Đề kiểm tra 15 phút chương 3: Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn -Đề số 2
Đề bài
Cho hệ phương trình {8x+7y=168x−3y=−24 . Nghiệm của hệ phương trình là
-
A.
(x;y)=(−32;4)
-
B.
(x;y)=(4;−32)
-
C.
(x;y)=(−32;−4)
-
D.
(x;y)=(−2;2)
Cho một số có hai chữ số . Nếu đổi chỗ hai chữ số của nó thì được một số lớn hơn số đã cho là 63. Tổng của số đã cho và số mới tạo thành bằng 99. Tổng các chữ số của số đó là
-
A.
9
-
B.
8
-
C.
7
-
D.
6
Cho hệ phương trình {2x−3y=14x+y=9 . Nghiệm của hệ phương trình là (x;y) , tính x−y
-
A.
x−y=−1
-
B.
x−y=1
-
C.
x−y=0
-
D.
x−y=2
B iết hệ phương trình: {2x+by=abx+ay=5 có nghiệm x=1 ; y=3. Tính 10(a+b)
-
A.
15
-
B.
16
-
C.
14
-
D.
17
Cho hệ phương trình {x√2−y√3=1x+y√3=√2 . Biết nghiệm của hệ phương trình là (x;y) , tính x+3√3y
-
A.
3√2+2
-
B.
−3√2−2
-
C.
2√2−2
-
D.
3√2−2
Cho một số có hai chữ số . Chữ số hàng chục lớn hơn chữ số hàng đơn vị là 5. Nếu đổi chỗ hai chữ số cho nhau ta được một số bằng 38 số ban đầu. Tìm tích các chữ số của số ban đầu.
-
A.
12
-
B.
16
-
C.
14
-
D.
6
Cho hệ phương trình {(m−1)x+y=2mx+y=m+1 ( m là tham số) . Nghiệm của hệ phương trình khi m=2 là
-
A.
(x;y)=(1;−1)
-
B.
(x;y)=(−1;−1)
-
C.
(x;y)=(−1;1)
-
D.
(x;y)=(1;1)
Cho hệ phương trình{mx−y=2m4x−my=m+6. Trong trường hợp hệ phương trình có nghiệm duy nhất (x;y), tìm giá trị của m để : 6x−2y=13.
-
A.
m=−9
-
B.
m=9
-
C.
m=8
-
D.
m=−8
Một khu vườn hình chữ nhật có chu vi bằng 48 m. Nếu tăng chiều rộng lên bốn lần và tăng chiều dài lên ba lần thì chu vi của khu vườn sẽ là 162 m. Tìm diện tích của khu vườn ban đầu.
-
A.
24m2
-
B.
153m2
-
C.
135m2
-
D.
14m2
Hai xí nghiệp theo kế hoạch phải làm tổng cộng 360 dụng cụ. Trên thực tế, xí nghiệp 1 vượt mức 12% , xí nghiệp 2 vượt mức 10% , do đó cả hai xí nghiệp làm tổng cộng 400 dụng cụ. Tính số dụng cụ xí nghiệp 2 phải làm theo kế hoạch
-
A.
160 dụng cụ
-
B.
200 dụng cụ.
-
C.
120 dụng cụ.
-
D.
240 dụng cụ.
Lời giải và đáp án
Cho hệ phương trình {8x+7y=168x−3y=−24 . Nghiệm của hệ phương trình là
-
A.
(x;y)=(−32;4)
-
B.
(x;y)=(4;−32)
-
C.
(x;y)=(−32;−4)
-
D.
(x;y)=(−2;2)
Đáp án : A
Ta có {8x+7y=168x−3y=−24⇔{8x+7y=168x+7y−(8x−3y)=16−(−24)⇔{8x+7y=1610y=40⇔{y=48x+7.4=16⇔{y=4x=−32
Vậy hệ phương trình có nghiệm duy nhất (x;y)=(−32;4)
Cho một số có hai chữ số . Nếu đổi chỗ hai chữ số của nó thì được một số lớn hơn số đã cho là 63. Tổng của số đã cho và số mới tạo thành bằng 99. Tổng các chữ số của số đó là
-
A.
9
-
B.
8
-
C.
7
-
D.
6
Đáp án : A
- Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình.
- Sử dụng phương pháp cộng đại số để giải hệ phương trình.
Gọi số cần tìm là ¯ab,a∈N∗,b∈N∗, a,b≤9.
Đổi chỗ hai chữ số của nó thì được một số mới là ¯ba
Ta có hệ phương trình :
{¯ba−¯ab=63¯ba+¯ab=99(1)
Cộng cả hai vế hai phương trình, ta được phương trình: 2¯ab=36
Giải phương trình ta được ¯ab=18 (thỏa mãn)
Thay vào phương trình (1), ta được:
¯ba+18=99, suy ra ¯ba=81 (thỏa mãn)
Vậy số cần tìm là 18 nên tổng các chữ số là 1+8=9.
Cho hệ phương trình {2x−3y=14x+y=9 . Nghiệm của hệ phương trình là (x;y) , tính x−y
-
A.
x−y=−1
-
B.
x−y=1
-
C.
x−y=0
-
D.
x−y=2
Đáp án : B
Nhân cả hai vế của phương trình thứ nhất với 3 để được phương trình mới có hệ số của biến đối nhau.
Sử dụng phương pháp cộng đại số để tìm nghiệm của hệ.
Ta có
{2x−3y=14x+y=9
{2x−3y=112x+3y=27
{2x−3y=12x−3y+12x+3y=1+27
{2x−3y=114x=28
{x=2y=1
Vậy hệ đã cho có nghiệm duy nhất (x;y)=(2;1)
⇒x−y=2−1=1 .
B iết hệ phương trình: {2x+by=abx+ay=5 có nghiệm x=1 ; y=3. Tính 10(a+b)
-
A.
15
-
B.
16
-
C.
14
-
D.
17
Đáp án : B
-Thay x;y vào hệ phương trình ta được hệ phương trình mới ẩn a,b.
-Giải hệ phương trình mới bằng phương pháp cộng đại số hoặc phương pháp thế ta tìm được a,b
Thay x=1; y=3 vào hệ ta có:
{2.1+b.3=ab.1+a.3=5⇔{a−3b=23a+b=5⇔{3a−9b=63a+b=5⇔{10b=−13a+b=5⇔{b=−110a=1710 .
Vậy a=−110; y=1710 thì hệ phương trình có nghiệm x=1; y=3.
⇒10(a+b)=16
Cho hệ phương trình {x√2−y√3=1x+y√3=√2 . Biết nghiệm của hệ phương trình là (x;y) , tính x+3√3y
-
A.
3√2+2
-
B.
−3√2−2
-
C.
2√2−2
-
D.
3√2−2
Đáp án : D
Nhân hai vế của phương trình thứ hai với √2 để hệ số của x ở hai phương trình bằng nhau.
Sử dụng phương pháp cộng đại số để giải hệ phương trình.
Ta có {x√2−y√3=1x+y√3=√2
Nhân cả hai vế của phương trình thứ hai với √2 ta được phương trình: x√2+y√6=2
Cộng từng vế của hai phương trình với nhau, ta được phương trình (√6+√3)y=1 hay y=1√6+√3
Thay y=1√6+√3 vào x√2−y√3=1 ta được x√2−√3.√6−√33=1 suy ra x=1
Vậy hệ đã cho có nghiệm duy nhất (x;y)=(1;√6−√33)
⇒x+3√3y=1+3√2−3=3√2−2 .
Cho một số có hai chữ số . Chữ số hàng chục lớn hơn chữ số hàng đơn vị là 5. Nếu đổi chỗ hai chữ số cho nhau ta được một số bằng 38 số ban đầu. Tìm tích các chữ số của số ban đầu.
-
A.
12
-
B.
16
-
C.
14
-
D.
6
Đáp án : C
Gọi số cần tìm là ¯ab,a∈N∗,b∈N∗, a,b≤9.
Biểu diễn số mới theo ab, từ đó viết các phương trình dựa vào đề bài để lập hệ phương trình.
Sử dụng phương pháp thế để giải hệ phương trình tìm được.
Gọi số cần tìm là ¯ab,a∈N∗,b∈N∗, a,b≤9.
Đổi chỗ hai chữ số của nó thì được một số mới là ¯ba
Ta có hệ phương trình: {a−b=5¯ba=38¯ab hay {a−b=5(1)b.10+a=38(a.10+b)(2)
Nhân cả hai vế của phương trình (2) với 8, ta được phương trình: 80b+8a=30a+3b(3)
Từ phương trình (1) suy ra a=b+5
Thế vào phương trình (3), ta được:
80b+8(b+5)=30(b+5)+3b
55b=110
b=2 (TM)
Suy ra a=2+5=7 (TM)
Vậy số cần tìm là 72 nên tích các chữ số là 2.7=14.
Cho hệ phương trình {(m−1)x+y=2mx+y=m+1 ( m là tham số) . Nghiệm của hệ phương trình khi m=2 là
-
A.
(x;y)=(1;−1)
-
B.
(x;y)=(−1;−1)
-
C.
(x;y)=(−1;1)
-
D.
(x;y)=(1;1)
Đáp án : D
Thay m vào hệ phương trình rồi giải hệ bằng phương pháp thế hoặc cộng đại số ta tìm được nghiệm.
Thay m=2 vào hệ ta được {x+y=22x+y=3
Khi đó {x+y=22x+y=3⇔{x+y=2x=1⇔{x=1y=1
Vậy hệ phương trình có nghiệm duy nhất (1;1) khi m=2.
Cho hệ phương trình{mx−y=2m4x−my=m+6. Trong trường hợp hệ phương trình có nghiệm duy nhất (x;y), tìm giá trị của m để : 6x−2y=13.
-
A.
m=−9
-
B.
m=9
-
C.
m=8
-
D.
m=−8
Đáp án : C
Bước 1: Giải hệ phương trình tìm được nghiệm (x,y) theo tham số m
Bước 2: Thay x,y vừa tìm được vào phương trình yêu cầu để tìm m
Ta có {mx−y=2m4x−my=m+6.⇔{y=mx−2m4x−m(mx−2m)=m+6⇔{y=mx−2mx(m2−4)=2m2−m−6
Hệ phương trình có nghiệm duy nhất khi m2−4≠0⇔m≠{−2;2}
Khi đó x=2m2−m−6m2−4=(2m+3)(m−2)(m−2)(m+2)=2m+3m+2⇒y=m.2m+3m+2−2m.
Thay {x=2m+3m+2y=−mm+2 vào phương trình 6x−2y=13 ta được
6.2m+3m+2−2.−mm+2=13
⇔14m+18m+2=13
⇒14m+18=13m+26
⇔m=8(TM)
Vậy m=8 là giá trị cần tìm.
Một khu vườn hình chữ nhật có chu vi bằng 48 m. Nếu tăng chiều rộng lên bốn lần và tăng chiều dài lên ba lần thì chu vi của khu vườn sẽ là 162 m. Tìm diện tích của khu vườn ban đầu.
-
A.
24m2
-
B.
153m2
-
C.
135m2
-
D.
14m2
Đáp án : C
Giải bài toán có nội dung hình học bằng cách lập hệ phương trình.
Chú ý các công thức: Chu vi hình chữ nhật = ( Chiều dài + chiều rộng) .2
Diện tích hình chữ nhật = chiều dài . Chiều rộng
Gọi chiều dài và chiều rộng của khu vườn hình chữ nhật lần lượt là x,y(24>x>y>0;m)
Vì khu vườn hình chữ nhật có chu vi bằng 48 mnên ta có (x+y).2=48
Nếu tăng chiều rộng lên bốn lần và chiều dài lên ba lần thì chu vi của khu vườn sẽ là 162 m
Nên ta có phương trình (4y+3x).2=162
Suy ra hệ hương trình {(x+y).2=48(4y+3x).2=162 hay {x+y=243x+4y=81
Giải hệ phương trình, ta được {x=15y=9 (thỏa mãn)
Vậy diện tích khu vườn ban đầu là 15.9=135m2.
Hai xí nghiệp theo kế hoạch phải làm tổng cộng 360 dụng cụ. Trên thực tế, xí nghiệp 1 vượt mức 12% , xí nghiệp 2 vượt mức 10% , do đó cả hai xí nghiệp làm tổng cộng 400 dụng cụ. Tính số dụng cụ xí nghiệp 2 phải làm theo kế hoạch
-
A.
160 dụng cụ
-
B.
200 dụng cụ.
-
C.
120 dụng cụ.
-
D.
240 dụng cụ.
Đáp án : A
Gọi số dụng cụ cần làm của xí nghiệp 1 và xí nghiệp 2 lần lượt là : x,y,
(x,y∈N∗ x,y<360, dụng cụ).
Số dụng cụ xí nghiệp 1 và xí nghiệp 2 làm được khi vượt mức lần lượt là 112%x và 110%y ( dụng cụ).
Ta có hệ phương trình : {x+y=360112%x+110%y=400⇒{x=200y=160.
Vậy xí nghiệp 1 phải làm 200 dụng cụ, xí nghiệp 2 phải làm 160 dụng cụ.