Đề kiểm tra 15 phút chương 2: Hàm số bậc nhất - Đề số 2
Đề bài
Hai đường thẳng \(d:y = ax + b\,\,\left( {a \ne 0} \right)\) và \(d':y = a'x + b'\,\,\left( {a' \ne 0} \right)\) trùng nhau khi
-
A.
\(a \ne a'\)
-
B.
\(\left\{ \begin{array}{l}a \ne a'\\b \ne b'\end{array} \right.\)
-
C.
\(\left\{ \begin{array}{l}a = a'\\b \ne b'\end{array} \right.\)
-
D.
\(\left\{ \begin{array}{l}a = a'\\b = b'\end{array} \right.\)
Cho đường thẳng \(d\):\(y = \left( {2m - 3} \right)x + m\) đi qua điểm có \(A\left( {3; - 1} \right)\). Hệ số góc của đường thẳng \(d\) là
-
A.
\( - \dfrac{5}{7}\)
-
B.
\(\dfrac{5}{7}\)
-
C.
\( - \dfrac{7}{5}\)
-
D.
\(\dfrac{7}{5}\)
Cho đường thẳng \(d\):\(y = - kx + b\,\,\left( {k \ne 0} \right)\). Hệ số góc của đường thẳng \(d\) là
-
A.
\( - k\)
-
B.
\(k\)
-
C.
\(\dfrac{1}{k}\)
-
D.
\(b\)
Cho đường thẳng \(d\):\(y = \dfrac{1}{3}x - 10\). Hệ số góc của đường thẳng \(d\) là
-
A.
\(3\)
-
B.
\(\dfrac{1}{3}\)
-
C.
\( - \dfrac{1}{3}\)
-
D.
\( - 3\)
Tìm điểm cố định mà đường thẳng $d:y = 3mx - \left( {m + 3} \right)$ đi qua với mọi $m$.
-
A.
$M\left( {\dfrac{1}{3};3} \right)$
-
B.
$M\left( {\dfrac{1}{3}; - 3} \right)$
-
C.
$M\left( { - \dfrac{1}{3}; - 3} \right)$
-
D.
$M\left( -{\dfrac{1}{3};3} \right)$
Viết phương trình đường thẳng $d$ biết \(d\) song song với đường thẳng \(y = - 2x + 1\) và cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng \(3\) .
-
A.
$y = - 2x + 6$
-
B.
$y = - 3x + 6$
-
C.
$y = - 2x - 4$
-
D.
$y = - 2x + 1$
Viết phương trình đường thẳng $d$ biết $d$ vuông góc với đường thẳng $d':y = - \dfrac{1}{2}x + 3$ và đi qua điểm $M\left( {2; - 1} \right)$.
-
A.
$y = 2x + 5$
-
B.
$y = - x + 4$
-
C.
$y = 2x - 5$
-
D.
$y = - \dfrac{1}{2}x$
Cho đường thẳng \(d:y = mx + m - 1\). Tìm \(m\) để d cắt \(Ox\) tại \(A\) và cắt \(Oy\) tại \(B\) sao cho tam giác \(AOB\) vuông cân.
-
A.
\(m < 1\)
-
B.
\(m = 1\)
-
C.
\(m > 1\)
-
D.
\(m = 1\) hoặc \(m = - 1\)
Viết phương trình đường thẳng \(d\) biết \(d\) tạo với trục \(Ox\) một góc bằng \(30^\circ \) và cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng \(6\).
-
A.
\(y = \dfrac{{\sqrt 3 }}{3}x\)
-
B.
\(y = \dfrac{{\sqrt 3 }}{3}x + 2\sqrt 3 \)
-
C.
\(y = \dfrac{{\sqrt 3 }}{3}x - 2\sqrt 3 \)
-
D.
\(y = \sqrt 3 x - 2\sqrt 3 \)
Đường thẳng \(y = \left( {6 - \dfrac{m}{2}} \right)x - 2m + 3\) đi qua điểm \(A( - 2;4)\) có hệ số góc bằng bao nhiêu?
-
A.
\( - 13\)
-
B.
\(\dfrac{{25}}{2}\)
-
C.
\( - \dfrac{{25}}{2}\)
-
D.
\( - \dfrac{1}{2}\)
Lời giải và đáp án
Hai đường thẳng \(d:y = ax + b\,\,\left( {a \ne 0} \right)\) và \(d':y = a'x + b'\,\,\left( {a' \ne 0} \right)\) trùng nhau khi
-
A.
\(a \ne a'\)
-
B.
\(\left\{ \begin{array}{l}a \ne a'\\b \ne b'\end{array} \right.\)
-
C.
\(\left\{ \begin{array}{l}a = a'\\b \ne b'\end{array} \right.\)
-
D.
\(\left\{ \begin{array}{l}a = a'\\b = b'\end{array} \right.\)
Đáp án : D
Cho hai đường thẳng \(d:y = ax + b\,\,\left( {a \ne 0} \right)\) và \(d':y = a'x + b'\,\,\left( {a' \ne 0} \right)\).
\(d\) trùng \(d'\)\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = a'\\b = b'\end{array} \right.\).
Cho đường thẳng \(d\):\(y = \left( {2m - 3} \right)x + m\) đi qua điểm có \(A\left( {3; - 1} \right)\). Hệ số góc của đường thẳng \(d\) là
-
A.
\( - \dfrac{5}{7}\)
-
B.
\(\dfrac{5}{7}\)
-
C.
\( - \dfrac{7}{5}\)
-
D.
\(\dfrac{7}{5}\)
Đáp án : A
Bước 1: Thay tọa độ điểm \(A\) vào phương trình đường thẳng \(d\) để tìm \(m\) và đưa phương trình về dạng \(y = ax + b\).
Bước 2: Sử dụng lý thuyết về hệ số góc của đường thẳng.
Đường thẳng \(d\) có phương trình \(y = ax + b\,\left( {a \ne 0} \right)\) có \(a\) là hệ số góc.
Thay \(x = 3;y = - 1\) vào phương trình đường thẳng \(d\) ta được \(\left( {2m - 3} \right).3 + m = - 1 \Leftrightarrow 7m = 8 \Leftrightarrow m = \dfrac{8}{7}\)
Suy ra \(d:y = - \dfrac{5}{7}x + \dfrac{8}{7}\)
Hệ số góc của đường thẳng \(d\) là \(k = - \dfrac{5}{7}\).
Cho đường thẳng \(d\):\(y = - kx + b\,\,\left( {k \ne 0} \right)\). Hệ số góc của đường thẳng \(d\) là
-
A.
\( - k\)
-
B.
\(k\)
-
C.
\(\dfrac{1}{k}\)
-
D.
\(b\)
Đáp án : A
Đường thẳng \(d\) có phương trình \(y = - kx + b\,\,\left( {k \ne 0} \right)\) có \( - k\) là hệ số góc.
Cho đường thẳng \(d\):\(y = \dfrac{1}{3}x - 10\). Hệ số góc của đường thẳng \(d\) là
-
A.
\(3\)
-
B.
\(\dfrac{1}{3}\)
-
C.
\( - \dfrac{1}{3}\)
-
D.
\( - 3\)
Đáp án : B
Sử dụng lý thuyết về hệ số góc của đường thẳng.
Đường thẳng \(d\) có phương trình \(y = ax + b\,\left( {a \ne 0} \right)\)có \(a\) là hệ số góc.
Đường thẳng \(d\):\(y = \dfrac{1}{3}x - 10\) có hệ số góc là \(a = \dfrac{1}{3}\).
Tìm điểm cố định mà đường thẳng $d:y = 3mx - \left( {m + 3} \right)$ đi qua với mọi $m$.
-
A.
$M\left( {\dfrac{1}{3};3} \right)$
-
B.
$M\left( {\dfrac{1}{3}; - 3} \right)$
-
C.
$M\left( { - \dfrac{1}{3}; - 3} \right)$
-
D.
$M\left( -{\dfrac{1}{3};3} \right)$
Đáp án : B
Gọi $M\left( {x;y} \right)$ là điểm cần tìm khi đó tọa độ điểm $M\left( {x;y} \right)$ thỏa mãn phương trình đường thẳng $d$.
Đưa phương trình đường thẳng $d$ về phương trình bậc nhất ẩn $m$.
Từ đó để phương trình bậc nhất $ax + b = 0$ luôn đúng thì $a = b = 0$
Giải điều kiện ta tìm được $x,y$.
Khi đó $M\left( {x;y} \right)$ là điểm cố định cần tìm.
Gọi $M\left( {x;y} \right)$ là điểm cố định cần tìm khi đó
$3mx - \left( {m + 3} \right) = y\,$ đúng với mọi $m$
$ \Leftrightarrow 3mx - m - 3 - y = 0$ đúng với mọi $m$
$ \Leftrightarrow m\left( {3x - 1} \right) + - 3 - y = 0$ đúng với mọi $m$
$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}3x - 1 = 0\\ - 3 - y = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = \dfrac{1}{3}\\y = - 3\end{array} \right. \Rightarrow M\left( {\dfrac{1}{3}; - 3} \right)$
Vậy điểm $M\left( {\dfrac{1}{3}; - 3} \right)$ là điểm cố định cần tìm.
Viết phương trình đường thẳng $d$ biết \(d\) song song với đường thẳng \(y = - 2x + 1\) và cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng \(3\) .
-
A.
$y = - 2x + 6$
-
B.
$y = - 3x + 6$
-
C.
$y = - 2x - 4$
-
D.
$y = - 2x + 1$
Đáp án : A
Bước 1: Gọi phương trình đường thẳng cần tìm là $y = ax + b\,\,$ $ (a \ne 0)$
Bước 2: Tìm hệ số $a$ theo mối quan hệ song song.
Bước 3: Tìm tọa độ điểm $M$ là giao của đường thẳng \(d\)với trục hoành rồi thay tọa độ vào phương trình đường thẳng ta tìm được $b$.
Gọi phương trình đường thẳng cần tìm là $y = ax + b\,\,$ $ (a \ne 0).$
Vì \(d\) song song với đường thẳng \(y = - 2x + 1\) nên $a = - 2;b \ne 1 \Rightarrow y = - 2x + b$
Giao điểm của đường thẳng $d$ với trục hoành có tọa độ $\left( {3;0} \right)$
Thay $x = 3;y = 0$ vào phương trình đường thẳng $d$ ta được $ - 2.3 + b = 0 \Leftrightarrow b = 6\,\left( {TM} \right) \Rightarrow y = - 2x + 6$
Vậy $d:y = - 2x + 6$.
Viết phương trình đường thẳng $d$ biết $d$ vuông góc với đường thẳng $d':y = - \dfrac{1}{2}x + 3$ và đi qua điểm $M\left( {2; - 1} \right)$.
-
A.
$y = 2x + 5$
-
B.
$y = - x + 4$
-
C.
$y = 2x - 5$
-
D.
$y = - \dfrac{1}{2}x$
Đáp án : C
Bước 1: Gọi phương trình đường thẳng cần tìm là $y = ax + b\,\,\left( {a \ne 0} \right)$
Bước 2: Tìm hệ số $a$ theo mối quan hệ vuông góc.
Bước 3: Thay tọa độ điểm $M$ vào phương trình đường thẳng ta tìm được $b$.
Gọi phương trình đường thẳng $d$ cần tìm là $y = ax + b\,\,\left( {a \ne 0} \right)$
Vì $d$$ \bot $$d'$ nên $a.\left( { - \dfrac{1}{2}} \right) = - 1 \Leftrightarrow a = 2$ (TM)
$ \Rightarrow d:y = 2x + b$
Thay tọa độ điểm $M$ vào phương trình đường thẳng $d$ ta được $2.2 + b = - 1 \Leftrightarrow b = - 5$
Vậy phương trình đường thẳng $d:y = 2x - 5$.
Cho đường thẳng \(d:y = mx + m - 1\). Tìm \(m\) để d cắt \(Ox\) tại \(A\) và cắt \(Oy\) tại \(B\) sao cho tam giác \(AOB\) vuông cân.
-
A.
\(m < 1\)
-
B.
\(m = 1\)
-
C.
\(m > 1\)
-
D.
\(m = 1\) hoặc \(m = - 1\)
Đáp án : D
Sử dụng kiến thức
Tìm tọa độ giao điểm của đường thẳng và 2 trục tọa độ.
Điều kiện để có tam giác cân.
Giải phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối.
\(\begin{array}{l}d \cap Oy = \left\{ B \right\}\\x_B = 0 \Rightarrow y_B = m - 1\\ \Rightarrow B(0;m - 1) \Rightarrow OB = |m - 1|\\d \cap {\rm{Ox}} = \left\{ A \right\}\\y_A = 0 \Leftrightarrow mx_A + m - 1 = 0 \Leftrightarrow x_A = \dfrac{{1 - m}}{m}(m \ne 0)\\ \Rightarrow A\left( {\dfrac{{1 - m}}{m};0} \right) \Rightarrow OA = \left| {\dfrac{{1 - m}}{m}} \right|\end{array}\)
Tam giác OAB vuông cân tại O
\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow OA = OB \Leftrightarrow |m - 1| = \left| {\dfrac{{1 - m}}{m}} \right|\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m - 1 = \dfrac{{1 - m}}{m}\\m - 1 = \dfrac{{m - 1}}{m}\end{array} \right. \\\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{m^2} = 1\\(m - 1)\left( {1 - \dfrac{1}{m}} \right) = 0\end{array} \right. \\\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m = \pm 1\\\dfrac{{{{\left( {m - 1} \right)}^2}}}{m} = 0\end{array} \right. \\\Leftrightarrow m = \pm 1\end{array}\)
Viết phương trình đường thẳng \(d\) biết \(d\) tạo với trục \(Ox\) một góc bằng \(30^\circ \) và cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng \(6\).
-
A.
\(y = \dfrac{{\sqrt 3 }}{3}x\)
-
B.
\(y = \dfrac{{\sqrt 3 }}{3}x + 2\sqrt 3 \)
-
C.
\(y = \dfrac{{\sqrt 3 }}{3}x - 2\sqrt 3 \)
-
D.
\(y = \sqrt 3 x - 2\sqrt 3 \)
Đáp án : C
Gọi phương trình đường thẳng \(d:y = ax + b\)\(\left( {a \ne 0} \right)\)
Xác định hệ số \(a\) dựa vào góc tạo bởi đường thẳng với trục \(Ox\), tìm \(b\) dựa vào điểm đi qua
Gọi phương trình đường thẳng \(d:y = ax + b\) \(\left( {a \ne 0} \right)\)
Vì góc tạo bởi đường thẳng \(d\) và trục \(Ox\) là \(30^\circ \) nên \(a = \tan 30^\circ = \dfrac{{\sqrt 3 }}{3}\)
\( \Rightarrow y = \dfrac{{\sqrt 3 }}{3}x + b\)
Vì đường thẳng \(d\) cắt trục hoành tại điểm có hoành độ \(6\) nên \(d\) giao với trục hoành tại \(A\left( {6;0} \right)\).
Thay tọa độ điểm \(A\) vào phương trình đường thẳng \(d\) ta được \(\dfrac{{\sqrt 3 }}{3}.6 + b = 0 \Rightarrow b = - 2\sqrt 3 \)
Nên \(d:y = \dfrac{{\sqrt 3 }}{3}x - 2\sqrt 3 \).
Đường thẳng \(y = \left( {6 - \dfrac{m}{2}} \right)x - 2m + 3\) đi qua điểm \(A( - 2;4)\) có hệ số góc bằng bao nhiêu?
-
A.
\( - 13\)
-
B.
\(\dfrac{{25}}{2}\)
-
C.
\( - \dfrac{{25}}{2}\)
-
D.
\( - \dfrac{1}{2}\)
Đáp án : B
+) Thay tọa độ điểm \(A\) vào phương trình đường thẳng \(d\) để tìm \(m\).
+) Sử dụng cách tìm hệ số góc : đường thẳng \(d:y = ax + b\)\(\left( {a \ne 0} \right)\) có hệ số góc \(a\).
Thay \(x = - 2;y = 4\) vào phương trình đường thẳng \(d\) ta có \(\left( {6 - \dfrac{m}{2}} \right)\left( { - 2} \right) - 2m + 3 = 4\)\( \Leftrightarrow - 12 + m - 2m + 3 = 4 \Leftrightarrow m = - 13\)
Khi đó \(y = \dfrac{{25}}{2}x + 29\)
Đường thẳng \(y = \dfrac{{25}}{2}x + 29\) có hệ số góc \(k = \dfrac{{25}}{2}\).