Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5 - Bài 3 - Chương 1 - Hình học 9
Giải Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5 - Bài 3 - Chương 1 - Hình học 9
Đề bài
Bài 1. Không dùng bảng lượng giác và máy tính, hãy so sánh:
a. tan28˚ và sin28˚
b. tan32˚ và cos58˚
Bài 2. Cho ∆ABC vuông tại A. Chứng minh rằng: tan^ABC2=ACAB+BC
LG bài 1
Phương pháp giải:
Sử dụng: tanα=sinαcosα
Khi góc α tăng từ 0° đến 90° (0°<α < 90°) thì sinα và tgα tăng
Lời giải chi tiết:
a. Ta có: 0 < cosα < 1 và tanα > 0
⇒tanα.cosα<tanα⇒sinαcosα.cosα<tanα⇒sinα<tanα
với α = 28^o , ta có: \sin28^o < \tan28^o.
Cách khác : Dựng ∆ABC vuông tại A và \widehat C = 28^\circ
Ta có: \sin 28^\circ = {{AB} \over {BC}};\tan 28^\circ = {{AB} \over {AC}}
mà BC > AC (cạnh huyền > cạnh góc vuông)
\Rightarrow {{AB} \over {BC}} < {{AB} \over {AC}}\,hay\,\sin 28^\circ < \tan 28^\circ
b. \cos 58^o = \sin(90^o - 58^o) = \sin 32^o
Theo chứng minh câu a : \sin32^o < \tan32^o hay \cos58^o < \tan32^o
LG bài 2
Phương pháp giải:
Sử dụng tích chất đường phân giác của tam giác và định nghĩa tỉ số lượng giác của góc nhọn.
Lời giải chi tiết:
Vẽ phân giác BD, ta có: {{DA} \over {DC}} = {{BA} \over {BC}}
\Rightarrow {{DA} \over {AB}} = {{DC} \over {BC}} = {{DA + DC} \over {AB + BC}} = {{AC} \over {AB + BC}} (1)
Mặt khác ∆ABD vuông tại A, ta có:
\tan \widehat {ABD} = \tan {{\widehat {ABC}} \over 2} = {{DA} \over {AB}}
Từ (1) và (2) \Rightarrow \tan {{\widehat {ABC}} \over 2} = {{AC} \over {AB + BC}}