Đề kiểm tra 45 phút chương 7: Góc với đường tròn - Đề số 1
Đề bài
Cho hình vẽ dưới đây, góc DIE có số đo bằng

-
A.
12(sđ DmE⏜ sđ \overparen{CnF} )
-
B.
\dfrac{1}{2}(sđ \overparen{DmE} - sđ \overparen{CnF} )
-
C.
\dfrac{1}{2}(sđ \overparen{DF} + sđ \overparen{CE} )
-
D.
\dfrac{1}{2}(sđ \overparen{DF} + sđ \overparen{CE} )
Góc nội tiếp nhỏ hơn hoặc bằng 90^\circ có số đo
-
A.
Bằng nửa số đo góc ở tâm cùng chắn một cung
-
B.
Bằng số đo của góc ở tâm cùng chắn một cung
-
C.
Bằng số đo cung bị chắn
-
D.
Bằng nửa số đo cung lớn.
Chọn khẳng định đúng. Cho đường tròn \left( O \right) có dây AB > CD khi đó
-
A.
Cung AB lớn hơn cung CD
-
B.
Cung AB nhỏ hơn cung CD
-
C.
Cung AB bằng cung CD
-
D.
Số đo cung AB bằng hai lần số đo cung CD
Kết luận nào sau đây là đúng.
-
A.
Trong một đường tròn, góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung có số đo lớn hơn số đo góc nội tiếp chắn cung đó.
-
B.
Trong một đường tròn, góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung có số đo nhỏ hơn số đo góc nội tiếp chắn cung đó.
-
C.
Trong một đường tròn, góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung và góc nội tiếp cùng chắn một cung thì bằng nhau.
-
D.
Trong một đường tròn, góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung có số đo bằng hai lần số đo của góc nội tiếp chắn cung đó.
Cho nửa đường tròn \left( O \right) đường kính AB và C là điểm trên cung nhỏ AB (cung CB nhỏ hơn cung CA ). Tiếp tuyến tại C của nửa đường tròn cắt đường thẳng AB tại D . Biết tam giác ADC cân tại C . Tính góc ADC .
-
A.
40^\circ
-
B.
45^\circ
-
C.
60^\circ
-
D.
30^\circ
Cho đường tròn (O) đường kính AB và một cung AC có số đo nhỏ hơn 90^\circ . Vẽ dây CD vuông góc với AB và dây DE song song với AB. Chọn kết luận sai ?
-
A.
AC = BE
-
B.
Số đo cungAD bằng số đo cung BE
-
C.
Số đo cung AC bằng số đo cung BE
-
D.
\widehat {AOC} < \widehat {AOD}
Cho hình vẽ dưới đây.

Khi đó mệnh đề đúng là:
-
A.
\widehat {AQB} = \widehat {ANB}
-
B.
\widehat {AQB} > \widehat {ANB}
-
C.
\widehat {AQB} < \widehat {ANB}
-
D.
Tất cả đều sai
Cho tam giác ABC cân tại A nội tiếp đường tròn tâm O. Trên \left( O \right) lấy điểm D thuộc cung AC. Gọi E = AC \cap BD,\,\,F = AD \cap BC. Khi đó mệnh đề đúng là:
-
A.
\widehat {AFB} > \widehat {ABD}
-
B.
\widehat {AFB} < \widehat {ABD}
-
C.
\widehat {AFB} = 2\widehat {ABD}
-
D.
\widehat {AFB} = \widehat {ABD}
Cho ba điểm A,B,C thẳng hàng sao cho B nằm giữa A và C . Chọn khẳng định nào sau đây đúng ?
-
A.
Độ dài nửa đường tròn đường kính AC bằng hiệu các độ dài của hai nửa đường tròn đường kính AB và BC
-
B.
Độ dài nửa đường tròn đường kính AC bằng tổng các độ dài của hai nửa đường tròn đường kính AB và BC .
-
C.
Độ dài nửa đường tròn đường kính BC bằng tổng các độ dài của hai nửa đường tròn đường kính AB và AC
-
D.
Độ dài nửa đường tròn đường kính AB bằng tổng các độ dài của hai nửa đường tròn đường kính AC và BC
Một hình tròn có diện tích S = 144\pi \,\left( {c{m^2}} \right) . Bán kính của hình tròn đó là:
-
A.
15\,\left( {cm} \right)
-
B.
16\,\left( {cm} \right)
-
C.
12\,\left( {cm} \right)
-
D.
14\,\left( {cm} \right)
Cho nửa đường tròn \left( {O;R} \right) đường kính BC. Lấy điểm A trên tia đối của tia CB. Kẻ tiếp tuyến AF,Bx của nửa đường tròn \left( O \right) (với F là tiếp điểm). Tia AF cắt tia Bx của nửa đường tròn tại D. Khi đó tứ giác OBDF là:
-
A.
Hình thang
-
B.
Tứ giác nội tiếp
-
C.
Hình thang cân
-
D.
Hình bình hành
Tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn có hai cạnh đối AB và CD cắt nhau tại M và \widehat {BAD} = {70^0} thì \widehat {BCM} = ?
-
A.
{110^0}
-
B.
{30^0}
-
C.
{70^0}
-
D.
{55^0}
Cho tam giác ABC nằm trên đường tròn (O;R), đường cao AH, biết AB = 9{\rm{ }}cm, AC = 12{\rm{ }}cm, AH = 4{\rm{ }}cm. Tính bán kính của đường tròn (O).
-
A.
13,5\,cm
-
B.
12\,cm
-
C.
18\,cm
-
D.
6\,cm
Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB và một điểm C trên nửa đường tròn. Gọi D là một điểm trên đường kính AB; qua D kẻ đường vuông góc với AB cắt BC tại F, cắt AC tại E. Tiếp tuyến của nửa đường tròn tại Ccắt EF tại I.Khi đó
-
A.
IE = IF
-
B.
IE = 2IF
-
C.
EF = 3IE
-
D.
EF = 3IF
Cho \left( {O;4} \right) có dây AC bằng cạnh hình vuông nội tiếp và dây BC bằng cạnh tam giác đều nội tiếp đường tròn đó ( điểm C và A nằm cùng phía với BO ). Tính số đo góc ACB
-
A.
30^\circ
-
B.
45^\circ
-
C.
60^\circ
-
D.
15^\circ
Cho \Delta ABC vuông ở A . Trên cạnh AC lấy điểm M và vẽ đường tròn đường kính MC . Kẻ BM cắt đường tròn tại D . Đường thẳng DA cắt đường tròn tại S . Chọn đáp án sai trong các đáp án sau:
-
A.
Tứ giác ABCD nội tiếp.
-
B.
\widehat {ABD} = \widehat {ACD}
-
C.
CA là phân giác của \widehat {SCB}.
-
D.
Tứ giác ABCS nội tiếp.
Ch u vi đường tròn ngoại tiếp tam giác đều cạnh a\,\left( {cm} \right) là
-
A.
\dfrac{{4\pi a\sqrt 3 }}{3} (cm)
-
B.
\dfrac{{2\pi a\sqrt 3 }}{3} (cm)
-
C.
\dfrac{{\pi a\sqrt 3 }}{3} (cm)
-
D.
\dfrac{{5\pi a\sqrt 3 }}{3}(cm)
Cho tam giác đều ABC nội tiếp đường tròn \left( O \right). Độ dài của các cung AB,BC,CA đều bằng 4\pi . Diện tích của tam giác đều ABC là:
-
A.
27\sqrt 3 cm^2
-
B.
7\sqrt 3 cm^2
-
C.
29\sqrt 3 cm^2
-
D.
9\sqrt 3 cm^2
Từ điểm M nằm ngoài đường tròn \left( O \right) vẽ hai tiếp tuyến MA, MB với \left( O \right) tại A và B. Qua A vẽ đường thẳng song song với MB cắt đường tròn tại C.

Nối C với M cắt đường tròn \left( O \right) tại D. Nối A với D cắt MB tại E. Chọn câu đúng
-
A.
ME = 2EB
-
B.
2ME = EB
-
C.
ME = EB.
-
D.
3ME = 2EB
Cho A là điểm cố định trên đường tròn \left( {O;R} \right). Gọi AB và AC là hai dây cung thay đổi trên đường tròn \left( O \right) thỏa mãn \sqrt {AB.AC} = R\sqrt 3 . Khi đó vị trí của B,\,C trên \left( O \right) để diện tích \Delta ABC lớn nhất là:
-
A.
\Delta ABC cân
-
B.
\Delta ABC đều.
-
C.
\Delta ABC vuông cân
-
D.
\Delta ABC vuông
Lời giải và đáp án
Cho hình vẽ dưới đây, góc DIE có số đo bằng

-
A.
\dfrac{1}{2}(sđ \overparen{DmE} + sđ \overparen{CnF} )
-
B.
\dfrac{1}{2}(sđ \overparen{DmE} - sđ \overparen{CnF} )
-
C.
\dfrac{1}{2}(sđ \overparen{DF} + sđ \overparen{CE} )
-
D.
\dfrac{1}{2}(sđ \overparen{DF} + sđ \overparen{CE} )
Đáp án : A
Số đo của góc có đỉnh bên trong đường tròn bằng nửa tổng số đo hai cung bị chắn.
\widehat {DIE} = \dfrac{1}{2}(sđ \overparen{DmE} + sđ \overparen{CnF} )
Góc nội tiếp nhỏ hơn hoặc bằng 90^\circ có số đo
-
A.
Bằng nửa số đo góc ở tâm cùng chắn một cung
-
B.
Bằng số đo của góc ở tâm cùng chắn một cung
-
C.
Bằng số đo cung bị chắn
-
D.
Bằng nửa số đo cung lớn.
Đáp án : A
Dựa vào Định lí mối liên hệ giữa góc nội tiếp với cung bị chắn :
Trong một đường tròn, số đo của góc nội tiếp bằng nửa số đo của cung bị chắn.
Trong một đường tròn:
Góc nội tiếp (nhỏ hơn hoặc bằng 90^\circ ) có số đo bằng nửa số đo góc ở tâm cùng chắn một cung.
Chọn khẳng định đúng. Cho đường tròn \left( O \right) có dây AB > CD khi đó
-
A.
Cung AB lớn hơn cung CD
-
B.
Cung AB nhỏ hơn cung CD
-
C.
Cung AB bằng cung CD
-
D.
Số đo cung AB bằng hai lần số đo cung CD
Đáp án : A
Với hai cung nhỏ trong một đường tròn hay trong hai đường tròn bằng nhau:
+) Cung lớn hơn căng dây lớn hơn.
+) Dây lớn hơn căng cung lớn hơn.
Nên dây AB > CD thì cung AB lớn hơn cung CD
Kết luận nào sau đây là đúng.
-
A.
Trong một đường tròn, góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung có số đo lớn hơn số đo góc nội tiếp chắn cung đó.
-
B.
Trong một đường tròn, góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung có số đo nhỏ hơn số đo góc nội tiếp chắn cung đó.
-
C.
Trong một đường tròn, góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung và góc nội tiếp cùng chắn một cung thì bằng nhau.
-
D.
Trong một đường tròn, góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung có số đo bằng hai lần số đo của góc nội tiếp chắn cung đó.
Đáp án : C
Trong một đường tròn, góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung và góc nội tiếp cùng chắn một cung thì bằng nhau.
Cho nửa đường tròn \left( O \right) đường kính AB và C là điểm trên cung nhỏ AB (cung CB nhỏ hơn cung CA ). Tiếp tuyến tại C của nửa đường tròn cắt đường thẳng AB tại D . Biết tam giác ADC cân tại C . Tính góc ADC .
-
A.
40^\circ
-
B.
45^\circ
-
C.
60^\circ
-
D.
30^\circ
Đáp án : D
Sử dụng góc nội tiếp và góc có đỉnh bên ngoài đường tròn

Xét nửa \left( O \right) có \widehat {BAC} = \dfrac{1}{2} sđ \overparen{BC} (góc nội tiếp chắn cung BC) và \widehat {CDA} = \dfrac{1}{2} (sđ \overparen{AC} - sđ \overparen{BC} ) (góc có đỉnh bên ngoài đường tròn)
Mà \Delta ADC cân tại C nên \widehat {DAC} = \widehat {CDA} \Leftrightarrow sđ \overparen{BC} = sđ \overparen{AC} - sđ \overparen{BC}
Suy ra sđ \overparen{AC} = 2. sđ \overparen{BC}
Mà sđ \overparen{AC} + sđ \overparen{BC} = 180^\circ nên sđ \overparen{AC} = 120^\circ ; sđ\overparen{BC}= 60^\circ
Do đó \widehat {ADC} = 30^\circ .
Cho đường tròn (O) đường kính AB và một cung AC có số đo nhỏ hơn 90^\circ . Vẽ dây CD vuông góc với AB và dây DE song song với AB. Chọn kết luận sai ?
-
A.
AC = BE
-
B.
Số đo cungAD bằng số đo cung BE
-
C.
Số đo cung AC bằng số đo cung BE
-
D.
\widehat {AOC} < \widehat {AOD}
Đáp án : D
Sử dụng liên hệ giữa dây và đường kính để so sánh các góc ở tâm từ đó so sánh các cung và dây cung

Vì AO \bot CD;AO{\rm{//}}DE \Rightarrow CD \bot DE \Rightarrow \widehat {CDE} = 90^\circ mà C,D,E \in \left( O \right) nên CE là đường kính hay C;O;E thẳng hàng
Xét \left( O \right) có OA là đường cao trong tam giác cân ODC nên OA cũng là đường phân giác \Rightarrow \widehat {COA} = \widehat {AOD}
Suy ra cung AD bằng cung AC nên dây AD = AC
Lại thấy \widehat {AOC} = \widehat {BOE} (đối đỉnh) nên cung AC bằng cung BE suy ra dây AC = BE.
Phương án A, B, C đúng.
Cho hình vẽ dưới đây.

Khi đó mệnh đề đúng là:
-
A.
\widehat {AQB} = \widehat {ANB}
-
B.
\widehat {AQB} > \widehat {ANB}
-
C.
\widehat {AQB} < \widehat {ANB}
-
D.
Tất cả đều sai
Đáp án : B
- Tính chất góc có đỉnh nằm trong đường tròn: Số đo góc có đỉnh nằm trong đường tròn có số đo bằng nửa tổng số đo hai cung bị chắn.
- Tính chất góc có đỉnh nằm ngoài đường tròn: Số đo góc có đỉnh nằm ngoài đường tròn có số đo bằng nửa hiệu số đo hai cung bị chắn.
Ta áp dụng công thức về góc có đỉnh ở trong và ở ngoài đường tròn bị chắn bởi cung ta nhận được
\left\{ \begin{array}{l}\widehat {AQB} = \dfrac{1}{2}\left( {sđ\overparen{AeB} + sđ\overparen{CdM}} \right)\,\,\\\widehat {ANB} = \dfrac{1}{2}\left( {sđ\overparen{AeB} - sđ\overparen{CdM}} \right)\,\,\end{array} \right. \Rightarrow \widehat {AQB} = \dfrac{1}{2}\left( {sđ\overparen{AeB} + sđ\overparen{CdM}} \right) > \dfrac{1}{2}\left( {sđ\overparen{AeB} - sđ\overparen{CdM}} \right) = \widehat {ANB}.
Cho tam giác ABC cân tại A nội tiếp đường tròn tâm O. Trên \left( O \right) lấy điểm D thuộc cung AC. Gọi E = AC \cap BD,\,\,F = AD \cap BC. Khi đó mệnh đề đúng là:
-
A.
\widehat {AFB} > \widehat {ABD}
-
B.
\widehat {AFB} < \widehat {ABD}
-
C.
\widehat {AFB} = 2\widehat {ABD}
-
D.
\widehat {AFB} = \widehat {ABD}
Đáp án : D
Áp dụng tính chất góc nội tiếp, góc có đỉnh nằm ngoài đường tròn, các cung chắn hai dây bằng nhau để chứng minh \widehat {AFB} = \widehat {ABD}.

\Delta ABC cân tại A nên AB = AC suy ra sđ\,\overparen{AB} = sđ\,\overparen{AC}.
Áp dụng kết quả trên và theo tính chất của góc ngoài đường tròn ta có:
\widehat {AFB} = \dfrac{1}{2}\left( {sđ\,\overparen{AB} - sđ\,\overparen{CD}} \right) = \dfrac{1}{2}\left( {sđ\,\overparen{AC} - sđ\,\overparen{CD}} \right) = \dfrac{1}{2}sđ\,\overparen{AD}.
Mặt khác theo tính chất góc nội tiếp ta có \widehat {ABD} = \dfrac{1}{2}sđ\,\overparen{AD}.
Do đó \widehat {AFB} = \widehat {ABD}.
Cho ba điểm A,B,C thẳng hàng sao cho B nằm giữa A và C . Chọn khẳng định nào sau đây đúng ?
-
A.
Độ dài nửa đường tròn đường kính AC bằng hiệu các độ dài của hai nửa đường tròn đường kính AB và BC
-
B.
Độ dài nửa đường tròn đường kính AC bằng tổng các độ dài của hai nửa đường tròn đường kính AB và BC .
-
C.
Độ dài nửa đường tròn đường kính BC bằng tổng các độ dài của hai nửa đường tròn đường kính AB và AC
-
D.
Độ dài nửa đường tròn đường kính AB bằng tổng các độ dài của hai nửa đường tròn đường kính AC và BC
Đáp án : B
Sử dụng công thức tính độ dài nửa đường tròn bán kính R (nửa chu vi đường tròn):
l = \pi R.
Độ dài nửa đường tròn đường kính AC là {l_1} = \pi .\dfrac{{AC}}{2} .
Độ dài nửa đường tròn đường kính AB là {l_1} = \pi .\dfrac{{AB}}{2} .
Độ dài nửa đường tròn đường kính BC là {l_1} = \pi .\dfrac{{BC}}{2} .
Mà ba điểm A,B,C thẳng hàng sao cho B nằm giữa A và C nên AB + BC = AC
Do đó {l_1} = \pi .\dfrac{{AC}}{2} = \pi \left( {\dfrac{{AB}}{2} + \dfrac{{BC}}{2}} \right) = \pi .\dfrac{{AB}}{2} + \pi .\dfrac{{BC}}{2} = {l_2} + {l_3}
Vậy độ dài nửa đường tròn đường kính AC bằng tổng các độ dài của hai nửa đường tròn đường kính AB và BC .
Một hình tròn có diện tích S = 144\pi \,\left( {c{m^2}} \right) . Bán kính của hình tròn đó là:
-
A.
15\,\left( {cm} \right)
-
B.
16\,\left( {cm} \right)
-
C.
12\,\left( {cm} \right)
-
D.
14\,\left( {cm} \right)
Đáp án : C
Sử dụng công thức: Diện tích S của một hình tròn bán kính R là S = \pi {R^2}.
Diện tích S = \pi {R^2} = 144\pi \Leftrightarrow {R^2} = 144 \Leftrightarrow R = 12\,\left( {cm} \right).
Cho nửa đường tròn \left( {O;R} \right) đường kính BC. Lấy điểm A trên tia đối của tia CB. Kẻ tiếp tuyến AF,Bx của nửa đường tròn \left( O \right) (với F là tiếp điểm). Tia AF cắt tia Bx của nửa đường tròn tại D. Khi đó tứ giác OBDF là:
-
A.
Hình thang
-
B.
Tứ giác nội tiếp
-
C.
Hình thang cân
-
D.
Hình bình hành
Đáp án : B
Tứ giác có tổng một cặp góc đối bằng {180^0} là tứ giác nội tiếp.

Ta có \widehat {DBO} = {90^0} và \widehat {DFO} = {90^0} ( tính chất tiếp tuyến).
Tứ giác OBDF có \widehat {DBO} + \widehat {DFO} = {90^0} + {90^0} = {180^0} nên nội tiếp được trong một đường tròn.
Tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn có hai cạnh đối AB và CD cắt nhau tại M và \widehat {BAD} = {70^0} thì \widehat {BCM} = ?
-
A.
{110^0}
-
B.
{30^0}
-
C.
{70^0}
-
D.
{55^0}
Đáp án : C
Áp dụng tính chất tứ giác nội tiếp có tổng hai góc đối diện bằng {180^0}.

Tứ giác ABCD nội tiếp nên có: \widehat {DAB} + \widehat {BCD} = {180^\circ} suy ra \widehat {BCD} = {180^\circ} - {70^\circ} = {110^\circ}
Mà \widehat {BCD} + \widehat {BCM} = {180^\circ} (kề bù)
Do đó \widehat {BCM} = {180^\circ} - {110^\circ} = {70^\circ}
Cho tam giác ABC nằm trên đường tròn (O;R), đường cao AH, biết AB = 9{\rm{ }}cm, AC = 12{\rm{ }}cm, AH = 4{\rm{ }}cm. Tính bán kính của đường tròn (O).
-
A.
13,5\,cm
-
B.
12\,cm
-
C.
18\,cm
-
D.
6\,cm
Đáp án : A
Kẻ đường kính AD
Chứng minh \Delta ACH \backsim \Delta ADB\left( {g - g} \right)
Suy ra AD = \dfrac{{AB.AC}}{{AH}}

Kẻ đường kính AD
Xét \left( O \right) có \widehat {ACB} = \widehat {ADB} (hai góc nội tiếp cùng chắn cung AB ); \widehat {ABD} = 90^\circ (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)
Nên \Delta ACH \backsim \Delta ADB\left( {g - g} \right)
Suy ra \dfrac{{AC}}{{AD}} = \dfrac{{AH}}{{AB}}
Do đó AH.AD = AC.AB
Suy ra AD = \dfrac{{AB.AC}}{{AH}} = \dfrac{{9.12}}{4} = 27
Do đó R = 13,5cm .
Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB và một điểm C trên nửa đường tròn. Gọi D là một điểm trên đường kính AB; qua D kẻ đường vuông góc với AB cắt BC tại F, cắt AC tại E. Tiếp tuyến của nửa đường tròn tại Ccắt EF tại I.Khi đó
-
A.
IE = IF
-
B.
IE = 2IF
-
C.
EF = 3IE
-
D.
EF = 3IF
Đáp án : A
Sử dụng hệ quả góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung để chứng minh hai góc bằng nhau.

Xét \left( O \right) có \widehat {ICB} = \widehat {CAB} (hệ quả) mà \widehat {BFD} = \widehat {BAC} (cùng phụ với \widehat {ABC} )
Nên \widehat {ICF} = \widehat {BFD} \Rightarrow \widehat {ICF} = \widehat {CFI} suy ra \Delta ICF cân tại I \Rightarrow IF = IC (*)
Lại có \widehat {ICE} + \widehat {ICF} = 90^\circ \Rightarrow \widehat {ICE} + \widehat {CAB} = 90^\circ mà \widehat {CAB} + \widehat {AED} = 90^\circ \Rightarrow \widehat {CEI} = \widehat {ECI} \Rightarrow \Delta ICE cân tại I
Nên IE = IC (**)
Từ (*) và (**) suy ra IE = IF = \dfrac{{EF}}{2} .
Cho \left( {O;4} \right) có dây AC bằng cạnh hình vuông nội tiếp và dây BC bằng cạnh tam giác đều nội tiếp đường tròn đó ( điểm C và A nằm cùng phía với BO ). Tính số đo góc ACB
-
A.
30^\circ
-
B.
45^\circ
-
C.
60^\circ
-
D.
15^\circ
Đáp án : D
+ Tìm số đo các cung BC và AB để tìm số đo cung AC
+ Sử dụng: số đo góc nội tiếp bằng nửa số đo cung bị chắn

+ Vì AC bằng cạnh của hình vuông nội tiếp \left( O \right) nên số đo cung AC = 90^\circ
Vì BC bằng cạnh của tam giác đều nội tiếp \left( O \right) nên số đo cung BC = 120^\circ
Từ đó suy ra số đo cung AB = 120^\circ - 90^\circ = 30^\circ
+ Vì \widehat {ACB} là góc nội tiếp chắn cung AB nên \widehat {ACB} = \dfrac{{30^\circ }}{2} = 15^\circ
Cho \Delta ABC vuông ở A . Trên cạnh AC lấy điểm M và vẽ đường tròn đường kính MC . Kẻ BM cắt đường tròn tại D . Đường thẳng DA cắt đường tròn tại S . Chọn đáp án sai trong các đáp án sau:
-
A.
Tứ giác ABCD nội tiếp.
-
B.
\widehat {ABD} = \widehat {ACD}
-
C.
CA là phân giác của \widehat {SCB}.
-
D.
Tứ giác ABCS nội tiếp.
Đáp án : D
Góc nội tiếp chắn nửa đường tròn là góc vuông.
Dấu hiệu nhận biết tứ giác nội tiếp:
+) Tứ giác có tổng hai góc đối diện bằng {180^0}.
+) Tứ giác có hai đỉnh kề một cạnh cùng nhìn cạnh chứa hai đỉnh còn lại dưới một góc \alpha .
+) Tứ giác có bốn đỉnh cách đều một điểm, điểm đó là tâm của đường tròn ngoại tiếp tứ giác.
+) Tứ giác có góc ngoài tại một đỉnh bằng góc trong tại đỉnh đối của đỉnh đó.

+) Ta có: \widehat {MDC} là góc nội tiếp chắn nửa đường tròn đường kính MC \Rightarrow \widehat {MDC} = {90^0} (tính chất góc nội tiếp).
Xét tứ giác ABCD ta có:
Góc BAC và góc BDC cùng nhìn đoạn BC dưới góc {90^0}.
\Rightarrow ABCD là tứ giác nội tiếp (dhnb) \Rightarrow phương án A đúng.
+) Xét tứ giác ABCD nội tiếp ta có\widehat {ABD} = \widehat {ACD} (cùng nhìn đoạn AD ) \Rightarrow phương án B đúng.
+) Xét đường tròn đường kính MC ta có 4 điểm M,C,D,S cùng thuộc đường tròn.
\Rightarrow Tứ giác MCSD là tứ giác nội tiếp.
\Rightarrow \widehat {ADM} = \widehat {SCM} (góc ngoài tại 1 đỉnh bằng góc trong tại đỉnh đối diện). \left( 1 \right)
Vì tứ giác ABCD nội tiếp (cmt) \Rightarrow \widehat {ACB} = \widehat {ADB} (cùng nhìn đoạnAB ) \left( 2 \right)
Từ \left( 1 \right) và \left( 2 \right) \Rightarrow \widehat {BCA} = \widehat {ACS}\;\;\;\left( { = \widehat {ADB}} \right).
Hay CA là phân giác của \widehat {SCB} \Rightarrow phương án C đúng.
+) Giả sử tứ giác ABCS là tứ giác nội tiếp \Rightarrow \widehat {ASB} = \widehat {BCA} (hai góc cùng nhìn đoạn AB ).
Mà \widehat {ACB} = \widehat {BDA};\;\;\;\widehat {BAD} \ne \widehat {BSA} (xét trong đường tròn đường kính CM )
\Rightarrow \widehat {ASB} \ne \widehat {BCA} \Rightarrow tứ giác ABCS không là tứ giác nội tiếp \Rightarrow phương án D sai.
Ch u vi đường tròn ngoại tiếp tam giác đều cạnh a\,\left( {cm} \right) là
-
A.
\dfrac{{4\pi a\sqrt 3 }}{3} (cm)
-
B.
\dfrac{{2\pi a\sqrt 3 }}{3} (cm)
-
C.
\dfrac{{\pi a\sqrt 3 }}{3} (cm)
-
D.
\dfrac{{5\pi a\sqrt 3 }}{3}(cm)
Đáp án : B
Sử dụng công thức chu vi đường tròn bán kính R là C = 2\pi R\,

Gọi O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác đều BAC , suy ra O cũng là trọng tâm của tam giác ABC .
Tia CO \bot AB tại D thì D là trung điểm của AB \Rightarrow OC = \dfrac{2}{3}CD
Xét tam giác vuông ADC có AC = a\,;\,\widehat {CAD} = 60^\circ \Rightarrow CD = AC.\sin 60^\circ = \dfrac{{a\sqrt 3 }}{2} \Rightarrow OC = \dfrac{2}{3}.\dfrac{{a\sqrt 3 }}{2} = \dfrac{{a\sqrt 3 }}{3}
Nên bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC là R = \dfrac{{a\sqrt 3 }}{3} \Rightarrow C = 2\pi R = \dfrac{{2\pi a\sqrt 3 }}{3} .
Cho tam giác đều ABC nội tiếp đường tròn \left( O \right). Độ dài của các cung AB,BC,CA đều bằng 4\pi . Diện tích của tam giác đều ABC là:
-
A.
27\sqrt 3 cm^2
-
B.
7\sqrt 3 cm^2
-
C.
29\sqrt 3 cm^2
-
D.
9\sqrt 3 cm^2
Đáp án : A
+ Áp dụng công thức tính chu vi hình tròn
+ Tính chất của tam giác cân
+ Sử dụng định lý Pitago
+ Sử dụng công thức tính diện tích tam giác

Gọi R là bán kính của đường tròn \left( O \right). Độ dài của các cung AB,BC,CA đều bằng 4\pi nên ta có C = 2\pi R = 4\pi + 4\pi + 4\pi = 12\pi , suy ra R = 6 hay OA = OB = OC = 6
Ta cũng có \widehat {AOB} = \widehat {BOC} = \widehat {COA} = {120^0} suy ra \Delta AOB = \Delta AOC = \Delta BOC = \dfrac{1}{3}\Delta ABC
Xét tam giác AOC có: \left\{ \begin{array}{l}\widehat {OAC} = \widehat {OCA} = {30^0}\\\widehat {COA} = {120^0}\end{array} \right.
Kẻ đường caoOE , ta có đồng thời là đường trung tuyến, phân giác của góc \widehat {COA} . Ta có \widehat {AOE} = \widehat {COE} = \dfrac{1}{2}\widehat {AOC}
Xét tam giác COE có: \left\{ \begin{array}{l}\widehat {ECO} = {30^0}\\\widehat {CEO} = {90^0}\end{array} \right. \Rightarrow OE = \dfrac{1}{2}CO = \dfrac{R}{2}
Áp dụng định lý Pytago ta có: CE = \sqrt {O{C^2} - O{E^2}} = \sqrt {{R^2} - {{\left( {\dfrac{R}{2}} \right)}^2}} = \dfrac{{\sqrt 3 }}{2}R
Vậy {S_{COE}} = \dfrac{1}{2}OE.CE = \dfrac{1}{2}.\dfrac{R}{2}.\dfrac{{\sqrt 3 R}}{2} = \dfrac{{\sqrt 3 {R^2}}}{8}
Suy ra {S_{COA}} = 2{S_{COE}} = \dfrac{{\sqrt 3 {R^2}}}{4} và {S_{ABC}} = 3{S_{COA}} = \dfrac{{3\sqrt 3 {R^2}}}{4} = \dfrac{{3\sqrt 3 {R^2}}}{4} = 27\sqrt 3 \,\ cm^2 .
Từ điểm M nằm ngoài đường tròn \left( O \right) vẽ hai tiếp tuyến MA, MB với \left( O \right) tại A và B. Qua A vẽ đường thẳng song song với MB cắt đường tròn tại C.

Nối C với M cắt đường tròn \left( O \right) tại D. Nối A với D cắt MB tại E. Chọn câu đúng
-
A.
ME = 2EB
-
B.
2ME = EB
-
C.
ME = EB.
-
D.
3ME = 2EB
Đáp án : C
Sử dụng tính chất góc nội tiếp và góc giữa tiếp tuyến và dây cung cùng chắn 1 cung.
Sử dụng tính chất tam giác đồng dạng.
Xét \Delta ABE và \Delta BDE có:
+ \widehat E chung.
+ \widehat {BAE} = \widehat {DBE} (góc nội tiếp và góc giữa tia tiếp tuyến và dây cung cùng chắn cung BD )
Do đó ta có \Delta ABE \backsim \Delta BDE\,\left( {g.g} \right).
\Rightarrow \dfrac{{AE}}{{BE}} = \dfrac{{BE}}{{DE}} \Rightarrow E{B^2} = AE.DE\,\,\left( 1 \right).
Ta có: MB//AC \Rightarrow \widehat {EMD} = \widehat {DCA} (hai góc so le trong)
Mà \widehat {DCA} = \widehat {MAD} (góc nội tiếp và góc giữa tiếp tuyến và dây cung cùng chắn cung AD)
Do đó \widehat {EMD} = \widehat {MAD}.
Xét \Delta MEA và \Delta DEM có:
\widehat E chung.
\widehat {EMD} = \widehat {MAD} (cmt)
Suy ra \Delta MEA \backsim \Delta DEM\,.
Do đó
\dfrac{{ME}}{{DE}} = \dfrac{{EA}}{{EM}} \Rightarrow M{E^2} = DE.EA\,\,\left( 2 \right).
Từ \left( 1 \right) và 2 ta nhận được E{B^2} = E{M^2} \Rightarrow EB = EM.
Cho A là điểm cố định trên đường tròn \left( {O;R} \right). Gọi AB và AC là hai dây cung thay đổi trên đường tròn \left( O \right) thỏa mãn \sqrt {AB.AC} = R\sqrt 3 . Khi đó vị trí của B,\,C trên \left( O \right) để diện tích \Delta ABC lớn nhất là:
-
A.
\Delta ABC cân
-
B.
\Delta ABC đều.
-
C.
\Delta ABC vuông cân
-
D.
\Delta ABC vuông
Đáp án : B
Kẻ AH \bot BC,\,OI \bot BC, đường kính AD.
Sử dụng tính chất góc nội tiếp chắn nửa đường tròn để chứng minh \widehat {ABD} = {90^0} \Rightarrow \Delta ABD \backsim \Delta AHC.
Tính độ dài AH từ tính chất hai tam giác đồng dạng, từ đó suy ra điều kiện để diện tích tam giác ABC lớn nhất.

Kẻ AH \bot BC,\,OI \bot BC, đường kính AD.
Ta chứng minh được \Delta AHC \backsim \Delta ABD\,\left( {g - g} \right).
Do đó \dfrac{{AH}}{{AB}} = \dfrac{{AC}}{{AD}} \Rightarrow AH.AD = AB.AC \Rightarrow AB.AC = 2R.AH\,\,\left( 1 \right).
Theo giả thiết \sqrt {AB.AC} = R\sqrt 3 , nên AB.AC = 3{R^2}\,\,\left( 2 \right).
Thay \left( 2 \right) và \left( 1 \right) ta có AH = \dfrac{{3R}}{2}.
Lại có OI + OA \ge AI \ge AH nên OI \ge AH - OA = \dfrac{{3R}}{2} - R = \dfrac{R}{2}.
Do AH = \dfrac{{3R}}{2} là giá trị không đổi nên {S_{ABC}} lớn nhất khi BC lớn nhất \Leftrightarrow OI nhỏ nhất
\Leftrightarrow OI = \dfrac{R}{2} \Leftrightarrow BC \bot OA \Rightarrow \Delta ABC cân tại A.
Mà OI = \dfrac{R}{2} \Rightarrow \sin \widehat {OBI} = \dfrac{{OI}}{{OB}} = \dfrac{1}{2} \Rightarrow \widehat {OBI} = \widehat {OCI} = {30^0} \Rightarrow \widehat {BOC} = {120^0} \Rightarrow \widehat {BAC} = {60^0}
Vậy \Delta ABC đều.