Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Toán 9 - Đề số 5 — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 9


Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Toán 9 - Đề số 5

Đề bài

Câu 1 :

Phân tích đa thức \({x^3} + x{}^2 - 4x - 4\) thành nhân tử ta được:

  • A.

    \((x - 2)(x + 2)(x + 1)\)

  • B.

    \((x - 4)(x + 4)(x + 1)\)

  • C.

    \((x - 2)(x + 2)(x - 1)\)

  • D.

    \(({x^2} + 4)(x + 1)\)

Câu 2 :

Có bao nhiêu giá trị của \(x\) thỏa mãn phương trình \(\left| {x - 3} \right| = 1 - 3x\).

  • A.

    \(3\)

  • B.

    \(0\)

  • C.

    \(1\)

  • D.

    \(2\)

Câu 3 :

Nghiệm của phương trình \(2x - 5 = 0\) là:

  • A.

    \(x = \dfrac{1}{5}\)

  • B.

    \(x = \dfrac{2}{5}\)

  • C.

    \(x = 2\)

  • D.

    \(x = \dfrac{5}{2}\)

Câu 4 :

Căn bậc hai số học của 4 là:

  • A.

    \( - 2\)

  • B.

    \(2\)

  • C.

    \(16\)

  • D.

    \( \pm 2\)

Câu 5 :

Nếu \(\Delta ABC\) vuông tại A có \(BH = 9,HC = 25\) thì đường cao \(AH\) có độ dài là:

  • A.

    \(15\)

  • B.

    \(225\)

  • C.

    \(\sqrt {15} \)

  • D.

    \(\dfrac{{25}}{9}\)

Câu 6 :

Tập nghiệm của bất phương trình \(5x + 1 <  - 3\) là:

  • A.

    \(S = \left\{ {x|x >  - \dfrac{4}{5}} \right\}\)

  • B.

    \(S = \left\{ {x|x <  - \dfrac{4}{5}} \right\}\)

  • C.

    \(S = \left\{ {x|x < \dfrac{4}{5}} \right\}\)

  • D.

    \(S = \left\{ {x|x > \dfrac{4}{5}} \right\}\)

Câu 7 :

Thực hiện phép tính sau \(\dfrac{{x - 3}}{{2x + 6}}:\left( {{x^2} - 6x + 9} \right)\), ta được kết quả là:

  • A.

    \(\dfrac{1}{{2({x^2} - 9)}}\)

  • B.

    \(\dfrac{1}{{{x^2} - 9}}\)

  • C.

    \(\dfrac{1}{{2{{(x - 3)}^2}}}\)

  • D.

    \(\dfrac{1}{{x - 9}}\)

Câu 8 :

\(\sqrt {{{\rm{x}}^2}}  = 5\) thì \(x\) bằng:

  • A.

    \(25\)

  • B.

    \(5\)

  • C.

    \( \pm 5\)

  • D.

    \( \pm 25\)

Câu 9 :

So sánh 5 với \(2\sqrt 6 \) ta có kết luận sau:

  • A.

    \(5 > 2\sqrt 6 \)

  • B.

    \(5 < 2\sqrt 6 \)

  • C.

    \(5 = 2\sqrt 6 \)

  • D.

    Không so sánh được

Câu 10 :

Cho tam giác \(ABC\) có \(AB = AC;{\rm{ }}BC = 8{\rm{ }}cm;\) \(BH\) và \(CK\) là hai đường trung tuyến kẻ từ \(B\) và \(C.\) Tính độ dài đoạn \(HK.\)

  • A.

    \(HK = 2\;cm\)

  • B.

    \(HK = 4\;cm\)

  • C.

    \(HK = 6\;cm\)

  • D.

    \(HK = 8\;cm\)

Câu 11 :

Cho \(\Delta ABC\), đường phân giác góc \(B\) cắt \(AC\) tại \(D\) và cho biết \(AB = 10{\rm{ }}cm,{\rm{ }}BC = 15{\rm{ }}cm,\)\(AD = 6{\rm{ }}cm.\) Tính \(AC.\)

  • A.

    \(6{\rm{ }}cm\)

  • B.

    \(9{\rm{ }}cm\)

  • C.

    \(12{\rm{ }}cm\)

  • D.

    \(15{\rm{ }}cm\)

Câu 12 :

Giải phương trình \(\dfrac{{x - 1}}{{x + 2}} - \dfrac{{1 - x}}{{2 - x}} = \dfrac{{2({x^2} + 2)}}{{{x^2} - 4}}\) ta được tập nghiệm là:

  • A.

    \(S = \left\{ 0 \right\}\)

  • B.

    \(S = \left\{ {0; - 2} \right\}\)

  • C.

    \(S = \left\{ {0;2} \right\}\)

  • D.

    \(S = \left\{ { - 2} \right\}\)

Câu 13 :

Với điều kiện nào của \(x\) thì \(\dfrac{{x - 2}}{{3 + 2x}} \le 0\).

  • A.

    \( - \dfrac{3}{2} \le x \le 2\)

  • B.

    \( - \dfrac{3}{2} < x < 2\)

  • C.

    \( - \dfrac{3}{2} < x \le 2\)

  • D.

    \(x \le 2\)

Câu 14 :

Chọn câu đúng. Giá trị của phân thức \(\dfrac{{{x^2} - x}}{{2(x - 1)}}\) tại  \(x = 4\) là:

  • A.

    \(4\)

  • B.

    \(2\)

  • C.

    \(6\)

  • D.

    \(8\)

Câu 15 :

Cho các số thực dương \(x,{\rm{ }}y,{\rm{ }}z\) thỏa mãn: \(\dfrac{1}{x} + \dfrac{1}{y} + \dfrac{1}{z} = 4\). Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức \(P = \dfrac{1}{{2x + y + z}} + \dfrac{1}{{2y + x + z}} + \dfrac{1}{{2z + x + y}}\).

  • A.

    \(P = 4\)

  • B.

    \(P = 2\)

  • C.

    \(P = 1\)

  • D.

    \(P = \dfrac{3}{2}\)

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Phân tích đa thức \({x^3} + x{}^2 - 4x - 4\) thành nhân tử ta được:

  • A.

    \((x - 2)(x + 2)(x + 1)\)

  • B.

    \((x - 4)(x + 4)(x + 1)\)

  • C.

    \((x - 2)(x + 2)(x - 1)\)

  • D.

    \(({x^2} + 4)(x + 1)\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Phân tích đa thức thành nhân tử dựa vào các biện pháp: đặt nhân tử chung, dùng hằng đẳng thức,…

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}\,\,{x^3} + x{}^2 - 4x - 4\\ = {x^2}(x + 1) - 4(x + 1)\\ = ({x^2} - 4)(x + 1)\\ = (x - 2)(x + 2)(x + 1)\end{array}\)

Câu 2 :

Có bao nhiêu giá trị của \(x\) thỏa mãn phương trình \(\left| {x - 3} \right| = 1 - 3x\).

  • A.

    \(3\)

  • B.

    \(0\)

  • C.

    \(1\)

  • D.

    \(2\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Áp dụng định nghĩa giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ để tìm \(x:\left| x \right| = \left\{ \begin{array}{l}x\;\;khi\;\;\;x \ge 0\\ - x\;\;\;khi\;\;x < 0\end{array} \right.\)

Sau đó biến đổi phương trình, giải phương trình bậc nhất một ẩn.

Lời giải chi tiết :

\(\left| {x - 3} \right| = 1 - 3x \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}x - 3 \ge 0\\x - 3 = 1 - 3x\end{array} \right.\\\left\{ \begin{array}{l}x - 3 < 0\\x - 3 = 3x - 1\end{array} \right.\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}x \ge 3\\x + 3x = 1 + 3\end{array} \right.\\\left\{ \begin{array}{l}x < 3\\x - 3x = 3 - 1\end{array} \right.\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}x \ge 3\\x = 1\end{array} \right.\\\left\{ \begin{array}{l}x < 3\\x =  - 1\end{array} \right.\end{array} \right. \Leftrightarrow x =  - 1\).

Vậy có 1 giá trị \(x\) thỏa mãn là \(x =  - 1.\)

Câu 3 :

Nghiệm của phương trình \(2x - 5 = 0\) là:

  • A.

    \(x = \dfrac{1}{5}\)

  • B.

    \(x = \dfrac{2}{5}\)

  • C.

    \(x = 2\)

  • D.

    \(x = \dfrac{5}{2}\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Biến đổi phương trình về dạng phương trình bậc nhất một ẩn, giải phương trình bậc nhất một ẩn.

\(ax + b = 0 \Leftrightarrow ax =  - b \Leftrightarrow x = \dfrac{{ - b}}{a}\;\left( {a \ne 0} \right)\).

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(2x - 5 = 0 \Leftrightarrow 2x = 5\, \Leftrightarrow x = \dfrac{5}{2}\).

Câu 4 :

Căn bậc hai số học của 4 là:

  • A.

    \( - 2\)

  • B.

    \(2\)

  • C.

    \(16\)

  • D.

    \( \pm 2\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Căn bậc hai số học của số \(a\) không âm là số \(x\) không âm sao cho \({x^2} = a.\)

Kí hiệu: \(x = \sqrt a .\)

Lời giải chi tiết :

Vì \({2^2} = 4\) và \(2 > 0\) nên \(\sqrt 4  = 2.\)

Câu 5 :

Nếu \(\Delta ABC\) vuông tại A có \(BH = 9,HC = 25\) thì đường cao \(AH\) có độ dài là:

  • A.

    \(15\)

  • B.

    \(225\)

  • C.

    \(\sqrt {15} \)

  • D.

    \(\dfrac{{25}}{9}\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông: “Bình phương đường cao ứng với cạnh huyền bằng tích hai hình chiếu của hai cạnh góc vuông trên cạnh huyền”.

Lời giải chi tiết :

Xét tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\) có chiều cao \(AH.\) Theo hệ thức lượng trong tam giác vuông ta có:

\(A{H^2} = HB.HC \Leftrightarrow A{H^2} = 9.25\) \( \Leftrightarrow A{H^2} = 225 \Rightarrow AH = 15\)

Vậy \(AH = 15\,cm.\)

Câu 6 :

Tập nghiệm của bất phương trình \(5x + 1 <  - 3\) là:

  • A.

    \(S = \left\{ {x|x >  - \dfrac{4}{5}} \right\}\)

  • B.

    \(S = \left\{ {x|x <  - \dfrac{4}{5}} \right\}\)

  • C.

    \(S = \left\{ {x|x < \dfrac{4}{5}} \right\}\)

  • D.

    \(S = \left\{ {x|x > \dfrac{4}{5}} \right\}\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Biến đổi bất phương trình về dạng bất phương trình một ẩn và giải bất phương trình.

Lời giải chi tiết :

\(5x + 1 <  - 3 \Leftrightarrow 5x <  - 3 - 1\) \( \Leftrightarrow x < \dfrac{{ - 4}}{5}\).

Tập nghiệm của bất phương trình là  \(S = \left\{ {x|x <  - \dfrac{4}{5}} \right\}\).

Câu 7 :

Thực hiện phép tính sau \(\dfrac{{x - 3}}{{2x + 6}}:\left( {{x^2} - 6x + 9} \right)\), ta được kết quả là:

  • A.

    \(\dfrac{1}{{2({x^2} - 9)}}\)

  • B.

    \(\dfrac{1}{{{x^2} - 9}}\)

  • C.

    \(\dfrac{1}{{2{{(x - 3)}^2}}}\)

  • D.

    \(\dfrac{1}{{x - 9}}\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng kiến thức:

+) Áp dụng công thức của các hằng đẳng thức đáng nhớ.

+) Phân tích đa thức thành nhân tử.

+) Rút gọn phân thức.

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(\dfrac{{x - 3}}{{2x + 6}}:\left( {{x^2} - 6x + 9} \right) = \dfrac{{x - 3}}{{2(x + 3)}}.\dfrac{1}{{{{(x - 3)}^2}}} = \dfrac{1}{{2(x - 3)(x + 3)}} = \dfrac{1}{{2({x^2} - 9)}}\).

Câu 8 :

\(\sqrt {{{\rm{x}}^2}}  = 5\) thì \(x\) bằng:

  • A.

    \(25\)

  • B.

    \(5\)

  • C.

    \( \pm 5\)

  • D.

    \( \pm 25\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng \(\sqrt {{A^2}}  = \left| A \right|\) và \(\left| x \right| = m\left( {m \ge 0} \right) \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = m\\x =  - m\end{array} \right.\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(\sqrt {{{\rm{x}}^2}}  = 5 \Leftrightarrow \left| x \right| = 5 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 5\\x =  - 5\end{array} \right.\)

Câu 9 :

So sánh 5 với \(2\sqrt 6 \) ta có kết luận sau:

  • A.

    \(5 > 2\sqrt 6 \)

  • B.

    \(5 < 2\sqrt 6 \)

  • C.

    \(5 = 2\sqrt 6 \)

  • D.

    Không so sánh được

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Với \(0 < a < b \Leftrightarrow \sqrt a  < \sqrt b \)

Và với \(a,b > 0\) thì \({a^2} < {b^2} \Leftrightarrow a < b\).

Lời giải chi tiết :

Ta có: \({5^2} = 25;\,{\left( {2\sqrt 6 } \right)^2} = {2^2}.{\left( {\sqrt 6 } \right)^2} = 4.6 = 24\)

Vì \(25 > 24\) nên \(5 > 2\sqrt 6 .\)

Câu 10 :

Cho tam giác \(ABC\) có \(AB = AC;{\rm{ }}BC = 8{\rm{ }}cm;\) \(BH\) và \(CK\) là hai đường trung tuyến kẻ từ \(B\) và \(C.\) Tính độ dài đoạn \(HK.\)

  • A.

    \(HK = 2\;cm\)

  • B.

    \(HK = 4\;cm\)

  • C.

    \(HK = 6\;cm\)

  • D.

    \(HK = 8\;cm\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Áp dụng lý thuyết đã học và cách chứng minh tam giác đồng dạng để thực hiện yêu cầu của bài toán.

Lời giải chi tiết :

Theo bài ra ta có: \(AB = AC\) (1)

Ta lại có $BH$ và $CK$ là hai đường trung tuyến kẻ từ $B$ và $C$ của tam giác $ABC,$ suy ra $H$ và $K$ lần lượt là trung điểm của $AC$ và $AB.$

Khi đó, ta có:

\(AK = KB = \dfrac{1}{2}AB\;(2)\)

\(AH = HC = \dfrac{1}{2}AC\;(3)\)

Từ (1), (2) và (3) ta có: \(AK = AH\)

Vì $AK = AH$ và $AB = AC$ nên: \(\dfrac{{AK}}{{AB}} = \dfrac{{AH}}{{AC}}\)

Xét \(\Delta AKH\) và \(\Delta ABC\) ta có:

+) \(\dfrac{{AK}}{{AB}} = \dfrac{{AH}}{{AC}}\)

+) \(\widehat A\) chung

\( \Rightarrow \Delta AKH \backsim \Delta ABC\; (c - g - c)\)

\(\begin{array}{l} \Rightarrow \dfrac{{AK}}{{AB}} = \dfrac{{KH}}{{BC}} = \dfrac{1}{2}\\ \Rightarrow \dfrac{{KH}}{8} = \dfrac{1}{2} \Leftrightarrow KH = \dfrac{8}{2} = 4\;cm\end{array}\).

Câu 11 :

Cho \(\Delta ABC\), đường phân giác góc \(B\) cắt \(AC\) tại \(D\) và cho biết \(AB = 10{\rm{ }}cm,{\rm{ }}BC = 15{\rm{ }}cm,\)\(AD = 6{\rm{ }}cm.\) Tính \(AC.\)

  • A.

    \(6{\rm{ }}cm\)

  • B.

    \(9{\rm{ }}cm\)

  • C.

    \(12{\rm{ }}cm\)

  • D.

    \(15{\rm{ }}cm\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Áp dụng tính chất đường phân giác của tam giác để tính \(AC.\)

Lời giải chi tiết :

Áp dụng tính chất đường phân giác trong tam giác ABC, ta có: \(\dfrac{{BA}}{{AD}} = \dfrac{{BC}}{{CD}}\)

\( \Rightarrow \dfrac{{10}}{6} = \dfrac{{15}}{{CD}} \Leftrightarrow CD = \dfrac{{6.15}}{{10}} = 9\;cm\)

\( \Rightarrow AC = AD + DC = 6 + 9 = 15\;cm\).

Câu 12 :

Giải phương trình \(\dfrac{{x - 1}}{{x + 2}} - \dfrac{{1 - x}}{{2 - x}} = \dfrac{{2({x^2} + 2)}}{{{x^2} - 4}}\) ta được tập nghiệm là:

  • A.

    \(S = \left\{ 0 \right\}\)

  • B.

    \(S = \left\{ {0; - 2} \right\}\)

  • C.

    \(S = \left\{ {0;2} \right\}\)

  • D.

    \(S = \left\{ { - 2} \right\}\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Giải phương trình chứa ẩn ở mẫu:

Bước 1: Tìm điều kiện xác định của phương trình.

Bước 2: Quy đồng mẫu hai vế của phương trình rồi khử mẫu.

Bước 3: Giải phương trình vừa nhận được.

Bước 4: (Kết luận) Trong các giá trị của ẩn tìm được ở bước 3, các giá trị thỏa mãn điều kiện xác định chính là các nghiệm của phương trình đã cho.

Lời giải chi tiết :

ĐKXĐ: \(x \ne 2;\,\,x \ne  - 2\)

\(\begin{array}{l}\,\,\,\,\,\,\,\dfrac{{x - 1}}{{x + 2}} - \dfrac{{1 - x}}{{2 - x}} = \dfrac{{2({x^2} + 2)}}{{{x^2} - 4}}\\ \Leftrightarrow \dfrac{{x - 1}}{{x + 2}} + \dfrac{{1 - x}}{{x - 2}} = \dfrac{{2({x^2} + 2)}}{{(x - 2)(x + 2)}}\\ \Leftrightarrow \dfrac{{(x - 1)(x - 2)}}{{(x - 2)(x + 2)}} + \dfrac{{(1 - x)(x + 2)}}{{(x - 2)(x + 2)}} = \dfrac{{2({x^2} + 2)}}{{(x - 2)(x + 2)}}\\ \Rightarrow (x - 1)(x - 2) + (1 - x)(x + 2) = 2({x^2} + 2)\\ \Leftrightarrow {x^2} - 2x - x + 2 + x + 2 - {x^2} - 2x = 2{x^2} + 4\\ \Leftrightarrow 2{x^2} + 4x = 0\\ \Leftrightarrow 2x(x + 2) = 0\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}2x = 0\\x + 2 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0\,\,\,\,\,(TM)\\x =  - 2\,\,\,\,\,(KTM)\end{array} \right.\end{array}\)

Vậy tập nghiệm của phương trình là \(S = \left\{ 0 \right\}.\)

Câu 13 :

Với điều kiện nào của \(x\) thì \(\dfrac{{x - 2}}{{3 + 2x}} \le 0\).

  • A.

    \( - \dfrac{3}{2} \le x \le 2\)

  • B.

    \( - \dfrac{3}{2} < x < 2\)

  • C.

    \( - \dfrac{3}{2} < x \le 2\)

  • D.

    \(x \le 2\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng: \(\dfrac{A}{B} \le 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}A \le 0\\B > 0\end{array} \right.\\\left\{ \begin{array}{l}A \ge 0\\B < 0\end{array} \right.\end{array} \right.\)

Rồi giải từng bất phương trình bậc nhất một ẩn thu được.

Lời giải chi tiết :

\(\dfrac{{x - 2}}{{3 + 2x}} \le 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}x - 2 \ge 0\\3 + 2x < 0\end{array} \right.\\\left\{ \begin{array}{l}x - 2 \le 0\\3 + 2x > 0\end{array} \right.\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}x - 2 \ge 0\\3 + 2x < 0\end{array} \right.\\\left\{ \begin{array}{l}x - 2 \le 0\\3 + 2x > 0\end{array} \right.\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}x \ge 2\\x < \dfrac{{ - 3}}{2}\end{array} \right.\\\left\{ \begin{array}{l}x \le 2\\x > \dfrac{{ - 3}}{2}\end{array} \right.\end{array} \right. \Leftrightarrow \dfrac{{ - 3}}{2} < x \le 2\).

Vậy \( - \dfrac{3}{2} < x \le 2.\)

Câu 14 :

Chọn câu đúng. Giá trị của phân thức \(\dfrac{{{x^2} - x}}{{2(x - 1)}}\) tại  \(x = 4\) là:

  • A.

    \(4\)

  • B.

    \(2\)

  • C.

    \(6\)

  • D.

    \(8\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Phân tích các mẫu thức thành nhân tử.

Rút gọn biểu thức và tính giá trị biểu thức.

Lời giải chi tiết :

Đk: \(x - 1 \ne 0 \Leftrightarrow x \ne 1.\)

\(A = \dfrac{{{x^2} - x}}{{2(x - 1)}} = \dfrac{{x(x - 1)}}{{2(x - 1)}} = \dfrac{x}{2} (x \ne 1)\).

Với \(x = 4\) (tmđk) ta thay \(x = 4\) vào A ta được: \(A = \dfrac{4}{2} = 2.\)

Câu 15 :

Cho các số thực dương \(x,{\rm{ }}y,{\rm{ }}z\) thỏa mãn: \(\dfrac{1}{x} + \dfrac{1}{y} + \dfrac{1}{z} = 4\). Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức \(P = \dfrac{1}{{2x + y + z}} + \dfrac{1}{{2y + x + z}} + \dfrac{1}{{2z + x + y}}\).

  • A.

    \(P = 4\)

  • B.

    \(P = 2\)

  • C.

    \(P = 1\)

  • D.

    \(P = \dfrac{3}{2}\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng bổ đề: Với \(x,y\) dương là hai số bất kỳ thì: \(\dfrac{1}{x} + \dfrac{1}{y} \ge \dfrac{4}{{x + y}}\).

Lời giải chi tiết :

Bổ đề: Với x,y dương là hai số bất kỳ thì: \(\dfrac{1}{x} + \dfrac{1}{y} \ge \dfrac{4}{{x + y}}\).

Chứng minh: Vì x, y dương nên \(\dfrac{1}{x} + \dfrac{1}{y} \ge \dfrac{4}{{x + y}} \Leftrightarrow {(x + y)^2} \ge 4xy\)

\( \Leftrightarrow {\left( {x - y} \right)^2} \ge 0\) với mọi x, y thỏa mãn yêu cầu.

Áp dụng bổ đề trên ta có: \(\dfrac{4}{{2x + y + z}} = \dfrac{4}{{\left( {x + y} \right) + \left( {x + z} \right)}} \le \dfrac{1}{{x + y}} + \dfrac{1}{{x + z}}\).

Cũng có: \(\dfrac{1}{{x + y}} + \dfrac{1}{{x + z}} \le \dfrac{1}{4}\left( {\dfrac{1}{x} + \dfrac{1}{y} + \dfrac{1}{x} + \dfrac{1}{z}} \right) = \dfrac{1}{4}\left( {\dfrac{2}{x} + \dfrac{1}{y} + \dfrac{1}{z}} \right)\).

Do đó: \(\dfrac{1}{{2x + y + z}} \le \dfrac{1}{{16}}\left( {\dfrac{2}{x} + \dfrac{1}{y} + \dfrac{1}{z}} \right)\).

Tương tự ta có:

\(\dfrac{1}{{x + 2y + z}} \le \dfrac{1}{{16}}\left( {\dfrac{1}{x} + \dfrac{2}{y} + \dfrac{1}{z}} \right)\)

\(\)

\(\dfrac{1}{{x + y + 2z}} \le \dfrac{1}{{16}}\left( {\dfrac{1}{x} + \dfrac{1}{y} + \dfrac{2}{z}} \right)\).

Cộng vế với vế các bất đẳng thức trên kết hợp với điều kiện \(\dfrac{1}{x} + \dfrac{1}{y} + \dfrac{1}{z} = 4\) ta có:

\(P = \dfrac{1}{{2x + y + z}} + \dfrac{1}{{2y + x + z}} + \dfrac{1}{{2z + x + y}}\)\( \le \dfrac{1}{{16}}\left( {\dfrac{2}{x} + \dfrac{1}{y} + \dfrac{1}{z} + \dfrac{1}{x} + \dfrac{2}{y} + \dfrac{1}{z} + \dfrac{1}{x} + \dfrac{1}{y} + \dfrac{2}{z}} \right)\)

\(P \le \dfrac{1}{{16}}\left( {\dfrac{4}{x} + \dfrac{4}{y} + \dfrac{4}{z}} \right) = \dfrac{1}{{16}}.4\left( {\dfrac{1}{x} + \dfrac{1}{y} + \dfrac{1}{z}} \right)\)\( = \dfrac{1}{4}.4 = 1\).

Hay \(\dfrac{1}{{2x + y + z}} + \dfrac{1}{{2y + x + z}} + \dfrac{1}{{2z + x + y}} \le 1\).

Dấu “=” xảy ra khi \(\left\{ \begin{array}{l}x + y = x + z\\x + y = y + z\\x + z = y + z\\\dfrac{1}{x} + \dfrac{1}{y} + \dfrac{1}{z} = 4\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow x = y = z = \dfrac{3}{4}\).

Vậy giá trị lớn nhất của \(P = \dfrac{1}{{2x + y + z}} + \dfrac{1}{{2y + x + z}} + \dfrac{1}{{2z + x + y}}\) là \(1.\)


Cùng chủ đề:

Đề thi học kì 1 toán lớp 9 của các trường mới nhất, đủ các năm
Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Toán 9 - Đề số 1
Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Toán 9 - Đề số 2
Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Toán 9 - Đề số 3
Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Toán 9 - Đề số 4
Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Toán 9 - Đề số 5
Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Toán 9 - Đề số 6
Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Toán 9 - Đề số 7
Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Toán 9 - Đề số 8
Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Toán 9 - Đề số 9
Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Toán 9 - Đề số 10