Processing math: 89%

Đề kiểm tra 45 phút chương 6: Đường tròn - Đề số 1 — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 9


Đề kiểm tra 45 phút chương 6: Đường tròn - Đề số 1

Đề bài

Câu 1 :

Nếu đường thẳng và đường tròn có hai điểm chung thì

  • A.

    đường thẳng tiếp xúc với đường tròn

  • B.

    đường thẳng cắt đường tròn

  • C.

    đường thẳng không cắt đường tròn

  • D.

    đáp án khác.

Câu 2 :

Tâm đối xứng của đường tròn là:

  • A.

    Điểm bất kì bên trong đường tròn

  • B.

    Điểm bất kì bên ngoài đường tròn

  • C.

    Điểm bất kì  trên đường tròn

  • D.

    Tâm của đường tròn

Câu 3 :

Cho tam giác ABCAC=3cm,AB=4cm,BC=5cm. Vẽ đường tròn (C;CA). Khẳng định nào sau đây là đúng?

  • A.

    Đường thẳng BC cắt đường tròn (C;CA) tại một điểm

  • B.

    AB là cát tuyến của đường tròn (C;CA)

  • C.

    AB là tiếp tuyến của (C;CA)

  • D.

    BC là tiếp tuyến của (C;CA)

Câu 4 :

Cho đường tròn (O) có hai dây AB,CD không đi qua tâm. Biết rằng khoảng cách từ tâm đến hai dây là bằng nhau. Kết luận nào sau đây là đúng ?

  • A.

    AB>CD

  • B.

    AB=CD

  • C.

    AB<CD

  • D.

    AB//CD

Câu 5 :

“Nếu một đường thẳng  đi qua một điểm của đường tròn và … thì đường thẳng ấy là một tiếp tuyến của đường tròn”.  Cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống là

  • A.

    song song với bán kính đi qua điểm đó

  • B.

    vuông góc với bán kính đi qua điểm đó

  • C.

    song song với bán kính đường tròn

  • D.

    vuông góc với bán kính bất kì

Câu 6 :

Cho tam giác ABC có các đường cao BD,CE . Biết rằng bốn điểm B,E,D,C cùng nằm trên một đường tròn. Chỉ rõ tâm và bán kính của đường tròn đó.

  • A.

    Tâm là trọng tâm tam giác ABC và bán kính R=23AI với  I là trung điểm của BC.

  • B.

    Tâm là trung điểm AB và bán kính là R=AB2

  • C.

    Tâm là giao điểm của BDEC , bán kính là R=BD2

  • D.

    Tâm là trung điểm BC và bán kính là R=BC2

Câu 7 :

Cho tam giác ABC vuông tại A , cóAB=5cm;AC=12cm . Tính bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC .

  • A.

    R=26

  • B.

    R=13

  • C.

    R=132

  • D.

    R=6

Câu 8 :

Cho đường tròn (O;R) có hai dây AB,CD vuông góc với nhau ở M. BiếtCD=8cm;MC=1cm. Khoảng cách từ tâm O đến dây AB

  • A.

    4cm

  • B.

    5cm

  • C.

    3cm

  • D.

    2cm

Câu 9 :

Cho các đường tròn (A;10cm),(B;15cm),(C;15cm)  tiếp xúc ngoài với nhau đôi một. Hai đường tròn (B) và (C) tiếp xúc với nhau tại A. Đường tròn (A)  tiếp xúc với đường tròn (B)(C) lần lượt tại C  và B.

Câu 9.1

Chọn câu đúng nhất.

  • A.

    AA là tiếp tuyến chung của đường tròn (B)(C).

  • B.

    AA=25cm

  • C.

    AA=15cm

  • D.

    Cả A và B đều đúng

Câu 9.2

Tính diện tích tam giác ABC.

  • A.

    36cm2

  • B.

    72cm2

  • C.

    144cm2

  • D.

    96cm2

Câu 10 :

Cho hình vuông ABCD. Gọi M,N lần lượt là trung điểm của AB,BC . Gọi E là giao điểm của CMDN .  So sánh AEDM.

  • A.

    AM=32AE

  • B.

    DM<AE

  • C.

    DM=AE

  • D.

    DM>AE

Câu 11 :

Cho tam giác ABC cân tại A; đường cao AHBK cắt nhau tại I. Khi đó đường thẳng nào sau đây là tiếp tuyến của đường tròn đường kính AI.

  • A.

    HK

  • B.

    IB

  • C.

    IC

  • D.

    AC

Câu 12 :

Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Đường tròn đường kính BH cắt AB tại D, đường tròn đường kính CH cắt AC tại E . Chọn khẳng định sai trong các khẳng định sau

  • A.

    DE là cát tuyến của đường tròn đường kính BH

  • B.

    DE là tiếp tuyến của đường tròn đường kính BH

  • C.

    Tứ giácAEHD là hình chữ nhật

  • D.

    DEDI (với I là trung điểm BH)

Câu 13 :

Trên mặt phẳng tọa độ Oxy, cho điểm A(4;5). Hãy xác định vị trí tương đối của đường tròn (A;5) và các trục tọa độ.

  • A.

    Trục tung cắt đường tròn và trục hoành tiếp xúc với đường tròn.

  • B.

    Trục hoành cắt đường tròn và trục tung tiếp xúc với đường tròn

  • C.

    Cả hai trục tọa độ đều cắt đường tròn

  • D.

    Cả hai trục tọa độ đều tiếp xúc với đường tròn.

Câu 14 :

Cho hai đường tròn  (O);(O) cắt nhau tại A,B, trong đó O(O). Kẻ đường kính OOC của đường tròn (O). Chọn khẳng định sai ?

  • A.

    AC=CB

  • B.

    ^CBO=90

  • C.

    CA,CB là hai tiếp tuyến của (O)

  • D.

    CA,CB là hai cát tuyến của (O)

Câu 15 :

Cho hai đường tròn (O)(O)tiếp xúc ngoài tại A. Kẻ các đường kính AOB;AOC. Gọi DE là tiếp tuyến chung của hai đường  tròn  (D(O);E(O)). Gọi M là giao điểm của BDCE. Tính diện tích tứ giác ADME biết ^DOA=60OA=8cm

  • A.

    123cm2

  • B.

    6433cm2

  • C.

    3233cm2

  • D.

    36cm2

Câu 16 :

Cho đường tròn (O;R) và điểm A nằm ngoài (O). Từ A kẻ hai tiếp tuyến AB, AC với (O) (B, C là các tiếp điểm). Gọi H là giao điểm của OA và BC. Lấy D đối xứng với B qua O. Gọi E là giao điểm của đoạn thẳng AD với (O) (E không trùng với D).

Câu 16.1

Chọn câu đúng nhất.

  • A.

    Bốn điểm  A, B, O, C cùng thuộc một đường tròn đường kính AC

  • B.

    BC  là đường trung trực của  OA

  • C.

    Cả A, B đều đúng.

  • D.

    Cả A, B đều sai

Câu 16.2

Tỉ số DEBE  bằng

  • A.

    DABA

  • B.

    BADA

  • C.

    BDBA

  • D.

    BABD

Câu 16.3

Số đo góc HEC

  • A.

    60

  • B.

    80

  • C.

    45

  • D.

    90

Câu 17 :

Cho đường thẳng xy và đường tròn (O; R) không giao nhau. Gọi M là một điểm di động trên xy. Vẽ đường tròn đường kính OM cắt đường tròn (O) tại A và B. Kẻ OHxy . Chọn câu đúng.

  • A.

    Đường thẳng AB luôn đi qua một điểm cố định là H.

  • B.

    Đường thẳng AB luôn đi qua một điểm cố định là trung điểm OH .

  • C.

    Đường thẳng AB luôn đi qua một điểm cố định là giao của OHAB.

  • D.

    Đường thẳng AB luôn đi qua một điểm cố định là giao của OH(O;R).

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Nếu đường thẳng và đường tròn có hai điểm chung thì

  • A.

    đường thẳng tiếp xúc với đường tròn

  • B.

    đường thẳng cắt đường tròn

  • C.

    đường thẳng không cắt đường tròn

  • D.

    đáp án khác.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đường thẳng và đường tròn có hai điểm chung thì đường thẳng cắt đường tròn.

Câu 2 :

Tâm đối xứng của đường tròn là:

  • A.

    Điểm bất kì bên trong đường tròn

  • B.

    Điểm bất kì bên ngoài đường tròn

  • C.

    Điểm bất kì  trên đường tròn

  • D.

    Tâm của đường tròn

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đường tròn là hình có tâm đối xứng. Tâm đường tròn là tâm đối xứng của đường tròn đó.

Nên đường tròn có một tâm đối xứng duy nhất là tâm của đường tròn.

Câu 3 :

Cho tam giác ABCAC=3cm,AB=4cm,BC=5cm. Vẽ đường tròn (C;CA). Khẳng định nào sau đây là đúng?

  • A.

    Đường thẳng BC cắt đường tròn (C;CA) tại một điểm

  • B.

    AB là cát tuyến của đường tròn (C;CA)

  • C.

    AB là tiếp tuyến của (C;CA)

  • D.

    BC là tiếp tuyến của (C;CA)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng  cách chứng minh tiếp tuyến

Để chứng minh đường thẳng d là tiếp tuyến của đường tròn (O;R) tại tiếp điểm là M ta chứng minh OMd tại MM(O).

Lời giải chi tiết :

+) Xét tam giác ABCBC2=52=25;AB2+AC2=42+32=25;BC2=AB2+AC2

ΔABC vuông tại A (định lý Pytago đảo)

ABACA(C;CA) nên AB là tiếp tuyến của (C;CA)

Câu 4 :

Cho đường tròn (O) có hai dây AB,CD không đi qua tâm. Biết rằng khoảng cách từ tâm đến hai dây là bằng nhau. Kết luận nào sau đây là đúng ?

  • A.

    AB>CD

  • B.

    AB=CD

  • C.

    AB<CD

  • D.

    AB//CD

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

- Trong một đường tròn:  Hai dây cách đều tâm thì bằng nhau.

Câu 5 :

“Nếu một đường thẳng  đi qua một điểm của đường tròn và … thì đường thẳng ấy là một tiếp tuyến của đường tròn”.  Cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống là

  • A.

    song song với bán kính đi qua điểm đó

  • B.

    vuông góc với bán kính đi qua điểm đó

  • C.

    song song với bán kính đường tròn

  • D.

    vuông góc với bán kính bất kì

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nếu một đường thẳng  đi qua một điểm của đường tròn và vuông góc với bán kính đi qua điểm đó thì đường thẳng ấy là một tiếp tuyến của đường tròn.

Câu 6 :

Cho tam giác ABC có các đường cao BD,CE . Biết rằng bốn điểm B,E,D,C cùng nằm trên một đường tròn. Chỉ rõ tâm và bán kính của đường tròn đó.

  • A.

    Tâm là trọng tâm tam giác ABC và bán kính R=23AI với  I là trung điểm của BC.

  • B.

    Tâm là trung điểm AB và bán kính là R=AB2

  • C.

    Tâm là giao điểm của BDEC , bán kính là R=BD2

  • D.

    Tâm là trung điểm BC và bán kính là R=BC2

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng:  Trong tam giác vuông trung điểm cạnh huyền là tâm đường tròn ngoại tiếp.

Lời giải chi tiết :

Gọi I là trung điểm của BC.

Xét tam giác BEC vuông tại EEI=IB=IC=BC2 (vì EI là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền)

Xét tam giác BDC vuông tại DDI=IB=IC=BC2 (vì DI là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền)

Từ đó ta có ID=IE=IB=IC=BC2 nên I là tâm đường tròn ngoại tiếp tứ giác DEBC và bán kính R=BC2.

Câu 7 :

Cho tam giác ABC vuông tại A , cóAB=5cm;AC=12cm . Tính bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC .

  • A.

    R=26

  • B.

    R=13

  • C.

    R=132

  • D.

    R=6

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Trong tam giác vuông trung điểm cạnh huyền là tâm đường tròn ngoại tiếp.

Sử dụng định lý Pytago để tính toán

Lời giải chi tiết :

Vì tam giác ABC vuông tạiA nên tâm đường tròn ngoại tiếp là trung điểm cạnh huyền BC, bán kính là R=BC2.

Theo định lý Pytago ta có BC=AC2+AB2=13 nên bán kính R=132.

Câu 8 :

Cho đường tròn (O;R) có hai dây AB,CD vuông góc với nhau ở M. BiếtCD=8cm;MC=1cm. Khoảng cách từ tâm O đến dây AB

  • A.

    4cm

  • B.

    5cm

  • C.

    3cm

  • D.

    2cm

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Kẻ các đường vuông góc từ tâm đến dây.

Sử dụng mối liên hệ giữa dây và đường kính và tính chất hình chữ nhật để suy ra khoảng cách.

Lời giải chi tiết :

Xét đường tròn tâm (O),

Kẻ OEAB tại E suy ra E là trung điểm của AB, kẻ OFCD tại F suy ra F là trung điểm của CD,

Xét tứ giác OEMFˆE=ˆF=ˆM=90 nên OEIF là hình chữ nhật, suy ra FM=OE.

Ta có CD=8cmFC=4cmMC=1cmFM=FCMC=41=3cm nên OE=FM=3cm

Vậy khoảng cách từ tâm O đến dây AB3cm

Câu 9 :

Cho các đường tròn (A;10cm),(B;15cm),(C;15cm)  tiếp xúc ngoài với nhau đôi một. Hai đường tròn (B) và (C) tiếp xúc với nhau tại A. Đường tròn (A)  tiếp xúc với đường tròn (B)(C) lần lượt tại C  và B.

Câu 9.1

Chọn câu đúng nhất.

  • A.

    AA là tiếp tuyến chung của đường tròn (B)(C).

  • B.

    AA=25cm

  • C.

    AA=15cm

  • D.

    Cả A và B đều đúng

Đáp án: A

Phương pháp giải :

+ Sử dụng cách chứng minh tiếp tuyến: Đường thẳng d là tiếp tuyến của (O) tại A nếu dOA tại A.

+ Sử dụng định lý Pytago để tính AA

Lời giải chi tiết :

+) Theo tính chất đoạn nối tâm của hai đường tròn tiếp xúc ngoài ta có:

AB=BC+CA=25cm;AC=AB+BC=25cm; BC=BA+AC=30cmA  là trung điểm của BC (vì AB=AC=15cm)

ΔABC cân tại A  có AA  là đường trung tuyến nên cũng là đường cao

AABC

AA là tiếp tuyến chung của hai đường tròn (B) và (C)

Xét tam giác AAC  vuông tại A  có:

AA2=AC2AC2=252152=400AA=20cm

Câu 9.2

Tính diện tích tam giác ABC.

  • A.

    36cm2

  • B.

    72cm2

  • C.

    144cm2

  • D.

    96cm2

Đáp án: B

Phương pháp giải :

+ Sử dụng định lý Ta-lét

+ Sử dụng công thức tính diện tích tam giác bằng nửa tích đường cao và cạnh đáy tương ứng

Lời giải chi tiết :

Ta có: ACAB=ABAC=1025=25

BC//BC  do đó  BCAA

Lại có: BCBC=ACABBC30=25BC=12cm

Xét ΔABA  có BC//BC nên theo định lý Ta-let ta có AHAA=BCBAAH20=1525AH=12cm (do theo câu trước thì AA=20cm )

Diện tích tam giác ABC là: S=12BC.AH=12.12.12=72(cm2)

Câu 10 :

Cho hình vuông ABCD. Gọi M,N lần lượt là trung điểm của AB,BC . Gọi E là giao điểm của CMDN .  So sánh AEDM.

  • A.

    AM=32AE

  • B.

    DM<AE

  • C.

    DM=AE

  • D.

    DM>AE

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Bước 1: Đưa các điểm đã cho về các đỉnh của tam giác vuông.

Bước 2: Tìm đường tròn đi qua bốn đỉnh A,D,E,M.

Bước 3: Sử dụng liên hệ giữa dây và đường kính.

Lời giải chi tiết :

+) Ta có ^CDN=^ECN (vì cùng phụ với ^CNE) nên ^CNE+^ECN=^CNE+^CDN=90 suy ra ^CEN=90CMDN

+) Gọi I là trung điểm của DM.

Xét tam giác vuông ADM ta có AI=ID=IM=DM2. Xét tam giác vuông DEM ta có EI=ID=IM=DM2

Nên EI=ID=IM=IA=DM2

Do đó bốn điểm A,D,E,M cùng thuộc đường tròn tâm I bán kính R=DM2.

Xét (I;DM2)DM là đường kính  và AE là dây không đi qua tâm nên DM>AE.

Câu 11 :

Cho tam giác ABC cân tại A; đường cao AHBK cắt nhau tại I. Khi đó đường thẳng nào sau đây là tiếp tuyến của đường tròn đường kính AI.

  • A.

    HK

  • B.

    IB

  • C.

    IC

  • D.

    AC

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng  cách chứng minh tiếp tuyến

Để chứng minh đường thẳng d là tiếp tuyến của đường tròn (O;R) tại tiếp điểm là M ta chứng minh OMd tại MM(O).

Lời giải chi tiết :

Gọi O là trung điểm AI. Xét tam giác vuông AIKOK=OI=OAK(O;AI2) (*)

Ta đi chứng minh OKKH tại K.

Xét tam giác OKA cân tại O ta có ^OKA=^OAK (1)

Vì tam giác ABC cân tại A có đường cao AH nên H là trung điểm củaBC . Xét tam giác vuông BKCHK=HB=HC=BC2

Suy ra tam giác KHB cân tại H nên ^HKB=^HBK(2)

^HBK=^KAH (cùng phụ với ^ACB) (3)

Từ (1);(2);(3) suy ra ^HKB=^AKO^AKO+^OKI=90^HKB+^OKI=90^OKH=90 hay OKKH tại K (**)

Từ (*) và (**) thì HK là tiếp tuyến của đường tròn đường kính AI.

Câu 12 :

Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Đường tròn đường kính BH cắt AB tại D, đường tròn đường kính CH cắt AC tại E . Chọn khẳng định sai trong các khẳng định sau

  • A.

    DE là cát tuyến của đường tròn đường kính BH

  • B.

    DE là tiếp tuyến của đường tròn đường kính BH

  • C.

    Tứ giácAEHD là hình chữ nhật

  • D.

    DEDI (với I là trung điểm BH)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng dấu hiệu nhận biết các hình đặc biệt và cách chứng minh một đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn.

Lời giải chi tiết :

Gọi I, J lần lượt là trung điểm của BHCH.

Để chứng minh DE là tiếp tuyến của đường tròn tâm I đường kính BH ta chứng minh

IDDE hay ^ODI=90o

D,E lần lượt thuộc đường tròn đường kính BHHC nên ta có: ^BDH=^CEH=900

Suy ra tứ giác ADHE là hình chữ nhật.

Gọi O là giao điểm của AHDE, khi đó ta có OD=OH=OE=OA .

Suy ra ΔODH cân tại O^ODH=^OHD

Ta cũng có ΔIDH cân tại I^IDH=^IHD

Từ đó ^IDH+^HDO=^IHD+^DHO^IDO=90IDDE

Ta có IDDE,D(I) nên  DE là tiếp tuyến của đường tròn đường kính BH.

Từ chứng minh trên suy ra các phương án B,C,D đúng.

Câu 13 :

Trên mặt phẳng tọa độ Oxy, cho điểm A(4;5). Hãy xác định vị trí tương đối của đường tròn (A;5) và các trục tọa độ.

  • A.

    Trục tung cắt đường tròn và trục hoành tiếp xúc với đường tròn.

  • B.

    Trục hoành cắt đường tròn và trục tung tiếp xúc với đường tròn

  • C.

    Cả hai trục tọa độ đều cắt đường tròn

  • D.

    Cả hai trục tọa độ đều tiếp xúc với đường tròn.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bước 1: Xác định khoảng cách từ tâm A đến các trục tọa độ.

Bước 2: Sử dụng vị trí tương đối giữa đường thẳng và đường tròn.

Lời giải chi tiết :

A(4;5) nên khoảng cách từ A đến trục hoành là d1=|yA|=5, khoảng cách từ A đến trục tung là d2=|xA|=4

Nhận thấy d2=R(=5) nên trục hoành tiếp xúc với đường tròn (A;5).

d2=4<5=R nên trục tung cắt đường tròn (A;5).

Câu 14 :

Cho hai đường tròn  (O);(O) cắt nhau tại A,B, trong đó O(O). Kẻ đường kính OOC của đường tròn (O). Chọn khẳng định sai ?

  • A.

    AC=CB

  • B.

    ^CBO=90

  • C.

    CA,CB là hai tiếp tuyến của (O)

  • D.

    CA,CB là hai cát tuyến của (O)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng cách chứng minh một đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn.

Lời giải chi tiết :

Xét đường tròn (O)OC là đường kính, suy ra ^CBO=^CAO=90 hay CBOB tại BACAO tại A.

Do đó AB,BC là hai tiếp tuyến của (O) nên AC=CB (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)

Nên A, B, C đúng.

Câu 15 :

Cho hai đường tròn (O)(O)tiếp xúc ngoài tại A. Kẻ các đường kính AOB;AOC. Gọi DE là tiếp tuyến chung của hai đường  tròn  (D(O);E(O)). Gọi M là giao điểm của BDCE. Tính diện tích tứ giác ADME biết ^DOA=60OA=8cm

  • A.

    123cm2

  • B.

    6433cm2

  • C.

    3233cm2

  • D.

    36cm2

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng  tính chất đường nối tâm của hai đường tròn cắt nhau và hệ thức lượng trong tam giác vuông.

Diện tích hình chữ nhật bằng tích chiều dài và chiều rộng.

Lời giải chi tiết :

Xét (O)OD=OAΔOAD cân tại O^ODA=^OAD

Xét (O)OE=OAΔOEB cân tại O^OEA=^OAE

ˆO+^O=360^OED^ODE=180

180^ODA^OAD+180^OEA^OAE=1802(^OAD+^OAE)=180

^OAD+^OAE=90^DAE=90ΔADE vuông tại A.

^BDA=90 ( vì tam giác BAD có cạnh AB là đường kính của (O)D(O) ) nên BDAD^MDA=90

Tương tự ta có ^MEA=90 .

Nên tứ giác DMEA là hình chữ nhật.

Xét tam giác OAD cân tại O^DOA=60 nên ΔDOA đều, suy ra OA=AD=8cm^ODA=60

^ADE=30. Xét tam giác ADE ta có EA=AD.tan^EDA=8.tan30=833

SDMEA=AD.AE=8.833=6433cm2.

Câu 16 :

Cho đường tròn (O;R) và điểm A nằm ngoài (O). Từ A kẻ hai tiếp tuyến AB, AC với (O) (B, C là các tiếp điểm). Gọi H là giao điểm của OA và BC. Lấy D đối xứng với B qua O. Gọi E là giao điểm của đoạn thẳng AD với (O) (E không trùng với D).

Câu 16.1

Chọn câu đúng nhất.

  • A.

    Bốn điểm  A, B, O, C cùng thuộc một đường tròn đường kính AC

  • B.

    BC  là đường trung trực của  OA

  • C.

    Cả A, B đều đúng.

  • D.

    Cả A, B đều sai

Đáp án: D

Phương pháp giải :

+ Tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông là trung điểm cạnh huyền

+ Áp dụng tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau và tính chất của tam giác cân để chứng minh

Lời giải chi tiết :

* Ta có AB, AC là hai tiếp tuyến của (O)OBA=OCA=90o

B, C cùng thuộc đường tròn đường kính OA

A, B, O, C cùng thuộc một đường tròn đường kính OA. Do đó A sai.

* Ta có AB, AC là hai tiếp tuyến của (O) cắt nhau tại A

AB=AC và AO là phân giác BAC  (tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau)

ΔABC là tam giác cân tại A

AO vừa là phân giác BAC  vừa là đường trung trực của BC (tính chất tam giác cân) nên B sai.

Câu 16.2

Tỉ số DEBE  bằng

  • A.

    DABA

  • B.

    BADA

  • C.

    BDBA

  • D.

    BABD

Đáp án: C

Phương pháp giải :

Sử dụng tam giác đồng dạng theo trường hợp góc – góc

Chứng minh ΔBEDΔABD là hai tam giác đồng dạng từ đó suy ra hệ thức đúng.

Lời giải chi tiết :

Ta có D đối xứng với B qua O BD là đường kính của (O)E(O)

BED=90o

Xét ΔBEDΔABD có: BED=ABD=90o, D chung

ΔBED

Câu 16.3

Số đo góc HEC

  • A.

    60^\circ

  • B.

    80^\circ

  • C.

    45^\circ

  • D.

    90^\circ

Đáp án: D

Phương pháp giải :

Sử dụng các cặp tam giác đồng dạng để tính số đo góc.

+  Chứng minh  \Delta BCD \backsim \Delta AHB

+ Chứng minh  \Delta BHE \backsim \Delta DCE

Lời giải chi tiết :

\angle BCD = {90^o} (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)

\angle AHB = {90^o} (AO là trung trực của BC)

Xét \Delta BCD\Delta AHB có: \angle BCD = \angle AHB = {90^o},\;\angle BDC = \angle ABH (BA là tiếp tuyến của \left( O \right) tại B)

\Rightarrow \Delta BCD \backsim \Delta AHB\;\left( {g - g} \right) \Rightarrow \dfrac{{BD}}{{BA}} = \dfrac{{CD}}{{BH}}  mà theo câu trước \dfrac{{DE}}{{BE}} = \dfrac{{BD}}{{BA}} \Rightarrow \dfrac{{DE}}{{BE}} = \dfrac{{CD}}{{BH}}

Xét \Delta BHE\Delta DCE có  \dfrac{{DE}}{{BE}} = \dfrac{{CD}}{{BH}} \Rightarrow \Delta BHE \backsim \Delta DCE \Rightarrow \angle BEH = \angle DEC   (2 góc tương ứng)

\Rightarrow \angle BEH + \angle HED = \angle DEC + \angle HED \Rightarrow \angle BED = \angle HEC

\angle BED = {90^o} (chứng minh trên)

Vậy \angle HEC = {90^o}

Câu 17 :

Cho đường thẳng xy và đường tròn (O; R) không giao nhau. Gọi M là một điểm di động trên xy. Vẽ đường tròn đường kính OM cắt đường tròn (O) tại A và B. Kẻ OH \bot xy . Chọn câu đúng.

  • A.

    Đường thẳng AB luôn đi qua một điểm cố định là H.

  • B.

    Đường thẳng AB luôn đi qua một điểm cố định là trung điểm OH .

  • C.

    Đường thẳng AB luôn đi qua một điểm cố định là giao của OHAB.

  • D.

    Đường thẳng AB luôn đi qua một điểm cố định là giao của OH\left( {O;R} \right).

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Sử dụng tam giác đồng dạng

+ Sử dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông để chỉ ra các điểm và đoạn thẳng cố định.

Lời giải chi tiết :

OH \bot xy, nên H  là một điểm cố định và OH  không đổi

Gọi giao điểm của AB và  OME; giao điểm của AB với OH  là F.

\left( {O;R} \right) và đường tròn đường kính OM  cắt nhau tại A;B nên  AB \bot OM

Lại có điểm A nằm trên đường tròn đường kính OM nên \widehat {OAM} = 90^\circ

Xét \Delta OEF\Delta OHM\widehat O chung và \widehat {OEF} = \widehat {OHM} = 90^\circ nên \Delta OEF \backsim \Delta OHM\left( {g - g} \right)

Suy ra \dfrac{{OE}}{{OH}} = \dfrac{{OF}}{{OM}} \Rightarrow OE.OM = OF.OH

Xét \Delta MAO vuông tại A  có AE  là đường cao nên theo hệ thức lượng trong tam giác vuông ta có

\begin{array}{*{20}{l}}{OM.OE = O{A^2}\; = {R^2}}\\{\; \Rightarrow OF.OH = {R^2}\; \Rightarrow OF = \dfrac{{{R^2}}}{{OH}}}\end{array}

Do OH không đổi nên OF cũng không đổi

Vậy F  là một điểm cố định hay AB  luôn đi qua một điểm cố định là giao của ABOH.


Cùng chủ đề:

Đề kiểm tra 45 phút chương 2: Hàm số bậc nhất - Đề số 1
Đề kiểm tra 45 phút chương 2: Hàm số bậc nhất - Đề số 2
Đề kiểm tra 45 phút chương 3: Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn - Đề số 1
Đề kiểm tra 45 phút chương 4: Hàm số y=ax^2 - Phương trình bậc hai một ẩn - Đề số 1
Đề kiểm tra 45 phút chương 5: Hệ thức lượng trong tam giác vuông - Đề số 1
Đề kiểm tra 45 phút chương 6: Đường tròn - Đề số 1
Đề kiểm tra 45 phút chương 6: Đường tròn - Đề số 2
Đề kiểm tra 45 phút chương 7: Góc với đường tròn - Đề số 1
Đề kiểm tra 45 phút chương 8: Hình trụ - Hình nón - Hình cầu - Đề số 1
Đề kiểm tra giữa học kì 1 Toán 9 - Đề số 1
Đề kiểm tra giữa học kì 1 Toán 9 - Đề số 2