Đề kiểm tra 15 phút chương 6: Đường tròn - Đề số 1
Đề bài
Chọn câu đúng. Bán kính của đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông
-
A.
bằng cạnh nhỏ nhất của tam giác vuông
-
B.
bằng nửa cạnh góc vuông lớn hơn
-
C.
bằng nửa cạnh huyền
-
D.
bằng 4cm
Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về trục đối xứng của đường tròn
-
A.
Đường tròn không có trục đối xứng
-
B.
Đường tròn có duy nhất một trục đối xứng là đường kính
-
C.
Đường tròn có hai trục đối xứng là hai đường kính vuông góc với nhau
-
D.
Đường tròn có vô số trục đối xứng là đường kính.
Cho đường tròn (O) đường kính AB và dây CD không đi qua tâm. Khẳng định nào sau đây là đúng ?
-
A.
AB>CD
-
B.
AB=CD
-
C.
AB<CD
-
D.
AB≤CD
Cho đường tròn (O)có hai dây AB,CD không đi qua tâm. Biết rằng khoảng cách từ tâm O đến dây AB lớn hơn khoảng cách từ tâm O đến dây CD. Kết luận nào sau đây là đúng?
-
A.
AB>CD
-
B.
AB=CD
-
C.
AB<CD
-
D.
AB//CD
Cho đường tròn (O) có bán kính R=5cm. Khoảng cách từ tâm đến dây AB là 3cm. Tính độ dài dây AB.
-
A.
AB=6cm
-
B.
AB=8cm
-
C.
AB=10cm
-
D.
AB=12cm
Trên mặt phẳng tọa độ Oxy, xác định vị trí tương đối của điểm A(−1;−1) và đường tròn tâm là gốc tọa độ O, bán kính R=2.
-
A.
Điểm A nằm ngoài đường tròn
-
B.
Điểm A nằm trên đường tròn
-
C.
Điểm A nằm trong đường tròn
-
D.
Không kết luận được.
Cho đường tròn (O;R) có hai dây AB,CD vuông góc với nhau ở M. BiếtCD=8cm;MC=1cm. Khoảng cách từ tâm O đến dây AB là
-
A.
4cm
-
B.
5cm
-
C.
3cm
-
D.
2cm
Cho đường tròn (O;R) có hai dây AB,CD bằng nhau và vuông góc với nhau tại I . Giả sử IA=6cm;IB=3cm . Tổng khoảng cách từ tâm O dây AB,CD là
-
A.
4cm
-
B.
1cm
-
C.
3cm
-
D.
2cm
Cho đường tròn (O), dây cung AB và CD với CD=AB. Giao điểm K của các đường thẳng AB và CD nằm ngoài đường tròn. Vẽ đường tròn (O;OK), đường tròn này cắt KA và KC lần lượt tại M và N . So sánh KM và KN.
-
A.
KN>KM
-
B.
KN<KM
-
C.
KM=KN
-
D.
KN=43KM
Cho đường tròn (O;R) có hai dây AB,CD vuông góc với nhau ở M. Biết AB=14cm;CD=12cm;MC=2cm. Bán kính R và khoảng cách từ tâm O đến dây CD lần lượt là
-
A.
8cm;√29cm
-
B.
√65cm;√29cm
-
C.
√29cm;√65cm
-
D.
√29cm;8cm
Lời giải và đáp án
Chọn câu đúng. Bán kính của đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông
-
A.
bằng cạnh nhỏ nhất của tam giác vuông
-
B.
bằng nửa cạnh góc vuông lớn hơn
-
C.
bằng nửa cạnh huyền
-
D.
bằng 4cm
Đáp án : C
Sử dụng nhận xét: “ Trong tam giác vuông trung điểm cạnh huyền là tâm đường tròn ngoại tiếp” từ đó suy ra bán kính của đường tròn ngoại tiếp.
Trong tam giác vuông trung điểm cạnh huyền là tâm đường tròn ngoại tiếp. Do đó bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông bằng nửa cạnh huyền.
Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về trục đối xứng của đường tròn
-
A.
Đường tròn không có trục đối xứng
-
B.
Đường tròn có duy nhất một trục đối xứng là đường kính
-
C.
Đường tròn có hai trục đối xứng là hai đường kính vuông góc với nhau
-
D.
Đường tròn có vô số trục đối xứng là đường kính.
Đáp án : D
Đường tròn là hình có trục đối xứng. Bất kỳ đường kính nào cũng là trục đối xứng của đường tròn
Nên đường tròn có vô số trục đối xứng.
Cho đường tròn (O) đường kính AB và dây CD không đi qua tâm. Khẳng định nào sau đây là đúng ?
-
A.
AB>CD
-
B.
AB=CD
-
C.
AB<CD
-
D.
AB≤CD
Đáp án : A
Trong các dây của đường tròn, dây lớn nhất là đường kính.
Cho đường tròn (O)có hai dây AB,CD không đi qua tâm. Biết rằng khoảng cách từ tâm O đến dây AB lớn hơn khoảng cách từ tâm O đến dây CD. Kết luận nào sau đây là đúng?
-
A.
AB>CD
-
B.
AB=CD
-
C.
AB<CD
-
D.
AB//CD
Đáp án : C
- Trong một đường tròn: Dây nào gần tâm hơn thì dây đó lớn hơn.
Từ đề bài ta thấy dây CD gần tâm hơn dây AB nên CD>AB.
Cho đường tròn (O) có bán kính R=5cm. Khoảng cách từ tâm đến dây AB là 3cm. Tính độ dài dây AB.
-
A.
AB=6cm
-
B.
AB=8cm
-
C.
AB=10cm
-
D.
AB=12cm
Đáp án : B
Sử dụng kiến thức “Trong một đường tròn, đường kính vuông góc với một dây thì đi qua trung điểm của dây ấy”, sau đó dùng định lý Pytago vào tam giác vuông thích hợp.

Kẻ OH⊥AB tại H suy ra H là trung điểm của AB.
Xét tam giác OHB vuông tại H có OH=3;OB=5. Theo định lý Pytago ta có HB=√OB2−OH2=√52−32=4
Mà H là trung điểm của AB nên AB=2HB=8cm
Vậy AB=8cm.
Trên mặt phẳng tọa độ Oxy, xác định vị trí tương đối của điểm A(−1;−1) và đường tròn tâm là gốc tọa độ O, bán kính R=2.
-
A.
Điểm A nằm ngoài đường tròn
-
B.
Điểm A nằm trên đường tròn
-
C.
Điểm A nằm trong đường tròn
-
D.
Không kết luận được.
Đáp án : C
+ Tính khoảng cách theo công thức AB=√(xB−xA)2+(yB−yA)2 với A(xA;yA);B(xB;yB)
+ Sử dụng vị trí tương đối giữa điểm và đường tròn
Cho điểm M và đường tròn (O;R) ta so sánh khoảng cách OM với bán kính R để xác định vị trí tương đối theo bảng sau:
Vị trí tương đối |
Hệ thức |
M nằm trên đường tròn (O) |
OM=R |
M nằm trong đường tròn (O) |
OM<R |
M nằm ngoài đường tròn (O) |
OM>R |
Ta có OA=√(−1−0)2+(−1−0)2=√2<2=R nên A nằm trong đường tròn tâm O bán kính R=2.
Cho đường tròn (O;R) có hai dây AB,CD vuông góc với nhau ở M. BiếtCD=8cm;MC=1cm. Khoảng cách từ tâm O đến dây AB là
-
A.
4cm
-
B.
5cm
-
C.
3cm
-
D.
2cm
Đáp án : C
Kẻ các đường vuông góc từ tâm đến dây.
Sử dụng mối liên hệ giữa dây và đường kính và tính chất hình chữ nhật để suy ra khoảng cách.

Xét đường tròn tâm (O),
Kẻ OE⊥AB tại E suy ra E là trung điểm của AB, kẻ OF⊥CD tại F suy ra F là trung điểm của CD,
Xét tứ giác OEMF có ˆE=ˆF=ˆM=90∘ nên OEIF là hình chữ nhật, suy ra FM=OE.
Ta có CD=8cm⇒FC=4cm mà MC=1cm⇒FM=FC−MC=4−1=3cm nên OE=FM=3cm
Vậy khoảng cách từ tâm O đến dây AB là 3cm
Cho đường tròn (O;R) có hai dây AB,CD bằng nhau và vuông góc với nhau tại I . Giả sử IA=6cm;IB=3cm . Tổng khoảng cách từ tâm O dây AB,CD là
-
A.
4cm
-
B.
1cm
-
C.
3cm
-
D.
2cm
Đáp án : C
Sử dụng kiến thức “Hai dây bằng nhau thì cách đều tâm” và tính chất hình vuông

Xét đường tròn tâm (O),
Kẻ OE⊥AB tại E suy ra E là trung điểm của AB, kẻ OF⊥CD tại F.
Vì dây AB=CD nên OE=OF (hai dây bằng nhau cách đều tâm)
Xét tứ giác OEIF có ˆE=ˆF=ˆI=90∘ nên OEIF là hình chữ nhật và OE=OF nên OEIF là hình vuông⇒OE=OF=EI
Mà AB=IA+IB=9cm ⇒EB=4,5cm⇒EI=EB−IB=1,5cm nên OE=OF=1,5cm
Vậy tổng khoảng cách từ tâm đến hai dây AB,CD là 1,5+1,5=3cm.
Cho đường tròn (O), dây cung AB và CD với CD=AB. Giao điểm K của các đường thẳng AB và CD nằm ngoài đường tròn. Vẽ đường tròn (O;OK), đường tròn này cắt KA và KC lần lượt tại M và N . So sánh KM và KN.
-
A.
KN>KM
-
B.
KN<KM
-
C.
KM=KN
-
D.
KN=43KM
Đáp án : C

Xét đường tròn (O;OB)
Kẻ OE⊥CD;OF⊥AB tại E,F mà CD=AB⇒OE=OF (hai dây bằng nhau thì cách đều tâm)
Xét đường tròn (O;OK) có OE⊥KN;OF⊥KM tại E,F mà OE=OF⇒KN=KM( liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây)
Cho đường tròn (O;R) có hai dây AB,CD vuông góc với nhau ở M. Biết AB=14cm;CD=12cm;MC=2cm. Bán kính R và khoảng cách từ tâm O đến dây CD lần lượt là
-
A.
8cm;√29cm
-
B.
√65cm;√29cm
-
C.
√29cm;√65cm
-
D.
√29cm;8cm
Đáp án : B
Kẻ các đường vuông góc từ tâm đến dây. Sử dụng mối liên hệ giữa dây và đường kính và tính chất hình chữ nhật để suy ra khoảng cách.

Lấy E; F lần lượt là trung điểm của hai dây AB và CD. Khi đó
OE⊥AB;OF⊥AC lại có ^FME=90∘ nên OEMF là hình chữ nhật. Suy ra OE=MF=CF−MC=4 cm.
Xét đường tròn tâm (O),
Có OE=4cm, E là trung điểm của AB nên AE=142=7cm
Áp dụng định lý Pytago cho tam giác vuông OEA ta có OA=√AE2+OE2=√65 nên R=√65
Lại có OD=√65 cm;FD=6 cm nên áp dụng định lý Pytago cho tam giác vuông OFD ta có
OF=√OD2−FD2=√29 cm. Do đó khoảng cách từ tâm đến dây CD là √29cm .