Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5 - Bài 3 - Chương 4 - Đại số 9
Giải Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5 - Bài 3 - Chương 4 - Đại số 9
Đề bài
Bài 1: Cho phương trình x2+(1+√3)x+√3=0. Số nào sau đây là nghiệm cảu phương trình: x=1;x=−1; x=√3; x=−√3.
Bài 2: Giải phương trình : x2−5x+7=0.
Bài 3: Tìm tọa độ giao điểm của đồ thị hai hàm số sau :
(P):y=4x2 và (d):y=4x+3.
LG bài 1
Phương pháp giải:
Thay từng giá trị của x vào phương trình, nếu 2 vế bằng nhau thì giá trị đó là nghiệm, nếu 2 vế khác nhau thì giá trị đó không là nghiệm
Lời giải chi tiết:
Bài 1: Thay các giá trị x=1;x=−1; x=√3; x=−√3 vào phương trình đã cho, ta nhận thấy
x=−1 và x=−√3là nghiệm của phương trình. ( Chẳng hạn : với x=−√3, ta có : (−√3)2+(1+√3)(−√3)+√3=0
⇔3−√3−3+√3=0 ( luôn đúng). Vậy x=−√3 là một nghiệm)
LG bài 2
Phương pháp giải:
Đưa phương trình về dạng a2+b=0(b>0)
Chỉ ra phương trình đó vô nghiệm
Lời giải chi tiết:
Bài 2: x2−5x+7=0
⇔x2−2.54x+254−254+7=0
⇔(x−52)2+34=0
Phương trình vô nghiệm vì (x−52)2≥0, với mọi x∈R nên (x−52)2+34>0, với x∈R.
LG bài 3
Phương pháp giải:
Giải phương trình hoành độ giao điểm từ đó ta tìm được x, thay x vào (d) hoặc (P) ta tìm được y
=>Tọa độ giao điểm
Lời giải chi tiết:
Bài 3: Phương trình hoành độ giao điểm của hai đồ thị :
4x2=4x+3⇔4x2−4x=3
⇔4x2−4x+1=3+1
⇔(2x−1)2=4⇔|2x−1|=2
⇔[2x−1=22x−1=−2⇔[x=32x=−12
Vậy tọa độ giao điểm là : (32;9) và (−12;1).