Chọn câu đúng.
-
A.
BF>EF
-
B.
EF<BC
-
C.
BF<BC
-
D.
Cả A, B, C đều đúng
Đáp án : D
Sử dụng quan hệ giữa cạnh và góc trong tam giác.
Chú ý rằng: Trong tam giác tù thì cạnh đối diện với góc tù là cạnh lớn nhất trong tam giác.
Do ˆA>90∘⇒^AEF<90∘ (vì ˆA+^AEF+^AFE=1800)
⇒^BEF>90∘ ⇒BF>EF(1) nên A đúng
Do ˆA>90∘⇒^BFA<90∘ (vì ˆA+^AEF+^AFE=1800)
⇒^BFC>90∘ ⇒BF<BC(2) nên C đúng
Từ (1);(2) suy ra EF<BC nên B đúng.
Vậy cả A, B, C đều đúng.
Cho ΔABC có AB<AC . Gọi M là trung điểm của BC. Trên tia đối của tia MA lấy điểm D sao cho MA=MD. So sánh ^CDA và ^CAD ?
-
A.
^CAD>^CDA
-
B.
^CAD=^CDA
-
C.
^CAD<^CDA
-
D.
^CDA<^CAD
Đáp án : C
- Chứng minh ΔABM=ΔDCM.
- Chứng minh DC<AC.
- Áp dụng định lý: Trong một tam giác, góc đối diện với cạnh lớn hơn là góc lớn hơn.
Vì M là trung điểm của BC (gt) ⇒MB=MC (tính chất trung điểm).
Ta có: ^AMB=^DMC (2 góc đối đỉnh).
Xét ΔABM và ΔDCMcó:
{AM=MD(gt)^AMB=^DMC(cmt)BM=MC(cmt)
⇒ΔABM=ΔDCM(c−g−c)
⇒AB=DC(1) (2 cạnh tương ứng)
Lại có, AB<AC(gt)(2) . Từ (1) và (2)⇒DC<AC.
Xét ΔADC có: DC<AC(cmt)⇒^CAD<^CDA (quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong tam giác)
Cho ΔABC có AB>AC . Kẻ BN là tia phân giác của góc B (N∈AC). Kẻ CM là tia phân giác của góc C(M∈AB), CM và BN cắt nhau tại I. So sánh IC và IB?
-
A.
IB<IC
-
B.
IC>IB
-
C.
IB=IC
-
D.
IB>IC
Đáp án : D
- Áp dụng tính chất tia phân giác của một góc.
- Chứng minh ^MCB>^NBC .
- Áp dụng định lý: Trong một tam giác, cạnh đối diện với góc lớn hơn là cạnh lớn hơn.
Vì AB>AC⇒^ACB>^ABC(1) (quan hệ giữa cạnh và góc trong tam giác)
Vì BN là phân giác của ^ABC⇒^NBC=^ABC2(2) (tính chất phân giác)
Vì CM là phân giác của ^ACB⇒^MCB=^ACB2(3) (tính chất phân giác)
Từ (1)(2)(3) ⇒^MCB>^NBChay^ICB>^IBC.
Xét ΔBIC có ^MCB>^NBC(cmt)⇒IB>IC (quan hệ giữa góc và cạnh trong tam giác)
Cho ΔABC cân tại A. Trên BC lấy hai điểm D và E sao cho BD=DE=EC. Chọn câu đúng.
-
A.
^BAD=^EAC
-
B.
^EAC<^DAE
-
C.
^BAD<^DAE
-
D.
Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án : D
Áp dụng hai định lý:
- Trong một tam giác, góc đối diện với cạnh lớn hơn là góc lớn hơn
- Trong một tam giác, cạnh đối diện với góc lớn hơn là cạnh lớn hơn.
Xét ΔABD và ΔACE có:
AB=AC (gt)
ˆB=ˆC (tính chất tam giác cân)
BD=EC(gt)
⇒ΔABD=ΔACE(c−g−c)⇒^BAD=^CAE (2 góc tương ứng) nên A đúng.
Trên tia đối của tia DA lấy điểm F sao cho AD=DF.
Xét ΔADE và ΔFDB có:
AD=DF(gt)
^ADE=^BDF (đối đỉnh)
BD=DE(gt)
⇒ΔADE=ΔFDB(c−g−c)⇒{^DAE=^BFDAE=BF
Ta có: ^AEC=ˆB+^BAD (tính chất góc ngoài của tam giác)
⇒^AEC>ˆB=ˆC nên trong ΔAEC suy ra AE<AC (quan hệ giữa góc và cạnh trong tam giác)
Mà {AB=AC(gt)BF=AE(cmt)⇒BF<AB
Xét ΔABF có: BF<AB(cmt) suy ra ^BFA>^FAB (quan hệ giữa cạnh và góc trong tam giác)
Vậy ^BAD=^CAE<^DAE nên B, C đúng.
Vậy cả A, B, C đều đúng.
Cho tam giác ABC cân ở A có chu vi bằng 16cm, cạnh đáy BC=4cm. So sánh các góc của tam giác ABC.
-
A.
ˆC=ˆB>ˆA
-
B.
ˆA=ˆB>ˆC
-
C.
ˆC>ˆB>ˆA
-
D.
ˆC<ˆB<ˆA
Đáp án : A
- Tính độ dài các cạnh của tam giác
- Sử dụng quan hệ giữa cạnh và góc trong tam giác để so sánh các góc.
Vì tam giác ABC cân tại A nên AB=AC
Chu vi tam giác ABC là 16cm nên ta có AB+AC+BC=16⇒2AB=16−BC⇒2.AB=16−4
⇒2.AB=12⇒AB=6cm nên AB=AC>BC
Vì AB=AC>BC nên ˆC=ˆB>ˆA.
Cho tam giác ABC, biết ˆA:ˆB:ˆC=3:5:7. So sánh các cạnh của tam giác.
-
A.
AC<AB<BC
-
B.
BC>AC>AB
-
C.
BC<AC<AB
-
D.
BC=AC<AB
Đáp án : C
- Từ tỉ lệ góc cho trước ta so sánh các góc
- Sử dụng quan hệ giữa cạnh và góc trong tam giác để so sánh các cạnh.
Từ đề bài ta có ˆA:ˆB:ˆC=3:5:7 nên ˆA3=ˆB5=ˆC7⇒ˆA<ˆB<ˆC
Vì ˆA<ˆB<ˆC nên BC<AC<AB.
ΔABH có ˆA>ˆB(gt) nên BH>AH (quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong tam giác).
ΔABH vuông tại H nên ˆA+ˆB=90o (1)
ΔBCH vuông tại C nên ^BHC+ˆB=90o (2)
Từ (1) và (2) suy ra ˆA=^BHC.
Mặt khác ˆA>ˆB(gt) nên ^BHC>ˆB suy ra CB>CH (quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong tam giác).
Cho tam giác ABH vuông tại H(ˆA>ˆB). Kẻ đường cao HC(C∈AB). So sánh BH và AH;CH và CB.
-
A.
BH>AH;CB<CH
-
B.
BH>AH;CB>CH
-
C.
BH<AH;CB<CH
-
D.
BH<AH;CB>CH
Đáp án : B
- Áp dụng:
+ Định lý: Trong một tam giác, góc đối diện với cạnh lớn hơn là góc lớn hơn.
+ Định lý: Trong tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau.
ΔABH có ˆA>ˆB(gt) nên BH>AH (quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong tam giác).
ΔABH vuông tại H nên ˆA+ˆB=90o (1)
ΔBCH vuông tại C nên ^BHC+ˆB=90o (2)
Từ (1) và (2) suy ra ˆA=^BHC.
Mặt khác ˆA>ˆB(gt) nên ^BHC>ˆB suy ra CB>CH (quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong tam giác).