Trắc nghiệm Bài 35: Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác Toán 7 Kết nối tri thức
Đề bài
Gọi O là giao điểm của ba đường trung trực trong ΔABC. Khi đó O là:
-
A.
Điểm cách đều ba cạnh của ΔABC.
-
B.
Điểm cách đều ba đỉnh của ΔABC.
-
C.
Tâm đường tròn ngoại tiếp ΔABC.
-
D.
Đáp án B và C đúng
Nếu một tam giác có một đường trung tuyến đồng thời là đường trung trực thì tam giác đó là tam giác gì?
-
A.
Tam giác vuông
-
B.
Tam giác cân
-
C.
Tam giác đều
-
D.
Tam giác vuông cân
Cho ΔABC cân tại A, có ˆA=400, đường trung trực của AB cắt BC ở D. Tính ^CAD.
-
A.
300
-
B.
450
-
C.
600
-
D.
400.
Cho tam giác ABC trong đó ˆA=100∘. Các đường trung trực của AB và AC cắt cạnh BC theo thứ tự ở E và F . Tính ^EAF.
-
A.
20∘
-
B.
30∘
-
C.
40∘
-
D.
50∘
Cho ΔABC nhọn, đường cao AH. Lấy điểm D sao cho AB là trung trực của HD. Lấy điểm E sao cho AC là trung trực của HE. Gọi M là giao điểm của DE với AB,N là giao điểm của DE với AC. Chọn câu đúng.
-
A.
ΔADE là tam giác cân
-
B.
HA là tia phân giác của ^MHN.
-
C.
A, B đều đúng
-
D.
A, B đều sai
Cho ΔABC vuông tại A, có ˆC=300, đường trung trực của BC cắt AC tại M. Em hãy chọn câu đúng:
-
A.
BM là đường trung tuyến của ΔABC
-
B.
BM=AB.
-
C.
BM là phân giác của ^ABC.
-
D.
BM là đường trung trực của ΔABC.
Cho tam giác ABC vuông tại A, kẻ đường cao AH. Trên cạnh AC lấy điểm K sao cho AK=AH. Kẻ KD⊥AC(D∈BC). Chọn câu đúng.
-
A.
ΔAHD=ΔAKD
-
B.
AD là đường trung trực của đoạn thẳng HK.
-
C.
AD là tia phân giác của góc HAK.
-
D.
Cả A, B, C đều đúng.
Cho tam giác ABC cân tại A có AM là đường trung tuyến khi đó
-
A.
AM⊥BC
-
B.
AM là đường trung trực của BC
-
C.
AM là đường phân giác của góc BAC.
-
D.
Cả A, B, C đều đúng.
Cho ΔABC nhọn, hai đường cao BD và CE. Trên tia đối của tia BD lấy điểm I sao cho BI=AC. Trên tia đối của tia CE lấy điểm K sao choCK=AB.
Chọn câu đúng.
-
A.
AI>AK
-
B.
AI<AK
-
C.
AI=2AK
-
D.
AI=AK
ΔAIK là tam giác gì?
-
A.
ΔAIKlà tam giác cân tại B.
-
B.
ΔAIKlà tam giác vuông cân tại A.
-
C.
ΔAIKlà tam giác vuông
-
D.
ΔAIKlà tam giác đều
Cho ΔABC cân tại A, hai đường cao BD và CE cắt nhau tại I. Tia AI cắt BC tại M. Khi đó ΔMED là tam giác gì?
-
A.
Tam giác cân
-
B.
Tam giác vuông cân
-
C.
Tam giác vuông
-
D.
Tam giác đều.
Cho tam giác ABC nhọn có trực tâm H. Chọn câu đúng.
-
A.
AB+AC>HA+HB+HC
-
B.
AB+AC<HA+HB+HC
-
C.
AB+AC=HA+HB+HC
-
D.
AB+AC≤HA+HB+HC
Cho đoạn thẳng AB và điểm M nằm giữa A và B(MA<MB). Vẽ tia Mx vuông góc với AB, trên đó lấy hai điểm C và D sao cho MA=MC,MD=MB. Tia AC cắt BD ở E. Tính số đo ^AEB
-
A.
300
-
B.
450
-
C.
600
-
D.
900.
Lời giải và đáp án
Gọi O là giao điểm của ba đường trung trực trong ΔABC. Khi đó O là:
-
A.
Điểm cách đều ba cạnh của ΔABC.
-
B.
Điểm cách đều ba đỉnh của ΔABC.
-
C.
Tâm đường tròn ngoại tiếp ΔABC.
-
D.
Đáp án B và C đúng
Đáp án : D
Tính chất đồng quy của 3 đường trung trực trong một tam giác.
Ba đường trung trực của một tam giác cùng đi qua 1 điểm. Điểm này cách đều ba đỉnh của tam giác và là tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác đó. Chọn đáp án D.
Nếu một tam giác có một đường trung tuyến đồng thời là đường trung trực thì tam giác đó là tam giác gì?
-
A.
Tam giác vuông
-
B.
Tam giác cân
-
C.
Tam giác đều
-
D.
Tam giác vuông cân
Đáp án : B
Áp dụng tính chất đường trung trực và đường trung tuyến của tam giác.
Giả sử ΔABC có AM là trung tuyến đồng thời là đường trung trực.
Ta sẽ chứng minh ΔABC là tam giác cân.
Thật vậy, vì AM là trung tuyến của ΔABC (gt) ⇒BM=MC (tính chất trung tuyến)
Vì AM là trung trực của BC ⇒AM⊥BC
Xét hai tam giác vuông ΔABM và ΔACM có:
BM=CM(cmt)
AM chung
⇒ΔABM=ΔACM (2 cạnh góc vuông)
⇒AB=AC (2 cạnh tương ứng) ⇒ΔABC cân tại A.
Cho ΔABC cân tại A, có ˆA=400, đường trung trực của AB cắt BC ở D. Tính ^CAD.
-
A.
300
-
B.
450
-
C.
600
-
D.
400.
Đáp án : A
Áp dụng tính chất đường trung trực của đoạn thẳng, tính chất tam giác cân.
Vì ΔABC cân tại A (gt) ⇒ˆB=ˆC=(1800−ˆA):2=(1800−400):2=700.
Vì D thuộc đường trung trực của AB nên
⇒AD=BD (tính chất đường trung trực của đoạn thẳng)
⇒ΔABD cân tại D (dấu hiệu nhận biết tam giác cân)
⇒^DAC+^CAB=^DAB=ˆB=700⇒^DAC=700−^CAB=700−400=300.
Cho tam giác ABC trong đó ˆA=100∘. Các đường trung trực của AB và AC cắt cạnh BC theo thứ tự ở E và F . Tính ^EAF.
-
A.
20∘
-
B.
30∘
-
C.
40∘
-
D.
50∘
Đáp án : A
+ Sử dụng tính chất đường trung trực
+ Sử dụng tính chất tam giác cân để tính góc EAF.
Vì E nằm trên đường trung trực của AB nên EA=EB ( tính chất) nên ^A1=ˆB
Vì F nằm trên đường trung trực của AC nên FA=FC ( tính chất) nên ^A3=ˆC.
Do đó ^A1+^A3=ˆB+ˆC=180∘−100∘=80∘
⇒^A2=100∘−80∘=20∘.
Cho ΔABC nhọn, đường cao AH. Lấy điểm D sao cho AB là trung trực của HD. Lấy điểm E sao cho AC là trung trực của HE. Gọi M là giao điểm của DE với AB,N là giao điểm của DE với AC. Chọn câu đúng.
-
A.
ΔADE là tam giác cân
-
B.
HA là tia phân giác của ^MHN.
-
C.
A, B đều đúng
-
D.
A, B đều sai
Đáp án : C
Áp dụng tính chất đường trung trực của đoạn thẳng và tính chất hai tam giác bằng nhau..
Vì AB là đường trung trực của HD (gt) ⇒AD=AH (tính chất trung trực của đoạn thẳng)
Vì AC là đường trung trực của HE (gt) ⇒AH=AE (tính chất đường trung trực của đoạn thẳng)
⇒AD=AE⇒ΔADE cân tại A. Nên A đúng.
+) M nằm trên đường trung trực của HD nên MD=MH (tính chất đường trung trực của đoạn thẳng)
Xét ΔAMD và ΔAMH có:
AM chung.
AD=AH (cmt)
MD=MH (cmt)
⇒ΔAMD=ΔAMH(c−c−c)⇒^MDA=^MHA (2 góc tương ứng)
Lại có, N thuộc đường trung trực của HE nên NH=NE (tính chất đường trung trực của đoạn thẳng).
+) Xét ΔAHN và ΔAEN có:
AN chung
AH=AE (cmt)
NH=NE (cmt)
⇒ΔAHN=ΔAEN(c−c−c)
⇒^NHA=^NEA (2 góc tương ứng)
Mà ΔADE cân tại A (cmt) ⇒^MDA=^NEA⇒^MHA=^NHA .
Vậy HA là đường phân giác của ^MHN .
Cho ΔABC vuông tại A, có ˆC=300, đường trung trực của BC cắt AC tại M. Em hãy chọn câu đúng:
-
A.
BM là đường trung tuyến của ΔABC
-
B.
BM=AB.
-
C.
BM là phân giác của ^ABC.
-
D.
BM là đường trung trực của ΔABC.
Đáp án : C
Áp dụng tính chất tam giác cân, tính chất đường trung trực của đoạn thẳng, định lý tổng 3 góc trong tam giác
Vì M thuộc đường trung trực của BC ⇒BM=MC (tính chất đường trung trực của đoạn thẳng)
⇒ΔBMC cân tại M (dấu hiệu nhận biết tam giác cân)
⇒^MBC=ˆC=300 (tính chất tam giác cân)
Xét ΔABC có: ˆA+^ABC+ˆC=1800 (định lý tổng 3 góc trong tam giác)
⇒^ABC=1800−ˆC−ˆA=1800−300−900=600
⇒^ABM+^MBC=^ABC=600⇒^ABM=600−^MBC=600−300=300
⇒^ABM=^MBC
⇒ BM là phân giác của ^ABC.
Cho tam giác ABC vuông tại A, kẻ đường cao AH. Trên cạnh AC lấy điểm K sao cho AK=AH. Kẻ KD⊥AC(D∈BC). Chọn câu đúng.
-
A.
ΔAHD=ΔAKD
-
B.
AD là đường trung trực của đoạn thẳng HK.
-
C.
AD là tia phân giác của góc HAK.
-
D.
Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án : D
+ Chứng minh hai tam giác bằng nhau theo trường hợp cạnh huyền-cạnh góc vuông
+ Sử dụng tính chất hai tam giác bằng nhau để chứng minh AD là tia phân giác của góc HAK.
+ Sử dụng định lý về đường trung trực để chỉ ra AD là đường trung trực của đoạn thẳng HK.
Xét tam giác vuông AHD và tam giác vuông AKD có
+ AH=AK(gt)
+ AD chung
Suy ra ΔAHD=ΔAKD(ch−cgv) nên A đúng
Từ đó ta có HD=DK;^HAD=^DAK suy ra AD là tia phân giác góc HAK nên C đúng.
Ta có AH=AK(gt) và HA=DK(cmt) suy ra AD là đường trung trực đoạn HK nên B đúng.
Vậy cả A, B, C đều đúng.
Cho tam giác ABC cân tại A có AM là đường trung tuyến khi đó
-
A.
AM⊥BC
-
B.
AM là đường trung trực của BC
-
C.
AM là đường phân giác của góc BAC.
-
D.
Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án : D
Sử dụng định lý: Trong một tam giác cân, đường cao ứng với cạnh đáy đồng thời là đường phân giác, đường trung tuyến, đường trung trực của tam giác đó.
Vì tam giác ABC cân tại A có AM là đường trung tuyến nên AM cũng là đường cao, đường trung trực và đường phân giác của tam giác ABC.
Cho ΔABC nhọn, hai đường cao BD và CE. Trên tia đối của tia BD lấy điểm I sao cho BI=AC. Trên tia đối của tia CE lấy điểm K sao choCK=AB.
Chọn câu đúng.
-
A.
AI>AK
-
B.
AI<AK
-
C.
AI=2AK
-
D.
AI=AK
Đáp án: D
Áp dụng tính chất trong tam giác vuông 2 góc nhọn phụ nhau, tính chất 2 góc kề bù, dấu hiệu nhận biết tam giác vuông cân.
Xét ΔABD có: ^A1+^B1=900 (trong tam giác vuông 2 góc nhọn phụ nhau)
Xét ΔAEC có: ^A1+^C1=900 (trong tam giác vuông 2 góc nhọn phụ nhau)
⇒^B1=^C1(1).
Lại có: {^B1+^B2=1800^C1+^C2=1800(2) (hai góc kề bù)
Từ (1);(2)⇒^B2=^C2 .
Xét ΔABI và ΔKCA có:
AB=CK(gt)^B2=^C2(cmt)BI=AC(gt)
⇒ΔABI=ΔKCA(c−g−c)⇒AI=AK (2 cạnh tương ứng)
ΔAIK là tam giác gì?
-
A.
ΔAIKlà tam giác cân tại B.
-
B.
ΔAIKlà tam giác vuông cân tại A.
-
C.
ΔAIKlà tam giác vuông
-
D.
ΔAIKlà tam giác đều
Đáp án: B
Áp dụng tính chất trong tam giác vuông 2 góc nhọn phụ nhau, tính chất 2 góc kề bù, dấu hiệu nhận biết tam giác vuông cân.
Ta có AI=AK(cmt)⇒ΔAIK cân tại A (*).
ΔABI=ΔKCA(cmt)⇒^AIB=^CAK(3)(2 góc tương ứng)
Xét ΔAID có: ^AID+^IAD=900(4)(trong tam giác vuông 2 góc nhọn phụ nhau)
Từ (3) và (4)⇒^IAD+^CAK=900⇒ΔAIK vuông tại A (**)
Từ (*) và (**) ⇒ΔAIKvuông cân tại A.
Cho ΔABC cân tại A, hai đường cao BD và CE cắt nhau tại I. Tia AI cắt BC tại M. Khi đó ΔMED là tam giác gì?
-
A.
Tam giác cân
-
B.
Tam giác vuông cân
-
C.
Tam giác vuông
-
D.
Tam giác đều.
Đáp án : A
+) Dựa vào tính chất của các đường cao trong tam giác.
+) Dựa vào tính chất của tam giác cân.
+) Đường trung tuyến ứng với cạnh huyền của tam giác vuông bằng nửa cạnh huyền.
Xét ΔABC có BD và CE là hai đường cao cắt nhau tại I suy ra AI là đường cao của tam giác đó.
Mà AI cắt BC tại M nên AM⊥BC.
Vì ΔABC cân tại A (gt) nên AM là đường cao cũng chính là đường trung tuyến của tam giác đó. (tính chất của tam giác cân).
⇒BM=MC (tính chất đường trung tuyến)
Vì {CE⊥ABBD⊥AC⇒^BEC=^BDC=900.
Xét ΔBEC có M là trung điểm của BC nên suy ra EM là trung tuyến của ΔBEC
⇒EM=BC2(1) (tính chất trung tuyến của tam giác vuông)
Xét ΔBDC có M là trung điểm của BC nên DM là trung tuyến của ΔBDC
⇒DM=BC2(2) (tính chất trung tuyến của tam giác vuông)
Từ (1)(2)⇒EM=DM⇒ΔEMD cân tại M (dấu hiệu nhận biết tam giác cân).
Cho tam giác ABC nhọn có trực tâm H. Chọn câu đúng.
-
A.
AB+AC>HA+HB+HC
-
B.
AB+AC<HA+HB+HC
-
C.
AB+AC=HA+HB+HC
-
D.
AB+AC≤HA+HB+HC
Đáp án : A
- Qua H kẻ đường thẳng song song với AC cắt AB tại F, kẻ đường thẳng song song với AB cắt AC tại E.
- Chứng minh ΔAEH=ΔHFA⇒EH=AF;AE=HF (hai cạnh tương ứng).
- Sử dụng quan hệ đường xiên – đường vuông góc để chứng minh BF>BH,CE>CH.
- Áp dụng bất đẳng thức tam giác vào ΔAEH ta có: AE+EH>HA.
Từ đó lập luận suy ra điều phải chứng minh.
Qua H kẻ đường thẳng song song với AC cắt AB tại F, kẻ đường thẳng song song với AB cắt AC tại E.
Vì AE//HF (cách vẽ) nên ^EAH=^FHA (hai góc so le trong bằng nhau)
Vì AF//HE (cách vẽ) nên ^AHE=^HAF (hai góc so le trong bằng nhau)
Xét ΔAEH và ΔHFA có:
AH cạnh chung
^EAH=^FHA(cmt)
^AHE=^HAF(cmt)
⇒ΔAEH=ΔHFA(g.c.g)
⇒EH=AF;AE=HF (hai cạnh tương ứng).
Vì BH⊥AC và FH//AC nên BH⊥FH.
Ta có: BF;BH lần lượt là đường xiên và đường vuông góc kẻ từ B đến FH nên BF>BH (quan hệ đường xiên – đường vuông góc).
Vì CH⊥AB và EH//AB nên CH⊥EH.
Ta có: CE;CH lần lượt là đường xiên và đường vuông góc kẻ từ C đến EH nên CE>CH (quan hệ đường xiên – đường vuông góc).
Xét ΔAEH có: AE+EH>HA (bất đẳng thức tam giác)
Ta có: AB+AC=AF+FB+AE+EC
⇒AB+AC=EH+FB+AE+EC (vì AF=EH(cmt))
⇒AB+AC=(AE+EH)+FB+EC>HA+HB+HC.
Vậy AB+AC>HA+HB+HC.
Cho đoạn thẳng AB và điểm M nằm giữa A và B(MA<MB). Vẽ tia Mx vuông góc với AB, trên đó lấy hai điểm C và D sao cho MA=MC,MD=MB. Tia AC cắt BD ở E. Tính số đo ^AEB
-
A.
300
-
B.
450
-
C.
600
-
D.
900.
Đáp án : D
Áp dụng tính chất tam giác vuông cân, tính chất đường cao của tam giác.
Vì Mx⊥AB⇒^AMx=900
Xét ΔAMC có {^AMC=900(cmt)MA=MC(gt) ⇒^MAC=^MCA=450 (tính chất tam giác vuông cân)
Do đó ^DCE=^MCA=450 (đối đỉnh)
Xét ΔBMD có: {^BMD=900(cmt)MB=MD(gt) ⇒^MBD=^MDB=450(tính chất tam giác vuông cân)
Xét ΔCDE có: ^CDE=^DCE=450 ⇒^CDE+^DCE=900⇒^DEC=900.
Lại có: ^DEC+^AEB=1800 (kề bù) ⇒^AEB=1800−^DEC=1800−900=900 .