Đề thi giữa kì 1 Hóa 12 Kết nối tri thức - Đề số 2 — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 12 - Kết nối tri thức Đề thi giữa kì 1 Hóa 12 - Kết nối tri thức


Đề thi giữa kì 1 Hóa 12 Kết nối tri thức - Đề số 2

Tải về

Tải về đề thi và đáp án Tải về đề thi Tải về đáp án

Ester X có công thức phân tử C4H8O2.

Đề bài

Phần 1. Trắc nghiệm nhiều đáp án lựa chọn
Câu 1 :

Ester X có công thức phân tử C 4 H 8 O 2 .Thủy phân X trong dung dịch H 2 SO 4 loãng, đun nóng, thu được sản phẩm gồm acetic acid và chất hữu cơ Y. Công thức của Y là

  • A.

    HCOOH.

  • B.

    CH 3 OH.

  • C.

    CH 3 COOH.

  • D.

    C 2 H 5 OH.

Câu 2 :

Cho các chất sau: (1) CH 3 COOH, (2) CH 3 COOCH 3 , (3) C 2 H 5 OH, (4) C 2 H 5 COOH. Chiều tăng dần nhiệt độ sôi (từ trái sang phải) là

  • A.

    (1), (2), (3), (4).

  • B.

    (2), (3), (1), (4).

  • C.

    (4), (3), (2), (1).

  • D.

    (3), (1), (2), (4).

Câu 3 :

Xà phòng hóa 8,8 gam ethyl acetate bằng 150 mL dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là:

  • A.

    3,28 g

  • B.

    8,56 g

  • C.

    10,20 g

  • D.

    8,25 g.

Câu 4 :

Tính khối lượng ester methyl methacrylate thu được khi đun nóng 215 gam methacrylic acid với 100 gam methyl alcohol. Giả thiết phản ứng hóa ester đạt hiệu suất 60%.

  • A.

    125 gam.

  • B.

    150 gam.

  • C.

    175 gam.

  • D.

    200 gam.

Câu 5 :

Cho công thức của xà phòng CH 3 (CH 2 ) 14 COONa. Phần có khả năng thâm nhập vào vết bẩn dầu mỡ và phần có xu hướng quay ra ngoài thâm nhập vào nước lần lượt là

  • A.

    CH 3 (CH 2 ) 14 - và -COONa.

  • B.

    CH 3 - và -COONa.

  • C.

    -COO- và CH 3 (CH 2 ) 14 -.

  • D.

    - COONa và CH 3 (CH 2 ) 14 - .

Câu 6 :

Chất có công thức cấu tạo như sau là chất nào?

  • A.

    Xà phòng.

  • B.

    Chất giặt rửa tổng hợp.

  • C.

    Chất giặt rửa tự nhiên.

  • D.

    Acid béo.

Câu 7 :

Cho các phát biểu sau:

a) Xà phòng được điều chế từ mỡ lợn là chất giặt rửa tự nhiên.

b) Xà phòng có thể được sản xuất từ nguồn hydrocarbon có trong dầu mỡ.

c) Nước Javel và baking soda là các chất giặt rửa có nguồn gốc vô cơ.

d) Sodium laurylsulfate là chất giặt rửa tổng hợp.

Số phát biểu sai là:

  • A.

    1

  • B.

    2

  • C.

    3

  • D.

    4

Câu 8 :

Chất thuộc loại disaccharide là

  • A.

    glucose.

  • B.

    saccharose.

  • C.

    cellulose.

  • D.

    fructose.

Câu 9 :

Bệnh nhân phải tiếp đường (truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch), đó là loại đường nào ?

  • A.

    Glucose.

  • B.

    cellulose.

  • C.

    Saccharose.

  • D.

    Fructose.

Câu 10 :

Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

Bước 1: Cho 0,5 mL dung dịch CuSO 4 5% vào ống nghiệm sạch.

Bước 2: Thêm 2 mL dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm, lắc đều; gạn phần dung dịch, giữ lại kết tủa.

Bước 3: Thêm tiếp 3mL dung dịch glucose 2% vào ống nghiệm, lắc đều.

Phát biểu nào sau đây sai ?

  • A.

    Sau bước 3, kết tủa đã bị hòa tan, thu được dung dịch màu xanh lam.

  • B.

    Nếu thay dung dịch NaOH ở bước 2 bằng dung dịch KOH thì hiện tượng ở bước 3 vẫn tương tự.

  • C.

    Thí nghiệm trên chứng minh glucose có tính chất của aldehyde.

  • D.

    Ở bước 3, nếu thay glucose bằng fructose thì hiện tượng xảy ra vẫn tương tự.

Câu 11 :

Tiến hành sản xuất rượu vang bằng phương pháp lên men rượu với nguyên liệu là 16,8 kg quả nho tươi (chứa 15% glucose về khối lượng), thu được V lít rượu vang 13,8°. Biết khối lượng riêng của ethyl alcohol là 0,8 g/ml. Giả thiết trong thành phần quả nho tươi chỉ có glucose bị lên men rượu; hiệu suất toàn bộ quá trình sản xuất là 60%. Giá trị của V là

  • A.

    10,5.

  • B.

    11,6.

  • C.

    7,0.

  • D.

    3,5

Câu 12 :

Thủy phân saccharose, thu được hai monosaccharide X và Y. Chất X có trong máu người với nồng độ khoảng 0,1%. Tính chất nào sau đây đúng với X, Y?

  • A.

    X bị thủy phân trong môi trường base.

  • B.

    X không có phản ứng tráng bạc.

  • C.

    X có phản ứng với dung dịch nước bromine

  • D.

    Y không tan trong nước.

Câu 13 :

Nồng độ đường huyết lúc đói của một người từ 5,6 mmol/L đến 6,9 mmol/L được xem là tiền tiểu đường, từ 7mmol/L trở lên trong 2 lần xét nghiệm độc lập được coi là bị bệnh tiểu đường. Kết quả xét nghiệm nào sau đây báo hiệu có thể người này đang ở trạng thái tiền tiểu đường?

  • A.

    117 mg/dL.

  • B.

    130 mg/dL.

  • C.

    1200 mg/dL.

  • D.

    1096 mg/dL.

Câu 14 :

Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucose → X → Y → CH 3 COOH. Hai chất X, Y lần lượt là

  • A.

    CH 3 CH 2 OH và CH 2 =CH 2 .

  • B.

    CH 3 CHO và CH 3 CH 2 OH.

  • C.

    CH 3 CH 2 OH và CH 3 CHO.

  • D.

    CH 3 CH(OH)COOH và CH 3 CHO.

Câu 15 :

Cho một số tính chất: có dạng sợi (1); tan trong nước (2); tan trong nước Schweizer (3); phản ứng với nitric acid đặc (xúc tác Sulfuric acid đặc) (4); bị oxi hóa bởi thuốc thử Tollens (5); bị thuỷ phân trong dung dịch acid đun nóng (6). Các tính chất của cellulose là:

  • A.

    (3), (4), (5) và (6).

  • B.

    (1), (3), (4) và (6).

  • C.

    (1), (2), (3) và (4).

  • D.

    (2), (3), (4) và (5).

Câu 16 :

Tiến hành sản xuất ethyl alcohol từ cellulose với hiệu suất của toàn bộ quá trình là 70%. Để sản xuất 2 tấn ethyl alcohol, khối lượng cellulose cần dùng là

  • A.

    5,031 tấn.

  • B.

    10,062 tấn.

  • C.

    3,521 tấn.

  • D.

    2,515 tấn

Câu 17 :

Phân tử khối trung bình của cellulose là 1620 000. Giá trị n trong công thức (C 6 H 10 O 5 ) n

  • A.

    10000

  • B.

    8000

  • C.

    9000

  • D.

    7000

Câu 18 :

Saccharose có tính chất nào trong số các tính chất sau:

(1) Thuộc loại disaccharide.

(2) Có nhiều trong cây mía, thốt nốt...

(3) Gồm 2 loại là amylose và amylopectin.

(4) Được sử dụng nhiều trong công nghiệp chế biến thực phẩm.

(5) Có khả năng hòa tan Cu(OH) 2 tạo dung dịch màu xanh lam.

Những tính chất nào đúng ?

  • A.

    (1), (2), (4), (5).

  • B.

    (2), (4), (5).

  • C.

    (2), (3), (4), (5).

  • D.

    (2), (3), (5).

Phần 2. Câu hỏi đúng, sai
Câu 1 :

Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

- Bước 1: Cho vào cốc thủy tính chịu nhiệt khoảng 5 gam dầu dừa và 10 mL dung dịch NaOH

4%.

- Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tỉnh khoảng 30 phút và thỉnh

thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. Để nguội hỗn hợp.

- Bước 3: Rót vào hỗn hợp 15 – 20 mL dung dịch NaCl bão hòa, nóng, khuấy nhẹ rồi để yên.

a. Sau bước 3 thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên là glycerol.

Đúng
Sai

b. Vai trò của dung dịch NaCl bão hòa ở bước 3 là để tách muối sodium của acid béo ra khỏi hỗn hợp.

Đúng
Sai

c. Ở bước 2, nếu không thêm nước cất thì hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thủy phân không xảy ra.

Đúng
Sai

d. Trong công nghiệp, phản ứng ở thí nghiệm trên được ứng dụng để sản xuất xà phòng và glycerol.

Đúng
Sai
Câu 2 :

Phân tích nguyên tố hợp chất hữu cơ đơn chức E cho kết quả phần trăm khối lượng C, H và O lần lượt là 54,55%; 9,09% và 36,36%. Phổ hồng ngoại IR của E có dạng như sau:

Thủy phân hoàn toàn E trong dung dịch NaOH, thu được muối của carboxylic acid X và chất Y.

Đốt cháy Y với cùng số mol E thì số mol CO 2 của Y bằng một nửa của E.

Nhiệt độ sôi của E, X, Y được xếp theo thứ tự tăng dần là Y, E, X.

Đúng
Sai

Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y.

Đúng
Sai

Y có vai trò chính trong nước rửa tay sát khuẩn thông thường.

Đúng
Sai

Có thể tách E ra khỏi hỗn hợp E, X, Y bằng Phương pháp chiết.

Đúng
Sai
Câu 3 :

Glucose và fructose tồn tại dạng mạch vòng chủ yếu và luôn chuyển hoá lẫn nhau theo một cân bằng qua dạng mạch hở.

Glucose vòng 6 cạnh, fructose có vòng 5 cạnh.

Đúng
Sai

Glucose và fructose là đồng phân cấu tạo của nhau.

Đúng
Sai

Hình (a) là cấu tạo dạng mạch vòng của \(\alpha \)- fructose

Đúng
Sai

Hình (b) là cấu tạo dạng mạch vòng của \(\alpha \)- glucose.

Đúng
Sai
Câu 4 :

Cho sơ đồ phản ứng (X, Y, Z, T là các chất hữu cơ khác nhau):

Có thể phân biệt X và Y bằng thuốc thử Tollens.

Đúng
Sai

X, Y, Z, T đều có nhiều nhóm hydroxyl trong phân tử.

Đúng
Sai

Từ T có thể chuyển hóa thành Z bằng một phản ứng.

Đúng
Sai

Chất X tác dụng với nước bromine tạo ra Z.

Đúng
Sai
Phần 3. Trả lời ngắn

Lời giải và đáp án

Phần 1. Trắc nghiệm nhiều đáp án lựa chọn
Câu 1 :

Ester X có công thức phân tử C 4 H 8 O 2 .Thủy phân X trong dung dịch H 2 SO 4 loãng, đun nóng, thu được sản phẩm gồm acetic acid và chất hữu cơ Y. Công thức của Y là

  • A.

    HCOOH.

  • B.

    CH 3 OH.

  • C.

    CH 3 COOH.

  • D.

    C 2 H 5 OH.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm và danh pháp của ester.

Lời giải chi tiết :

Thủy phân ester X thu được sản phẩm gồm CH 3 COOH và C 2 H 5 OH.

Đáp án D

Câu 2 :

Cho các chất sau: (1) CH 3 COOH, (2) CH 3 COOCH 3 , (3) C 2 H 5 OH, (4) C 2 H 5 COOH. Chiều tăng dần nhiệt độ sôi (từ trái sang phải) là

  • A.

    (1), (2), (3), (4).

  • B.

    (2), (3), (1), (4).

  • C.

    (4), (3), (2), (1).

  • D.

    (3), (1), (2), (4).

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất vật lí của ester.

Ester có nhiệt độ sôi thấp hơn acid và alcohol có cùng số nguyên tử carbon.

Lời giải chi tiết :

(2) < (3) < (1) < (4).

Đáp án B

Câu 3 :

Xà phòng hóa 8,8 gam ethyl acetate bằng 150 mL dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là:

  • A.

    3,28 g

  • B.

    8,56 g

  • C.

    10,20 g

  • D.

    8,25 g.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của ester.

Lời giải chi tiết :

n CH3COOC2H5 = 8,8 : 88 = 0,1 mol

n NaOH = 0,15.1 = 0,15 mol

CH 3 COOC 2 H 5 + NaOH \( \to \)CH 3 COONa + C 2 H 5 OH

0,1                  0,15             0,1

m chất rắn = m muối + m NaOH dư = 0,1.82 + (0,15 – 0,1).40 = 10,2g

Đáp án C

Câu 4 :

Tính khối lượng ester methyl methacrylate thu được khi đun nóng 215 gam methacrylic acid với 100 gam methyl alcohol. Giả thiết phản ứng hóa ester đạt hiệu suất 60%.

  • A.

    125 gam.

  • B.

    150 gam.

  • C.

    175 gam.

  • D.

    200 gam.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của ester.

Lời giải chi tiết :

n CH2 = C(CH3) – COOH = 215 : 86 = 2,5 mol

n CH3OH = 100 : 32 = 3,125 mol

n acid < n alcohol => n methyl methacrylate = 2,5.60% = 1,5 mol

m methyl methacrylate = 1,5.100 = 150g

Đáp án B

Câu 5 :

Cho công thức của xà phòng CH 3 (CH 2 ) 14 COONa. Phần có khả năng thâm nhập vào vết bẩn dầu mỡ và phần có xu hướng quay ra ngoài thâm nhập vào nước lần lượt là

  • A.

    CH 3 (CH 2 ) 14 - và -COONa.

  • B.

    CH 3 - và -COONa.

  • C.

    -COO- và CH 3 (CH 2 ) 14 -.

  • D.

    - COONa và CH 3 (CH 2 ) 14 - .

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào cấu tạo của xà phòng.

Lời giải chi tiết :

Phần có khả năng thâm nhập vào vết bẩn dầu mỡ là phần ưu nước: CH 3 (CH 2 ) 14 - .

Phần có xu hướng quay ra ngoài thâm nhập vào nước là phần kị nước: - COONa.

Đáp án B

Câu 6 :

Chất có công thức cấu tạo như sau là chất nào?

  • A.

    Xà phòng.

  • B.

    Chất giặt rửa tổng hợp.

  • C.

    Chất giặt rửa tự nhiên.

  • D.

    Acid béo.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào cấu tạo của xà phòng.

Lời giải chi tiết :

Công thức cấu tạo trên thuộc xà phòng vì là muối carboxylate của sodium.

Đáp án A

Câu 7 :

Cho các phát biểu sau:

a) Xà phòng được điều chế từ mỡ lợn là chất giặt rửa tự nhiên.

b) Xà phòng có thể được sản xuất từ nguồn hydrocarbon có trong dầu mỡ.

c) Nước Javel và baking soda là các chất giặt rửa có nguồn gốc vô cơ.

d) Sodium laurylsulfate là chất giặt rửa tổng hợp.

Số phát biểu sai là:

  • A.

    1

  • B.

    2

  • C.

    3

  • D.

    4

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào cấu tạo của xà phòng và chất giặt rửa.

Lời giải chi tiết :

a) sai, chất giặt rửa tự nhiên được lấy từ các nguồn thiên nhiên.

b) đúng

c) đúng

d) đúng

Đáp án A

Câu 8 :

Chất thuộc loại disaccharide là

  • A.

    glucose.

  • B.

    saccharose.

  • C.

    cellulose.

  • D.

    fructose.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào phân loại carbohydrate.

Lời giải chi tiết :

Saccharose thuộc loại disaccharide.

Đáp án B

Câu 9 :

Bệnh nhân phải tiếp đường (truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch), đó là loại đường nào ?

  • A.

    Glucose.

  • B.

    cellulose.

  • C.

    Saccharose.

  • D.

    Fructose.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào ứng dụng của carbohydrate.

Lời giải chi tiết :

Trong máu con người có hàm lượng glucose nên bệnh nhân phải tiếp đường glucose truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch.

Đáp án A

Câu 10 :

Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

Bước 1: Cho 0,5 mL dung dịch CuSO 4 5% vào ống nghiệm sạch.

Bước 2: Thêm 2 mL dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm, lắc đều; gạn phần dung dịch, giữ lại kết tủa.

Bước 3: Thêm tiếp 3mL dung dịch glucose 2% vào ống nghiệm, lắc đều.

Phát biểu nào sau đây sai ?

  • A.

    Sau bước 3, kết tủa đã bị hòa tan, thu được dung dịch màu xanh lam.

  • B.

    Nếu thay dung dịch NaOH ở bước 2 bằng dung dịch KOH thì hiện tượng ở bước 3 vẫn tương tự.

  • C.

    Thí nghiệm trên chứng minh glucose có tính chất của aldehyde.

  • D.

    Ở bước 3, nếu thay glucose bằng fructose thì hiện tượng xảy ra vẫn tương tự.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của glucose.

Lời giải chi tiết :

C sai, thí nghiệm trên chứng tỏ glucose có nhiều nhóm – OH xếp liền kề nhau.

Đáp án C

Câu 11 :

Tiến hành sản xuất rượu vang bằng phương pháp lên men rượu với nguyên liệu là 16,8 kg quả nho tươi (chứa 15% glucose về khối lượng), thu được V lít rượu vang 13,8°. Biết khối lượng riêng của ethyl alcohol là 0,8 g/ml. Giả thiết trong thành phần quả nho tươi chỉ có glucose bị lên men rượu; hiệu suất toàn bộ quá trình sản xuất là 60%. Giá trị của V là

  • A.

    10,5.

  • B.

    11,6.

  • C.

    7,0.

  • D.

    3,5

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của glucose.

Lời giải chi tiết :

Khối lượng glucose có trong quả nho là: 16,8 . 15% = 2,52 kg

n glucose = 2,52 : 180 = 0,014 k.mol

m C2H5OH = 0,0168 . 46 = 0,7728 kg.

m = D.V \( \to \) V = \(\frac{m}{D} = \frac{{0,{{7728.10}^3}}}{{0,8}} = 966mL\)

Thể tích rượu vang là: V C2H5OH : Độ cồn . 100 = 966 : 13,8 . 100 = 7000 ml = 7 lít

Đáp án C

Câu 12 :

Thủy phân saccharose, thu được hai monosaccharide X và Y. Chất X có trong máu người với nồng độ khoảng 0,1%. Tính chất nào sau đây đúng với X, Y?

  • A.

    X bị thủy phân trong môi trường base.

  • B.

    X không có phản ứng tráng bạc.

  • C.

    X có phản ứng với dung dịch nước bromine

  • D.

    Y không tan trong nước.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của saccharose.

Lời giải chi tiết :

Khi thủy phân saccharose thu được glucose và fructose. Vì chất X có trong máy người nên X là glucose và Y là fructose.

Đáp án C

Câu 13 :

Nồng độ đường huyết lúc đói của một người từ 5,6 mmol/L đến 6,9 mmol/L được xem là tiền tiểu đường, từ 7mmol/L trở lên trong 2 lần xét nghiệm độc lập được coi là bị bệnh tiểu đường. Kết quả xét nghiệm nào sau đây báo hiệu có thể người này đang ở trạng thái tiền tiểu đường?

  • A.

    117 mg/dL.

  • B.

    130 mg/dL.

  • C.

    1200 mg/dL.

  • D.

    1096 mg/dL.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào ứng dụng của glucose.

Lời giải chi tiết :

Vì nồng độ đường huyết lúc đói của một người từ 5,6 mmol/L đến 6,9 mmol/L nên khối lượng glucose trong máu của người là: 100,8 mg/dL đến 124,2 mg/dL.

Đáp án A

Câu 14 :

Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucose → X → Y → CH 3 COOH. Hai chất X, Y lần lượt là

  • A.

    CH 3 CH 2 OH và CH 2 =CH 2 .

  • B.

    CH 3 CHO và CH 3 CH 2 OH.

  • C.

    CH 3 CH 2 OH và CH 3 CHO.

  • D.

    CH 3 CH(OH)COOH và CH 3 CHO.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của glucose.

Lời giải chi tiết :

Glucose → C 2 H 5 OH → CH 3 CHO → CH 3 COOH

Câu 15 :

Cho một số tính chất: có dạng sợi (1); tan trong nước (2); tan trong nước Schweizer (3); phản ứng với nitric acid đặc (xúc tác Sulfuric acid đặc) (4); bị oxi hóa bởi thuốc thử Tollens (5); bị thuỷ phân trong dung dịch acid đun nóng (6). Các tính chất của cellulose là:

  • A.

    (3), (4), (5) và (6).

  • B.

    (1), (3), (4) và (6).

  • C.

    (1), (2), (3) và (4).

  • D.

    (2), (3), (4) và (5).

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào trạng thái tự nhiên và tính chất của cellulose.

Lời giải chi tiết :

(1); (3); (4); (6) là các tính chất của cellulose.

Đáp án B

Câu 16 :

Tiến hành sản xuất ethyl alcohol từ cellulose với hiệu suất của toàn bộ quá trình là 70%. Để sản xuất 2 tấn ethyl alcohol, khối lượng cellulose cần dùng là

  • A.

    5,031 tấn.

  • B.

    10,062 tấn.

  • C.

    3,521 tấn.

  • D.

    2,515 tấn

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của cellulose.

Lời giải chi tiết :

m cellulose = \(\frac{{2.162}}{{92}}:70\%  = 5,031\tan \)

Đáp án A

Câu 17 :

Phân tử khối trung bình của cellulose là 1620 000. Giá trị n trong công thức (C 6 H 10 O 5 ) n

  • A.

    10000

  • B.

    8000

  • C.

    9000

  • D.

    7000

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức phân tử của cellulose.

Lời giải chi tiết :

Giá trị n trong công thức (C 6 H 10 O 5 ) n là: = \(\frac{{1620000}}{{162}} = 10000\)

Đáp án A

Câu 18 :

Saccharose có tính chất nào trong số các tính chất sau:

(1) Thuộc loại disaccharide.

(2) Có nhiều trong cây mía, thốt nốt...

(3) Gồm 2 loại là amylose và amylopectin.

(4) Được sử dụng nhiều trong công nghiệp chế biến thực phẩm.

(5) Có khả năng hòa tan Cu(OH) 2 tạo dung dịch màu xanh lam.

Những tính chất nào đúng ?

  • A.

    (1), (2), (4), (5).

  • B.

    (2), (4), (5).

  • C.

    (2), (3), (4), (5).

  • D.

    (2), (3), (5).

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất của saccharose.

Lời giải chi tiết :

(1); (2); (4); (5) là tính chất của saccharose.

Đáp án A

Phần 2. Câu hỏi đúng, sai
Câu 1 :

Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

- Bước 1: Cho vào cốc thủy tính chịu nhiệt khoảng 5 gam dầu dừa và 10 mL dung dịch NaOH

4%.

- Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tỉnh khoảng 30 phút và thỉnh

thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. Để nguội hỗn hợp.

- Bước 3: Rót vào hỗn hợp 15 – 20 mL dung dịch NaCl bão hòa, nóng, khuấy nhẹ rồi để yên.

a. Sau bước 3 thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên là glycerol.

Đúng
Sai

b. Vai trò của dung dịch NaCl bão hòa ở bước 3 là để tách muối sodium của acid béo ra khỏi hỗn hợp.

Đúng
Sai

c. Ở bước 2, nếu không thêm nước cất thì hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thủy phân không xảy ra.

Đúng
Sai

d. Trong công nghiệp, phản ứng ở thí nghiệm trên được ứng dụng để sản xuất xà phòng và glycerol.

Đúng
Sai
Đáp án

a. Sau bước 3 thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên là glycerol.

Đúng
Sai

b. Vai trò của dung dịch NaCl bão hòa ở bước 3 là để tách muối sodium của acid béo ra khỏi hỗn hợp.

Đúng
Sai

c. Ở bước 2, nếu không thêm nước cất thì hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thủy phân không xảy ra.

Đúng
Sai

d. Trong công nghiệp, phản ứng ở thí nghiệm trên được ứng dụng để sản xuất xà phòng và glycerol.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Dựa vào phản ứng điều chế xà phòng.

Lời giải chi tiết :

a. sai, lớp chất rắn màu trắng nổi lên là xà phòng.

b. đúng

c. đúng

d. đúng

Câu 2 :

Phân tích nguyên tố hợp chất hữu cơ đơn chức E cho kết quả phần trăm khối lượng C, H và O lần lượt là 54,55%; 9,09% và 36,36%. Phổ hồng ngoại IR của E có dạng như sau:

Thủy phân hoàn toàn E trong dung dịch NaOH, thu được muối của carboxylic acid X và chất Y.

Đốt cháy Y với cùng số mol E thì số mol CO 2 của Y bằng một nửa của E.

Nhiệt độ sôi của E, X, Y được xếp theo thứ tự tăng dần là Y, E, X.

Đúng
Sai

Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y.

Đúng
Sai

Y có vai trò chính trong nước rửa tay sát khuẩn thông thường.

Đúng
Sai

Có thể tách E ra khỏi hỗn hợp E, X, Y bằng Phương pháp chiết.

Đúng
Sai
Đáp án

Nhiệt độ sôi của E, X, Y được xếp theo thứ tự tăng dần là Y, E, X.

Đúng
Sai

Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y.

Đúng
Sai

Y có vai trò chính trong nước rửa tay sát khuẩn thông thường.

Đúng
Sai

Có thể tách E ra khỏi hỗn hợp E, X, Y bằng Phương pháp chiết.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Dựa vào phổ hồng ngoại IR để xác định nhóm chức.

Lời giải chi tiết :

C : H : O = \(\frac{{\% C}}{{12}}:\frac{{\% H}}{1}:\frac{{\% O}}{{16}} = \frac{{54,55}}{{12}}:\frac{{9,09}}{1}:\frac{{36,36}}{{16}} = 4,54:9,09:2,27 = 2:4:1\)

Công thức đơn giản nhất E là C 2 H 4 O.

Vì thủy phân E hoàn toàn trong dung dịch NaOH thu được muối của carboxylic acid X và chất Y và phổ hồng ngoại IR của hợp chất E có:

- Nhóm C=O: hấp thụ đặc trưng ở vùng 1750 - 1700 cm -1 , đại diện cho dao động hóa trị của nhóm C=O với peak cường độ mạnh và nhọn.

- Nhóm C-O của C trong nhóm carbonyl (-C-C-O): hấp thụ đặc trưng ở vùng 1210 - 1160 cm -1 , đại diện cho dao động hóa trị truyền từ nguyên tử C bên trái nguyên tử O mang nối đơn trong ester.

- Vì có tín hiệu ở 3000 cm -1 nên có nhóm – CH 3 .

Nên E có nhóm chức ester – COO - công thức phân tử E là C 4 H 8 O 2 .

- Vì có tín hiệu ở 3000 cm -1 nên có nhóm – CH 3 .

- Vì đốt cháy Y với cùng số mol E thì số mol CO 2 của Y bằng một nửa của E.

Nên công thức cấu tạo của E là: CH 3 COOC 2 H 5

a. sai, nhiệt độ sôi của E, X, Y được xếp theo thứ tự là E, Y, X.

b. đúng

c. đúng

d. đúng

Câu 3 :

Glucose và fructose tồn tại dạng mạch vòng chủ yếu và luôn chuyển hoá lẫn nhau theo một cân bằng qua dạng mạch hở.

Glucose vòng 6 cạnh, fructose có vòng 5 cạnh.

Đúng
Sai

Glucose và fructose là đồng phân cấu tạo của nhau.

Đúng
Sai

Hình (a) là cấu tạo dạng mạch vòng của \(\alpha \)- fructose

Đúng
Sai

Hình (b) là cấu tạo dạng mạch vòng của \(\alpha \)- glucose.

Đúng
Sai
Đáp án

Glucose vòng 6 cạnh, fructose có vòng 5 cạnh.

Đúng
Sai

Glucose và fructose là đồng phân cấu tạo của nhau.

Đúng
Sai

Hình (a) là cấu tạo dạng mạch vòng của \(\alpha \)- fructose

Đúng
Sai

Hình (b) là cấu tạo dạng mạch vòng của \(\alpha \)- glucose.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Dựa vào cấu tạo của glucose và fructose.

Lời giải chi tiết :

a. đúng

b. đúng

c. sai, hình (a) là cấu tạo dạng mạch vòng của \(\alpha \)- glucose.

d. sai, hình (b) là cấu tạo dạng mạch vòng của β – fructose.

Câu 4 :

Cho sơ đồ phản ứng (X, Y, Z, T là các chất hữu cơ khác nhau):

Có thể phân biệt X và Y bằng thuốc thử Tollens.

Đúng
Sai

X, Y, Z, T đều có nhiều nhóm hydroxyl trong phân tử.

Đúng
Sai

Từ T có thể chuyển hóa thành Z bằng một phản ứng.

Đúng
Sai

Chất X tác dụng với nước bromine tạo ra Z.

Đúng
Sai
Đáp án

Có thể phân biệt X và Y bằng thuốc thử Tollens.

Đúng
Sai

X, Y, Z, T đều có nhiều nhóm hydroxyl trong phân tử.

Đúng
Sai

Từ T có thể chuyển hóa thành Z bằng một phản ứng.

Đúng
Sai

Chất X tác dụng với nước bromine tạo ra Z.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của saccharose.

Lời giải chi tiết :

C 6 H 12 O 6 (X)  + 2[Ag(NH 3 ) 2 ]OH \( \to \) CH 2 OH[CHOH] 4 COONH 4 (T) + 2Ag + 3NH 3 + H 2 O

C 6 H 12 O 6 (Y) + Br 2 + H 2 O \( \to \)CH 2 OH[CHOH] 4 COOH (Z) + 2HBr

a. đúng

b. đúng

c. đúng

d. sai, X không tác dụng được với Br2

Phần 3. Trả lời ngắn
Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của tinh bột.

Lời giải chi tiết :

Khối lượng tinh bột có trong 1kg ngô là: 1.72% = 0,72 kg

m C6H12O6 = \(\frac{{0,{{72.10}^3}.180.62.5\% }}{{180}} = 500g\)

Phương pháp giải :

Dựa vào phản ứng xà phòng hóa.

Lời giải chi tiết :

Khối lượng triolein có trong 100kg loại mỡ trên là: 100.50% = 50kg

\( \to \)n (C17H33COO)3C3H5 = \(\frac{{50}}{{884}}k.mol\)

Khối lượng tripalmitin là: 100.30% = 30kg

\( \to \)n (C15H31COO)3C3H5 = \(\frac{{30}}{{806}}k.mol\)

Khối lượng tristearin là: 100.20% = 20kg

\( \to \)n (C17H35COO)3C3H5 = \(\frac{{20}}{{890}}k.mol\)

Khối lượng xà phòng = m C17H33COONa + m C15H31COONa + m C17H35COONa

= \(\frac{{50}}{{884}}.3.304 + \frac{{30}}{{806}}.3.278 + \frac{{20}}{{890}}.3.306 \approx 103kg\)

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của chất béo.

Lời giải chi tiết :

Ta có: n NaOH = \(\frac{{1680}}{{40}} = 42k.mol\)

n glycerol = 42 : 3= 14 k.mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta có:

m muố i = m chất béo + m NaOH – m glycerol

= 10000 + 1680 – 14.92 = 10392kg

Nhưng khối lượng muối sodium carboxylate chiếm 60% khối lượng xà phòng nên thực tế khối lượng xà phòng thu được là: \(\frac{{10392.100}}{{60}} = 17320kg\)

Phương pháp giải :

Các chất có nhiều nhóm – OH xếp liền kề nhau trong phân tử có khả năng hòa tan Cu(OH) 2 ở nhiệt độ thường tạo dung dịch có màu xanh lam.

Lời giải chi tiết :

3 dung dịch: Glucose, saccharose, glycerol.


Cùng chủ đề:

Đề thi giữa kì 1 Hóa 12 Kết nối tri thức - Đề số 1
Đề thi giữa kì 1 Hóa 12 Kết nối tri thức - Đề số 2
Đề thi giữa kì 1 Hóa 12 Kết nối tri thức - Đề số 3
Đề thi giữa kì 1 Hóa 12 Kết nối tri thức - Đề số 4
Đề thi giữa kì 1 Hóa 12 Kết nối tri thức - Đề số 5
Đề thi giữa kì Hóa 12 bộ sách kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết
Đề thi giữa kì Hóa 12 bộ sách kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết