Trắc nghiệm Bài 13: Hình chữ nhật Toán 8 Kết nối tri thức
Đề bài
Điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ (…) trong câu sau để được khẳng định đúng:
“ Tứ giác có ... là hình chữ nhật.”
-
A.
hai góc vuông.
-
B.
bốn góc vuông.
-
C.
bốn cạnh bằng nhau.
-
D.
các cạnh đối song song.
Hai đường chéo của hình chữ nhật có tính chất nào sau đây?
-
A.
Chúng vuông góc với nhau.
-
B.
Chúng bằng nhau.
-
C.
Chúng cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
-
D.
Chúng bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau
-
A.
Hình chữ nhật là tứ giác có bốn cạnh bằng nhau.
-
B.
Hình chữ nhật là tứ giác có bốn góc vuông.
-
C.
Hình chữ nhật là tứ giác có hai góc vuông.
-
D.
Hình chữ nhật là tứ giác có hai đường chéo bằng nhau.
Hình chữ nhật có mấy tâm đối xứng?
-
A.
1.
-
B.
2.
-
C.
3.
-
D.
4.
Hình bình hành cần có thêm điều kiện nào sau đây thì trở thành hình chữ nhật?
-
A.
Có một góc vuông.
-
B.
Có hai cạnh kề bằng nhau.
-
C.
Có hai đường chéo vuông góc.
-
D.
Có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.
Hình bình hành ABCD là hình chữ nhật khi
-
A.
AB=AD.
-
B.
ˆA=90o.
-
C.
AB=2AC.
-
D.
ˆA=ˆC.
Chọn câu sai. Tứ giác ABCD là hình chữ nhật khi:
-
A.
ˆA=ˆB=ˆC=90o
-
B.
ˆA=ˆB=ˆC=90o và AB // CD
-
C.
AB = CD = AD = BC
-
D.
AB // CD; AB = CD; AC = BD
Hãy chọn câu đúng. Cho ΔABC với M thuộc cạnh BC. Từ M vẽ ME song song với AB và MF song song với AC. Hãy xác định điều kiện của ΔABC để tứ giác AEMF là hình chữ nhật.
-
A.
ΔABC vuông tại A
-
B.
ΔABC vuông tại B
-
C.
ΔABC vuông tại C
-
D.
ΔABC đều
Cho tam giác ABC vuông tại A, điểm M thuộc cạnh huyền BC. Gọi D, E lần lượt là chân đường vuông góc kẻ từ M đến AB, AC. Điểm M ở vị trí nào trên BC thì DE có độ dài nhỏ nhất?
-
A.
M là hình chiếu của A trên BC
-
B.
M là trung điểm của BC
-
C.
M trùng với B
-
D.
Đáp án khác
Cho tam giác ABC, đường cao AH. I là trung điểm của AC, E đối xứng với Hqua I. Tứ giác AHCE là hình gì?
-
A.
Hình thang.
-
B.
Hình thang cân.
-
C.
Hình thang vuông.
-
D.
Hình chữ nhật.
Hình chữ nhật ABCD có O là giao điểm của hai đường chéo. Biết ^AOD=50o, tính số đo ^ABO.
-
A.
50o.
-
B.
25o.
-
C.
90o.
-
D.
130o.
Cho tam giác ABC vuông tại A. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm thuộc các cạnh AB, AC, BC và MP=AC2, MP//AN.Tứ giác AMPN là hình gì?
-
A.
Hình thang.
-
B.
Hình thang cân.
-
C.
Hình chữ nhật.
-
D.
Hình thang vuông.
Cho hình chữ nhật ABCD. E, F, G, H là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD, DA và EF//AC, GH//AC;EH//BD,FG//BD Tứ giác EFGH là hình gì?
-
A.
Hình chữ nhật.
-
B.
Hình thang cân.
-
C.
Hình thang.
-
D.
Hình bình hành.
Cho tam giác ABC vuông cân tại A, AC = 6cm, điểm M thuộc cạnh BC. Gọi D, E theo thứ tự là các chân đường vuông góc kẻ từ M đến AB, AC. Chu vi của tứ giác ADME bằng:
-
A.
6cm
-
B.
36cm
-
C.
18cm
-
D.
12cm
Cho tam giác ABC với ba trung tuyến AI, BD, CE đồng quy tại G sao cho ED // BC; ED=12BC . M và N lần lượt là các điểm của GC và GB và MN // BC; MN=12BC; Tứ giác MNED là hình gì?
-
A.
Hình chữ nhật
-
B.
Hình bình hành
-
C.
Hình thang cân
-
D.
Hình thang vuông
Cho hình thang vuông ABCD có ˆA=ˆD=90o . Gọi M là trung điểm của AC và BM=12AC . Khẳng định nào sau đây sai
-
A.
AC=BD.
-
B.
Tứ giác ABCD là hình chữ nhật.
-
C.
M là trung điểm của BD.
-
D.
AB=AD.
Cho tứ giác ABCD. E, F, G, H là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD, DAvà EF//AC, GH//AC, EH//BD, FG//BD. Tứ giác ABCD cần thêm điều kiện nào sau đây để tứ giác EFGH là hình chữ nhật?
-
A.
AC=BD .
-
B.
AC⊥BD.
-
C.
AB=BC.
-
D.
AB//CD .
Lời giải và đáp án
Điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ (…) trong câu sau để được khẳng định đúng:
“ Tứ giác có ... là hình chữ nhật.”
-
A.
hai góc vuông.
-
B.
bốn góc vuông.
-
C.
bốn cạnh bằng nhau.
-
D.
các cạnh đối song song.
Đáp án : B
Hai đường chéo của hình chữ nhật có tính chất nào sau đây?
-
A.
Chúng vuông góc với nhau.
-
B.
Chúng bằng nhau.
-
C.
Chúng cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
-
D.
Chúng bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
Đáp án : D
Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau
-
A.
Hình chữ nhật là tứ giác có bốn cạnh bằng nhau.
-
B.
Hình chữ nhật là tứ giác có bốn góc vuông.
-
C.
Hình chữ nhật là tứ giác có hai góc vuông.
-
D.
Hình chữ nhật là tứ giác có hai đường chéo bằng nhau.
Đáp án : B
Hình chữ nhật có mấy tâm đối xứng?
-
A.
1.
-
B.
2.
-
C.
3.
-
D.
4.
Đáp án : A
Hình bình hành cần có thêm điều kiện nào sau đây thì trở thành hình chữ nhật?
-
A.
Có một góc vuông.
-
B.
Có hai cạnh kề bằng nhau.
-
C.
Có hai đường chéo vuông góc.
-
D.
Có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.
Đáp án : A
Hình bình hành ABCD là hình chữ nhật khi
-
A.
AB=AD.
-
B.
ˆA=90o.
-
C.
AB=2AC.
-
D.
ˆA=ˆC.
Đáp án : B
Hình bình hành có một góc vuông là hình chữ nhật.
Chọn câu sai. Tứ giác ABCD là hình chữ nhật khi:
-
A.
ˆA=ˆB=ˆC=90o
-
B.
ˆA=ˆB=ˆC=90o và AB // CD
-
C.
AB = CD = AD = BC
-
D.
AB // CD; AB = CD; AC = BD
Đáp án : C
+ Ta thấy AB = CD = AD = BC thì ABCD chỉ có bốn cạnh bằng nhau nên ABCD chưa chắc là hình chữ nhật .
Nếu ˆA=ˆB=ˆC=90o thì tứ giác ABCD có ba góc vuông nên ABCD là hình chữ nhật (do dấu hiệu tứ giác có 3 góc vuông).
+ Nếu ˆA=ˆB=ˆC=90o và AB // CD thì tứ giác ABCD có AD // BC; AB // CD nên ABCD là hình bình hành, lại có Â = 90 0 nên ABCD là hình chữ nhật. (do dấu hiệu hình bình hành có một góc vuông)
+ Nếu AB // CD; AB = CD và AC = BD thì ABCD là hình bình hành (do có cặp cạnh đối AB; CD song song và bằng nhau), lại có hai đường chéo bằng nhau AC = BD nên ABCD là hình chữ nhật (do dấu hiệu hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau).
Hãy chọn câu đúng. Cho ΔABC với M thuộc cạnh BC. Từ M vẽ ME song song với AB và MF song song với AC. Hãy xác định điều kiện của ΔABC để tứ giác AEMF là hình chữ nhật.
-
A.
ΔABC vuông tại A
-
B.
ΔABC vuông tại B
-
C.
ΔABC vuông tại C
-
D.
ΔABC đều
Đáp án : A
Từ giả thiết ta có ME // AF; MF // AE nên tứ giác AEMF là hình bình hành (dhnb).
Để hình bình hành AEMF là hình chữ nhật thì ^EAF=90o nên tam giác ABC vuông tại A.
Cho tam giác ABC vuông tại A, điểm M thuộc cạnh huyền BC. Gọi D, E lần lượt là chân đường vuông góc kẻ từ M đến AB, AC. Điểm M ở vị trí nào trên BC thì DE có độ dài nhỏ nhất?
-
A.
M là hình chiếu của A trên BC
-
B.
M là trung điểm của BC
-
C.
M trùng với B
-
D.
Đáp án khác
Đáp án : C
Xét tứ giác ADME có ˆA=^ADM=^AEM=90o nên ADME là hình chữ nhật.
Vì ADME là hình chữ nhật nên AM = DE (tính chất)
Để DE nhỏ nhất thì AM nhỏ nhất mà AM nhỏ nhất khi M là hình chiếu của A trên BC
Từ đó DE nhỏ nhất khi M là hình chiếu của A trên BC.
Cho tam giác ABC, đường cao AH. I là trung điểm của AC, E đối xứng với Hqua I. Tứ giác AHCE là hình gì?
-
A.
Hình thang.
-
B.
Hình thang cân.
-
C.
Hình thang vuông.
-
D.
Hình chữ nhật.
Đáp án : D
Tứ giác AHCE là hình bình hành vì IA=IC, IH=IE.
Mà ˆH=90o⇒AHCE là hình chữ nhật.
Hình bình hành có một góc vuông là hình chữ nhật
Hình chữ nhật ABCD có O là giao điểm của hai đường chéo. Biết ^AOD=50o, tính số đo ^ABO.
-
A.
50o.
-
B.
25o.
-
C.
90o.
-
D.
130o.
Đáp án : B
Ta có: ^AOB=180o−^AOD=130o (hai góc kề bù)
Theo tính chất hình chữ nhật ta có OA=OB ⇒ΔOAB cân tại O
⇒^ABO=^BAO=180o−130o2=25o.
Cho tam giác ABC vuông tại A. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm thuộc các cạnh AB, AC, BC và MP=AC2, MP//AN.Tứ giác AMPN là hình gì?
-
A.
Hình thang.
-
B.
Hình thang cân.
-
C.
Hình chữ nhật.
-
D.
Hình thang vuông.
Đáp án : C
Xét tam giác ABC ta có: MP=AC2, MP//AN
Mà AN=AC2 ⇒MP=AN
⇒ Tứ giác AMPN là hình bình hành
Mà ˆA=90o⇒AMPN là hình chữ nhật.
Cho hình chữ nhật ABCD. E, F, G, H là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD, DA và EF//AC, GH//AC;EH//BD,FG//BD Tứ giác EFGH là hình gì?
-
A.
Hình chữ nhật.
-
B.
Hình thang cân.
-
C.
Hình thang.
-
D.
Hình bình hành.
Đáp án : D
Tứ giác EFGH là hình bình hành vì
+ EF//GH (EF//AC, GH//AC)
+ EH//FG (EH//BD,FG//BD)
Cho tam giác ABC vuông cân tại A, AC = 6cm, điểm M thuộc cạnh BC. Gọi D, E theo thứ tự là các chân đường vuông góc kẻ từ M đến AB, AC. Chu vi của tứ giác ADME bằng:
-
A.
6cm
-
B.
36cm
-
C.
18cm
-
D.
12cm
Đáp án : D
+ Xét tứ giác ADME có ˆA=ˆB=ˆC=ˆD=90o nên ADME là hình chữ nhật
+ Xét tam giác DMB có ˆB=45o (do tam giác ABC vuông cân) nên tam giác BDM vuông cân tại D. Do đó DM = BD
+ Do ADME là hình chữ nhật nên chu vi ADME là:
(AD + DM).2 = (AD + BD).2 = 6.2 = 12 cm
Vậy chu vi ADME là 12cm
Cho tam giác ABC với ba trung tuyến AI, BD, CE đồng quy tại G sao cho ED // BC; ED=12BC . M và N lần lượt là các điểm của GC và GB và MN // BC; MN=12BC; Tứ giác MNED là hình gì?
-
A.
Hình chữ nhật
-
B.
Hình bình hành
-
C.
Hình thang cân
-
D.
Hình thang vuông
Đáp án : B
Xét tam giác ABC : ED // BC; ED=12BC (1)
+ Xét tam giác GBC có : MN // BC; MN=12BC (2)
Từ (1), (2) ⇒ MN // ED, MN = ED nên tứ giác MNED là hình bình hành (dấu hiệu nhận biết)
Cho hình thang vuông ABCD có ˆA=ˆD=90o . Gọi M là trung điểm của AC và BM=12AC . Khẳng định nào sau đây sai
-
A.
AC=BD.
-
B.
Tứ giác ABCD là hình chữ nhật.
-
C.
M là trung điểm của BD.
-
D.
AB=AD.
Đáp án : D
Xét ΔABC có BM là đường trung tuyến ứng với cạnh AC mà BM=12AC⇒ΔABC vuông tại B
Tứ giác ABCD có ˆA=ˆD=ˆB=90o⇒ Tứ giác ABCD là hình chữ nhật.
Suy ra: AC=BD và M là trung điểm của BD
Vậy D sai.
Cho tứ giác ABCD. E, F, G, H là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD, DAvà EF//AC, GH//AC, EH//BD, FG//BD. Tứ giác ABCD cần thêm điều kiện nào sau đây để tứ giác EFGH là hình chữ nhật?
-
A.
AC=BD .
-
B.
AC⊥BD.
-
C.
AB=BC.
-
D.
AB//CD .
Đáp án : B
Tứ giác EFGH là hình bình hành vì
+ EF//GH (EF//AC, GH//AC)
+ EH//FG (EH//BD, FG//BD)
Để hình bình hành EFGH là hình chữ nhật cần thêm điều kiện ˆE=90o
⇒EF⊥EH ⇔AC⊥BD