Đề kiểm tra 15 phút chương 8: Hình trụ-Hình nón-Hình cầu - Đề số 1
Đề bài
Cho hình trụ có bán kính đáy \(R = 8\,cm\) và diện tích toàn phần \(564\pi \)\(c{m^2}\) . Tính chiều cao của hình trụ.
-
A.
\(27\,cm\)
-
B.
\(27,25\,cm\)
-
C.
\(25\,cm\)
-
D.
\(25,27\,cm\)
Một trục lăn có dạng hình trụ nằm ngang (như hình vẽ), hình trụ có diện tích một đáy \(S = 25\pi \,c{m^2}\) và chiều cao \(h = 10\,cm\) . Nếu trục lăn đủ \(12\) vòng thì diện tích tạo trên sân phẳng là bao nhiêu?
-
A.
\(1200\pi \,\left( {c{m^2}} \right)\)
-
B.
\(600\pi \,\left( {c{m^2}} \right)\)
-
C.
\(1000\pi \,\left( {c{m^2}} \right)\)
-
D.
\(1210\pi \,\left( {c{m^2}} \right)\)
Cho hình nón có bán kính đáy \(R = 3\,\left( {cm} \right)\) và chiều cao \(h = 4\,\left( {cm} \right)\) . Diện tích xung quanh của hình nón là
-
A.
\(25\pi \) \(\left( {c{m^2}} \right)\)
-
B.
\(12\pi \) \(\left( {c{m^2}} \right)\)
-
C.
\(20\pi \) \(\left( {c{m^2}} \right)\)
-
D.
\(15\pi \) \(\left( {c{m^2}} \right)\)
Cho hình nón có đường kính đáy \(d = 10\,cm\) và diện tích xung quanh \(65\pi \,\left( {c{m^2}} \right)\). Tính thể tích khối nón.
-
A.
\(100\pi \,\left( {c{m^3}} \right)\)
-
B.
\(120\pi \,\left( {c{m^3}} \right)\)
-
C.
\(300\pi \,\left( {c{m^3}} \right)\)
-
D.
\(200\pi \,\left( {c{m^3}} \right)\)
Cho hình trụ có chu vi đáy là $8\pi $ và chiều cao \(h = 10\) . Tính thể tích hình trụ.
-
A.
\(80\pi \)
-
B.
\(40\pi \)
-
C.
\(160\pi \)
-
D.
\(150\pi \)
Nếu ta tăng bán kính đáy và chiều cao của một hình nón lên hai lần thì diện tích xung quanh của hình nón đó
-
A.
Tăng \(4\) lần
-
B.
Giảm \(4\) lần
-
C.
Tăng \(2\) lần
-
D.
Không đổi
Tính chiều cao của hình trụ có diện tích toàn phần gấp đôi diện tích xung quanh và bán kính đáy là \(3\,cm\) .
-
A.
$7\,cm$
-
B.
$5\,cm$
-
C.
$3\,cm$
-
D.
$9\,cm$
Cho tam giác \(ABC\) đều cạnh \(a\) , đường trung tuyến \(AM\) . Quay tam giác \(ABC\) quanh cạnh \(AM\) . Tính diện tích toàn phần của hình nón tạo thành.
-
A.
\(\dfrac{{3\pi {a^2}}}{2}\)
-
B.
\(\dfrac{{3\pi {a^2}}}{4}\)
-
C.
\(\dfrac{{5\pi {a^2}}}{2}\)
-
D.
\(\dfrac{{\pi {a^2}}}{2}\)
Lời giải và đáp án
Cho hình trụ có bán kính đáy \(R = 8\,cm\) và diện tích toàn phần \(564\pi \)\(c{m^2}\) . Tính chiều cao của hình trụ.
-
A.
\(27\,cm\)
-
B.
\(27,25\,cm\)
-
C.
\(25\,cm\)
-
D.
\(25,27\,cm\)
Đáp án : B
Sử dụng công thức tính diện tích toàn phần của hình trụ ${S_{tp}} = {S_{xq}} + {S_{2d}} = 2\pi Rh + 2\pi {R^2}$ để tính bán kính đáy
Diện tích toàn phần của hình trụ là:
${S_{tp}} = {S_{xq}} + {S_{2d}} = 2\pi Rh + 2\pi {R^2} = 564\pi $
Suy ra \(16\pi h + 2\pi {.8^2} = 564\pi\)
Do đó \(h = 27,25\,(cm)\)
Một trục lăn có dạng hình trụ nằm ngang (như hình vẽ), hình trụ có diện tích một đáy \(S = 25\pi \,c{m^2}\) và chiều cao \(h = 10\,cm\) . Nếu trục lăn đủ \(12\) vòng thì diện tích tạo trên sân phẳng là bao nhiêu?
-
A.
\(1200\pi \,\left( {c{m^2}} \right)\)
-
B.
\(600\pi \,\left( {c{m^2}} \right)\)
-
C.
\(1000\pi \,\left( {c{m^2}} \right)\)
-
D.
\(1210\pi \,\left( {c{m^2}} \right)\)
Đáp án : A
Sử dụng diện tích đáy ${S_{_d}} = \pi {R^2}$ để tính bán kính \(R\) .
Sử dụng công thức tính diện tích xung quanh của hình trụ ${S_{xq}} = 2\pi Rh$
Bán kính \(R\) của đường tròn đáy là \(\pi {R^2} = 25\pi \) suy ra \( R = 5\,cm\)
Diện tích xung quanh của hình trụ là:
\({S_{xq}} = 2\pi Rh = 2\pi .5.10 = 100\pi \left( {c{m^2}} \right)\)
Vì trục lăn \(12\) vòng nên diện tích tạo trên sân phẳng là \(12.100\pi = 1200\pi \,\left( {c{m^2}} \right)\)
Cho hình nón có bán kính đáy \(R = 3\,\left( {cm} \right)\) và chiều cao \(h = 4\,\left( {cm} \right)\) . Diện tích xung quanh của hình nón là
-
A.
\(25\pi \) \(\left( {c{m^2}} \right)\)
-
B.
\(12\pi \) \(\left( {c{m^2}} \right)\)
-
C.
\(20\pi \) \(\left( {c{m^2}} \right)\)
-
D.
\(15\pi \) \(\left( {c{m^2}} \right)\)
Đáp án : D
Sử dụng công thức liên hệ \({R^2} + {h^2} = {l^2}\) để tính đường sinh
Sử dụng công thức tính diện tích xung quanh của hình nón \({S_{xq}} = \pi Rl\)
Vì \({R^2} + {h^2} = {l^2}\) hay \({3^2} + {4^2} = {l^2}\)
nên \({l^2} = 25\) suy ra \(l = 5\,cm\)
Diện tích xung quanh của hình trụ là:
\({S_{xq}} = \pi Rl = \pi .3.5 = 15\pi \,\,\left( {c{m^2}} \right)\)
Cho hình nón có đường kính đáy \(d = 10\,cm\) và diện tích xung quanh \(65\pi \,\left( {c{m^2}} \right)\). Tính thể tích khối nón.
-
A.
\(100\pi \,\left( {c{m^3}} \right)\)
-
B.
\(120\pi \,\left( {c{m^3}} \right)\)
-
C.
\(300\pi \,\left( {c{m^3}} \right)\)
-
D.
\(200\pi \,\left( {c{m^3}} \right)\)
Đáp án : A
Sử dụng công thức tính diện tích xung quanh của hình nón \({S_{xq}} = \pi Rl\) để tính đường sinh.
Sử dụng công thức liên hệ \({R^2} + {h^2} = {l^2}\) để tìm chiều cao hình nón
Sử dụng công thức thể tich khối nón \(V = \dfrac{1}{3}\pi {R^2}h.\)
Bán kính đường tròn đáy là:
\(R = \dfrac{d}{2} = \dfrac{{10}}{2} = 5\,cm\)
Diện tích xung quanh là:
\({S_{xq}} = \pi Rl = \pi .5.l = 65\pi \)
Suy ra \(l = 13\,cm\)
Ta có \({R^2} + {h^2} = {l^2}\)
\({5^2} + {h^2} = {13^2}\)
\({h^2} = 144\)
Suy ra \( h = 12\,cm\)
Thể tích khối nón là:
\(V = \dfrac{1}{3}\pi {R^2}h = \dfrac{1}{3}\pi {.5^2}.12 \)
\(= 100\pi \,\left( {c{m^3}} \right)\)
Cho hình trụ có chu vi đáy là $8\pi $ và chiều cao \(h = 10\) . Tính thể tích hình trụ.
-
A.
\(80\pi \)
-
B.
\(40\pi \)
-
C.
\(160\pi \)
-
D.
\(150\pi \)
Đáp án : C
Sử dụng công thức tính chu vi đường tròn \(C = 2\pi R\) để tính bán kính đáy
Sử dụng công thức tính thể tích hình trụ bán kính \(R\) và chiều cao \(h\): \(V = \pi {R^2}h\)
Ta có chu vi đáy \(C = 2\pi R = 8\pi\) suy ra \(R = 4\)
Thể tích hình trụ là \(V = \pi {R^2}h = \pi {.4^2}.10 = 160\pi \) (đvtt).
Nếu ta tăng bán kính đáy và chiều cao của một hình nón lên hai lần thì diện tích xung quanh của hình nón đó
-
A.
Tăng \(4\) lần
-
B.
Giảm \(4\) lần
-
C.
Tăng \(2\) lần
-
D.
Không đổi
Đáp án : A
Sử dụng công thức liên hệ \({R^2} + {h^2} = {l^2}\)
Sử dụng công thức tính diện tích xung quanh của hình nón \({S_{xq}} = \pi Rl\) .
Ta có đường sinh mới là: \({l'^2} = {\left( {2R} \right)^2} + {\left( {2h} \right)^2} = 4\left( {{R^2} + {h^2}} \right) = {\left( {2l} \right)^2} \)
Suy ra \(l' = 2l\)
Khi đó diện tích xung quanh mới là:
\({S'_{xq}} = \pi .\left( {2R} \right).\left( {2l} \right) = 4.\pi Rl = 4{S_{xq}}\) .
Vậy diện tích xung quanh của hình nón tăng \(4\) lần.
Tính chiều cao của hình trụ có diện tích toàn phần gấp đôi diện tích xung quanh và bán kính đáy là \(3\,cm\) .
-
A.
$7\,cm$
-
B.
$5\,cm$
-
C.
$3\,cm$
-
D.
$9\,cm$
Đáp án : C
Sử dụng công thức diện tích xung quanh của hình trụ ${S_{xq}} = 2\pi Rh$ và công thức diện tích toàn phần \({S_{tp}} = 2\pi Rh + 2\pi {R^2}\)
Từ giả thiết ta cóL
\(2\pi Rh + 2\pi {R^2} = 2.2.\pi Rh\)
\(Rh = {R^2}\)
\(R = h\) . Vậy chiều cao của hình trụ là $3\,cm$ .
Cho tam giác \(ABC\) đều cạnh \(a\) , đường trung tuyến \(AM\) . Quay tam giác \(ABC\) quanh cạnh \(AM\) . Tính diện tích toàn phần của hình nón tạo thành.
-
A.
\(\dfrac{{3\pi {a^2}}}{2}\)
-
B.
\(\dfrac{{3\pi {a^2}}}{4}\)
-
C.
\(\dfrac{{5\pi {a^2}}}{2}\)
-
D.
\(\dfrac{{\pi {a^2}}}{2}\)
Đáp án : B
Sử dụng công thức tính diện tích toàn phần của hình nón \({S_{tp}} = \pi Rl + \pi {R^2}\) .
Xét tam giác \(ABC\) đều có \(AM\) vừa là đường trung tuyến, đường cao, đường phân giác.
Nên ta có \(MC = \dfrac{{BC}}{2} = \dfrac{a}{2}\) .
Khi quay tam giác $ABC$ quanh cạnh \(AM\) ta được hình nón đỉnh \(A\) , bán kính đáy là \(MC\) , đường sinh \(AC\) và chiều cao \(AM\) .
Diện tích toàn phần của hình nón là \({S_{tp}} = \pi Rl + \pi {R^2} = \pi .MC.AC + \pi .M{C^2} = \pi .\dfrac{a}{2}.a + \pi .{\left( {\dfrac{a}{2}} \right)^2} = \dfrac{{3\pi {a^2}}}{4}\) .