Đề kiểm tra 45 phút chương 6: Đường tròn - Đề số 2
Đề bài
Cho đường tròn (O)có hai dây AB,CD không đi qua tâm. Biết rằng khoảng cách từ tâm O đến dây AB lớn hơn khoảng cách từ tâm O đến dây CD. Kết luận nào sau đây là đúng?
-
A.
AB>CD
-
B.
AB=CD
-
C.
AB<CD
-
D.
AB//CD
Cho (O;4cm). Đường thẳng d là tiếp tuyến của đường tròn (O;4cm), khi đó
-
A.
Khoảng cách từ O đến đường thẳng d nhỏ hơn 4cm
-
B.
Khoảng cách từ O đến đường thẳng d bằng 4cm
-
C.
Khoảng cách từ O đến đường thẳng d lớn hơn 4cm
-
D.
Khoảng cách từ O đến đường thẳng d bằng 5cm
Cho đường tròn (O) có bán kính R=5cm. Khoảng cách từ tâm đến dây AB là 3cm. Tính độ dài dây AB.
-
A.
AB=6cm
-
B.
AB=8cm
-
C.
AB=10cm
-
D.
AB=12cm
Cho đường tròn (O) và điểm A nằm trên đường tròn (O). Nếu đường thẳng d⊥OA tại A thì
-
A.
d là tiếp tuyến của (O)
-
B.
d cắt (O) tại hai điểm phân biệt
-
C.
d là tiếp xúc với (O) tại O
-
D.
Cả A, B, C đều sai
Đường tròn là hình:
-
A.
Không có trục đối xứng
-
B.
Có một trục đối xứng
-
C.
Có hai trục đối xứng
-
D.
Có vô số trục đối xứng
Trong hình vẽ bên cho OC⊥AB,AB=12cm,OA=10cm. Độ dài AC là:

-
A.
8cm
-
B.
2√10cm
-
C.
4√7cm
-
D.
2cm
Cho đường tròn (O;3cm), lấy điểm A sao cho OA=6cm. Từ A vẽ tiếp tuyến AB,AC đến đường tròn (O) (B,C là tiếp điểm). Chu vi tam giác ABC là
-
A.
9cm
-
B.
9√3cm
-
C.
9√2cm
-
D.
Kết quả khác
Từ một điểm A ở bên ngoài đường tròn (O;R),vẽ hai tiếp tuyến AB,AC với (O). Đường thẳng vuông góc với OB tại O cắt tia AC tại N. Đường thẳng vuông góc với OC tại O cắt tia AB tại M.
Điểm A phải cách O một khoảng là bao nhiêu để cho MN là tiếp tuyến của (O)?
-
A.
OA=2R
-
B.
OA=32R
-
C.
OA=3R
-
D.
OA=43R
T ứ giác AMON là hình gì?
-
A.
H ình bình hành
-
B.
H ình thoi
-
C.
H ình thang
-
D.
H ình chữ nhật
Cho nửa đường tròn tâm O đường kính AB. Vẽ các tiếp tuyến Ax và By (Ax và By và nửa đường tròn cùng thuộc về một nửa mặt phẳng bờ là AB ). Gọi M là một điểm bất kì thuộc nửa đường tròn. Tiếp tuyến tại M cắt Ax và By theo thứ tự tại C và D. Lấy I là trung điểm của CD.
Chọn câu sai.
-
A.
Đường tròn có đường kính CD tiếp xúc với AB.
-
B.
Đường tròn có đường kính CD cắt AB.
-
C.
IO⊥AB
-
D.
IO=DC2
Hình thang ABDC có chu vi nhỏ nhất là
-
A.
AB
-
B.
2AB
-
C.
3AB
-
D.
4AB
Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Đường tròn đường kính BH cắt AB tại D, đường tròn đường kính CH cắt AC tại E . Chọn khẳng định sai trong các khẳng định sau
-
A.
DE là cát tuyến của đường tròn đường kính BH
-
B.
DE là tiếp tuyến của đường tròn đường kính BH
-
C.
Tứ giácAEHD là hình chữ nhật
-
D.
DE⊥DI (với I là trung điểm BH)
Cho đường tròn tâm O bán kính 6cm và một điểm A cách O là 10cm. Kẻ tiếp tuyến AB với đường tròn ( B là tiếp điểm). Tính độ dài AB.
-
A.
AB=12cm
-
B.
AB=4cm
-
C.
AB=6cm
-
D.
AB=8cm
Cho đường tròn (O). Từ một điểm M ở ngoài (O), vẽ hai tiếp tuyến MA và MB sao cho góc AMB bằng 600. Biết chu vi tam giác MAB là 24cm, tính độ dài bán kính đường tròn.
-
A.
8cm
-
B.
8√3cm
-
C.
8√3cm
-
D.
5cm
Cho hai đường tròn (O);(O′) cắt nhau tại A,B, trong đó O′∈(O). Kẻ đường kính O′OC của đường tròn (O). Chọn khẳng định sai ?
-
A.
AC=CB
-
B.
^CBO′=90∘
-
C.
CA,CB là hai tiếp tuyến của (O′)
-
D.
CA,CB là hai cát tuyến của (O′)
Cho hai đường tròn (O) và (O′)tiếp xúc ngoài tại A. Kẻ các đường kính AOB;AO′C. Gọi DE là tiếp tuyến chung của hai đường tròn (D∈(O);E∈(O′)). Gọi M là giao điểm của BD và CE. Tính diện tích tứ giác ADME biết ^DOA=60∘ và OA=8cm
-
A.
12√3cm2
-
B.
643√3cm2
-
C.
323√3cm2
-
D.
36cm2
Cho hai đường tròn (O;5) và (O′;5) cắt nhau tại A và B. Biết OO′=8. Độ dài dây cung AB là
-
A.
6cm
-
B.
7cm
-
C.
5cm
-
D.
8cm
Cho đường tròn (O;R). Từ một điểm M nằm ngoài đường tròn kẻ các tiếp tuyến ME, MF đến đường tròn (với E, F là các tiếp điểm). Đoạn OM cắt đường tròn (O;R) tại I. Kẻ đường kính ED của (O;R). Hạ FK vuông góc với ED. Gọi P là giao điểm của MD và FK.
Chọn câu đúng.
-
A.
Các điểm M, E, O, F cùng thuộc một đường tròn.
-
B.
Điểm I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác MEF.
-
C.
Điểm I là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác MEF.
-
D.
Cả A, B đều đúng
Cho FK=4cm. Khi đó:
-
A.
FP=PK=2cm
-
B.
P là trọng tâm tam giác FDE
-
C.
A, B đều đúng
-
D.
A, B đều sai
Cho ^xOy , trên Ox lấy P, trên Oy lấy Q sao cho chu vi ∆POQ bằng 2a không đổi. Chọn câu đúng.
-
A.
PQ luôn tiếp xúc với một đường tròn cố định
-
B.
PQ không tiếp xúc với một đường tròn cố định nào
-
C.
PQ=a
-
D.
PQ=OP
Lời giải và đáp án
Cho đường tròn (O)có hai dây AB,CD không đi qua tâm. Biết rằng khoảng cách từ tâm O đến dây AB lớn hơn khoảng cách từ tâm O đến dây CD. Kết luận nào sau đây là đúng?
-
A.
AB>CD
-
B.
AB=CD
-
C.
AB<CD
-
D.
AB//CD
Đáp án : C
- Trong một đường tròn: Dây nào gần tâm hơn thì dây đó lớn hơn.
Từ đề bài ta thấy dây CD gần tâm hơn dây AB nên CD>AB.
Cho (O;4cm). Đường thẳng d là tiếp tuyến của đường tròn (O;4cm), khi đó
-
A.
Khoảng cách từ O đến đường thẳng d nhỏ hơn 4cm
-
B.
Khoảng cách từ O đến đường thẳng d bằng 4cm
-
C.
Khoảng cách từ O đến đường thẳng d lớn hơn 4cm
-
D.
Khoảng cách từ O đến đường thẳng d bằng 5cm
Đáp án : B
Khoảng cách từ tâm của một đường tròn đến tiếp tuyến bằng bán kính của đường tròn đó.
Cho đường tròn (O) có bán kính R=5cm. Khoảng cách từ tâm đến dây AB là 3cm. Tính độ dài dây AB.
-
A.
AB=6cm
-
B.
AB=8cm
-
C.
AB=10cm
-
D.
AB=12cm
Đáp án : B
Sử dụng kiến thức “Trong một đường tròn, đường kính vuông góc với một dây thì đi qua trung điểm của dây ấy”, sau đó dùng định lý Pytago vào tam giác vuông thích hợp.

Kẻ OH⊥AB tại H suy ra H là trung điểm của AB.
Xét tam giác OHB vuông tại H có OH=3;OB=5. Theo định lý Pytago ta có HB=√OB2−OH2=√52−32=4
Mà H là trung điểm của AB nên AB=2HB=8cm
Vậy AB=8cm.
Cho đường tròn (O) và điểm A nằm trên đường tròn (O). Nếu đường thẳng d⊥OA tại A thì
-
A.
d là tiếp tuyến của (O)
-
B.
d cắt (O) tại hai điểm phân biệt
-
C.
d là tiếp xúc với (O) tại O
-
D.
Cả A, B, C đều sai
Đáp án : A

Nếu một đường thẳng đi qua một điểm thuộc đường tròn và vuông góc với bán kính đi qua điểm đó thì đường thẳng đó là tiếp tuyến của đường tròn.
Hay d là tiếp tuyến của (O) tại A.
Đường tròn là hình:
-
A.
Không có trục đối xứng
-
B.
Có một trục đối xứng
-
C.
Có hai trục đối xứng
-
D.
Có vô số trục đối xứng
Đáp án : D
Hình có trục đối xứng là hình khi lấy đối xứng hình đó qua trục đối xứng ta cũng được chính hình đó.
Đường tròn có trục đối xứng là đường thẳng đi qua tâm của nó. Do có vô số đường kính nên đường tròn có vô số trục đối xứng.
Trong hình vẽ bên cho OC⊥AB,AB=12cm,OA=10cm. Độ dài AC là:

-
A.
8cm
-
B.
2√10cm
-
C.
4√7cm
-
D.
2cm
Đáp án : B
Dựa vào tính chất bán kính vuông góc với dây cung.
Dựa vào định lí Pi-ta-go trong tam giác vuông.
Vì OC vuông góc với AB nên D là trung điểm của AB (mối quan hệ giữa đường kính và dây)
⇒AD=AB2=122=6cm.
Xét tam giác AOD vuông tại D nên OD2=OA2−AD2=102−62=64⇒OD=8cm.
Có OD+DC=OC nên DC=OC−OD=10−8=2cm.
Xét tam giác ADC vuông tại D nên AC2=AD2+DC2=62+22=40 .
Vậy AC=2√10cm.
Cho đường tròn (O;3cm), lấy điểm A sao cho OA=6cm. Từ A vẽ tiếp tuyến AB,AC đến đường tròn (O) (B,C là tiếp điểm). Chu vi tam giác ABC là
-
A.
9cm
-
B.
9√3cm
-
C.
9√2cm
-
D.
Kết quả khác
Đáp án : B
Dựa vào tính chất tiếp tuyến của đường tròn
Định lí Pi-ta-go
Hệ thức lượng trong tam giác vuông
Cách tính chu vi hình tam giác

Gọi D là giao điểm của BC và OA
Có OC⊥AC (tính chất tiếp tuyến của đường tròn)
Xét ΔOAC vuông tại C, ta có: OC2+CA2=OA2 (Py-ta-go)
⇒AC2=OA2−OC2=62−32=36−9=27⇒AC=3√3cm
Mà AC=AB (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau) nên AB=3√3cm.
Vì AC=AB;OB=OC nên OA là đường trung trực của BC hay OA⊥BC tại D và D là trung điểm của CB.
Xét tam giác vuông OCA có CD là đường cao nên:
CD=OC.CAOA=3.3√36=3√32⇒BC=2CD=3√3cm
Vậy chu vi tam giác ABC là 3√3+3√3+3√3=9√3cm
Từ một điểm A ở bên ngoài đường tròn (O;R),vẽ hai tiếp tuyến AB,AC với (O). Đường thẳng vuông góc với OB tại O cắt tia AC tại N. Đường thẳng vuông góc với OC tại O cắt tia AB tại M.
Điểm A phải cách O một khoảng là bao nhiêu để cho MN là tiếp tuyến của (O)?
-
A.
OA=2R
-
B.
OA=32R
-
C.
OA=3R
-
D.
OA=43R
Đáp án: A
Sử dụng tính chất của hình thoi.

Tứ giác AMON là hình thoi nên OA⊥MN và
Mà độ dài OA bằng 2 lần khoảng cách từ O đến MN .
Do đó MN là tiếp tuyến đường tròn (O;R) suy ra khoảng cách từ O đến MN bằng R hay OA=2R.
T ứ giác AMON là hình gì?
-
A.
H ình bình hành
-
B.
H ình thoi
-
C.
H ình thang
-
D.
H ình chữ nhật
Đáp án: B
Sử dụng dấu hiệu nhận biết các hình đặc biệt.

Dễ có AMON là hình bình hành (Vì ON//AM;OM//AN).
Ta chứng minh OM=ON.
Xét tam giác OBM và tam giác OCN có :
^OBM=^OCN=900;
OB=OC=R,
và ^OMB=^ONC=ˆA
⇒ΔOBM=ΔOCN
⇒OM=ON⇒AMON là hình thoi .
Cho nửa đường tròn tâm O đường kính AB. Vẽ các tiếp tuyến Ax và By (Ax và By và nửa đường tròn cùng thuộc về một nửa mặt phẳng bờ là AB ). Gọi M là một điểm bất kì thuộc nửa đường tròn. Tiếp tuyến tại M cắt Ax và By theo thứ tự tại C và D. Lấy I là trung điểm của CD.
Chọn câu sai.
-
A.
Đường tròn có đường kính CD tiếp xúc với AB.
-
B.
Đường tròn có đường kính CD cắt AB.
-
C.
IO⊥AB
-
D.
IO=DC2
Đáp án: B
Sử dụng tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau và tính chất đường trung bình của hình thang
Sử dụng vị trí tương đối của hai đường tròn

Vì I là trung điểm của CD.
Nên I là tâm của đường tròn đường kính CD.
Theo tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau: AC=CM và BD=DM
Xét tứ giác ABDC có: AC//BD⇒ABDC là hình thang
Suy ra IO là đường trung bình của hình thang ABDC
⇒ IO//AC//BD mà AC⊥AB⇒IO⊥AB(1)
IO=AC+BD2=CM+DM2=CD2(2)
Từ (1) và (2) suy ra đường tròn đường kính CD tiếp xúc với AB.
Vậy A,C,D đúng, B sai.
Hình thang ABDC có chu vi nhỏ nhất là
-
A.
AB
-
B.
2AB
-
C.
3AB
-
D.
4AB
Đáp án: C
Sử dụng tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau
Sử dụng công thức tính chu vi hình thang và lập luận để có chu vi nhỏ nhất

Theo tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau: AC=CM và BD=DM
Chu vi hình thang ABDC là:
PABDC=AC+AB+BD+CD=CM+AB+DM+CD=AB+2CD
⇒PABDCmin
Mà OM\; \bot CD{\rm{ }} \Rightarrow OM\; \bot AB
\Rightarrow {P_{ABDC\min }} = AB + 2AB = 3AB
Vậy chu vi nhỏ nhất của hình thang ABDC là 3AB khi OM \bot AB .
Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Đường tròn đường kính BH cắt AB tại D, đường tròn đường kính CH cắt AC tại E . Chọn khẳng định sai trong các khẳng định sau
-
A.
DE là cát tuyến của đường tròn đường kính BH
-
B.
DE là tiếp tuyến của đường tròn đường kính BH
-
C.
Tứ giácAEHD là hình chữ nhật
-
D.
DE \bot DI (với I là trung điểm BH)
Đáp án : A
Sử dụng dấu hiệu nhận biết các hình đặc biệt và cách chứng minh một đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn.

Gọi I, J lần lượt là trung điểm của BH và CH.
Để chứng minh DE là tiếp tuyến của đường tròn tâm I đường kính BH ta chứng minh
ID \bot DE hay \widehat {ODI} = {90^o}
Vì D,E lần lượt thuộc đường tròn đường kính BH và HC nên ta có: \widehat {BDH} = \widehat {CEH} = {90^0}
Suy ra tứ giác ADHE là hình chữ nhật.
Gọi O là giao điểm của AH vàDE, khi đó ta có OD = OH = OE = OA .
Suy ra \Delta ODH cân tại O \Rightarrow \widehat {ODH} = \widehat {OHD}
Ta cũng có \Delta IDH cân tại I \Rightarrow \widehat {IDH} = \widehat {IHD}
Từ đó \Rightarrow \widehat {IDH} + \widehat {HDO} = \widehat {IHD} + \widehat {DHO} \Rightarrow \widehat {IDO} = 90^\circ \Rightarrow ID \bot DE
Ta có ID \bot DE,D \in \left( I \right) nên DE là tiếp tuyến của đường tròn đường kính BH.
Từ chứng minh trên suy ra các phương án B,C,D đúng.
Cho đường tròn tâm O bán kính 6cm và một điểm A cách O là 10cm. Kẻ tiếp tuyến AB với đường tròn ( B là tiếp điểm). Tính độ dài AB.
-
A.
AB = \,12\,cm
-
B.
AB = \,4\,cm
-
C.
AB = \,6\,cm
-
D.
AB = \,8\,cm
Đáp án : D
Sử dụng định lý về tiếp tuyến của đường tròn và định lý Pytago để tính toán

Vì AB là tiếp tuyến và B là tiếp điểm nên OB = R = 6\,cm; AB \bot OB tại B.
Áp dụng định lý Pytago cho tam giác ABO vuông tại B ta được AB = \sqrt {O{A^2} - O{B^2}} = \sqrt {{{10}^2} - {6^2}} = 8\,cm
Vậy AB = \,8\,cm.
Cho đường tròn (O). Từ một điểm M ở ngoài (O), vẽ hai tiếp tuyến MA và MB sao cho góc AMB bằng {60^0}. Biết chu vi tam giác MAB là 24\,cm, tính độ dài bán kính đường tròn.
-
A.
8\,cm
-
B.
\,8\sqrt 3\,cm
-
C.
\dfrac {8}{\sqrt 3}\,cm
-
D.
5\,cm
Đáp án : C
Sử dụng tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau và công thức chu vi tam giác
Sử dụng tỉ số lượng giác của góc nhọn

Xét \left( O \right) có MA = MB (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau) mà \widehat {AMB} = 60^\circ nên \Delta MAB đều suy ra chu vi \Delta MAB là MA + MB + AB = 3AB = 24 \Rightarrow AB = 8cm = MA = MB
Lại có \widehat {AMO} = \dfrac{1}{2}\widehat {AMB} = 30^\circ (tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau)
Xét tam giác vuông MAO có \tan \widehat {AMO} = \dfrac{{OA}}{{MA}} \Rightarrow OA = MA.\tan 30^\circ = \dfrac {8}{\sqrt 3}\,cm
Cho hai đường tròn \left( O \right);\left( {O'} \right) cắt nhau tại A,B, trong đó O' \in \left( O \right). Kẻ đường kính O'OC của đường tròn \left( O \right). Chọn khẳng định sai ?
-
A.
AC = CB
-
B.
\widehat {CBO'} = 90^\circ
-
C.
CA,CB là hai tiếp tuyến của \left( {O'} \right)
-
D.
CA,CB là hai cát tuyến của \left( {O'} \right)
Đáp án : D
Sử dụng cách chứng minh một đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn.

Xét đường tròn \left( O \right) có O'C là đường kính, suy ra \widehat {CBO'} = \widehat {CAO'} = 90^\circ hay CB \bot O'B tại B và AC \bot AO' tại A.
Do đó AB,BC là hai tiếp tuyến của \left( {O'} \right) nên AC = CB (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)
Nên A, B, C đúng.
Cho hai đường tròn \left( O \right) và \left( {O'} \right)tiếp xúc ngoài tại A. Kẻ các đường kính AOB;AO'C. Gọi DE là tiếp tuyến chung của hai đường tròn \left( {D \in \left( O \right);E \in \left( {O'} \right)} \right). Gọi M là giao điểm của BD và CE. Tính diện tích tứ giác ADME biết \widehat {DOA} = 60^\circ và OA = 8\,cm
-
A.
12\sqrt 3 \,\,c{m^2}
-
B.
\dfrac{64}{3}\sqrt 3 \,\,c{m^2}
-
C.
\dfrac{32}{3}\sqrt 3 \,\,c{m^2}
-
D.
36\,\,c{m^2}
Đáp án : B
Sử dụng tính chất đường nối tâm của hai đường tròn cắt nhau và hệ thức lượng trong tam giác vuông.
Diện tích hình chữ nhật bằng tích chiều dài và chiều rộng.

Xét \left( O \right) có OD = OA \Rightarrow \Delta OAD cân tại O \Rightarrow \widehat {ODA} = \widehat {OAD}
Xét \left( {O'} \right) có O'E = O'A \Rightarrow \Delta O'EB cân tại O' \Rightarrow \widehat {O'EA} = \widehat {O'AE}
Mà \widehat O + \widehat {O'} = 360^\circ - \widehat {O'ED} - \widehat {ODE} = 180^\circ
\Leftrightarrow 180^\circ - \widehat {ODA} - \widehat {OAD} + 180^\circ - \widehat {O'EA} - \widehat {O'AE} = 180^\circ \Leftrightarrow 2\left( {\widehat {OAD} + \widehat {O'AE}} \right) = 180^\circ
\Rightarrow \widehat {OAD} + \widehat {O'AE} = 90^\circ \Rightarrow \widehat {DAE} = 90^\circ \Rightarrow \Delta ADE vuông tại A.
Mà \widehat {BDA} = 90^\circ ( vì tam giác BAD có cạnh AB là đường kính của \left( O \right)và D \in \left( O \right) ) nên BD \bot AD \Rightarrow \widehat {MDA} = 90^\circ
Tương tự ta có \widehat {MEA} = 90^\circ .
Nên tứ giác DMEA là hình chữ nhật.
Xét tam giác OAD cân tại O có \widehat {DOA} = 60^\circ nên \Delta DOA đều, suy ra OA = AD = 8\,cm và \widehat {ODA} = 60^\circ
\Rightarrow \widehat {ADE} = 30^\circ . Xét tam giác ADE ta có EA = AD.\tan \widehat {EDA} = 8.\tan 30^\circ = \dfrac{8}{3}\sqrt 3
{S_{DMEA}} = AD.AE = 8.\dfrac{8}{3}\sqrt 3 = \dfrac{64}{3}\sqrt 3 \,\,c{m^2}.
Cho hai đường tròn \left( {O;5} \right) và \left( {O';5} \right) cắt nhau tại A và B. Biết OO' = 8. Độ dài dây cung AB là
-
A.
6cm\;
-
B.
7cm
-
C.
5cm
-
D.
8cm
Đáp án : A
Tính chất tam giác cân
Đinh lí pi-ta-go
Tính chất hai đường tròn cắt nhau

Ta có OA = O'A = 5cm nên tam giác AOO' cân tại A.
Mà AH vuông góc với OO’ nên H là trung điểm của OO’. Suy ra OH = 4cm .
Xét tam giác AOH vuông tại H nên suy ra
A{H^2} = O{A^2} - O{H^2} = {5^2} - {4^2} = 9 = {3^2}.
Vậy AH = 3cm .
Mà AB = 2AH ( mối quan hệ giữa đường nối tâm và dây cung).
Vậy AB = 6cm
Cho đường tròn \left( {O;R} \right). Từ một điểm M nằm ngoài đường tròn kẻ các tiếp tuyến ME, MF đến đường tròn (với E, F là các tiếp điểm). Đoạn OM cắt đường tròn \left( {O;R} \right) tại I. Kẻ đường kính ED của \left( {O;R} \right). Hạ FK vuông góc với ED. Gọi P là giao điểm của MD và FK.
Chọn câu đúng.
-
A.
Các điểm M, E, O, F cùng thuộc một đường tròn.
-
B.
Điểm I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác MEF.
-
C.
Điểm I là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác MEF.
-
D.
Cả A, B đều đúng
Đáp án: D
+ Tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông là trung điểm cạnh huyền
+ Tâm đường tròn nội tiếp tam giác là giao ba đường phân giác
+ Tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác là giao ba đường trung trực

* Vì ME là tiếp tuyến của \left( O \right) nên ME vuông góc với OE, suy ra tam giác MOE nội tiếp đường tròn đường kính MO (1)
Vì MF là tiếp tuyến của \left( O \right) nên MF vuông góc với OF, suy ra tam giác MOF nội tiếp đường tròn đường kính MO (2)
Từ (1) và (2) suy ra M, E, O, F cùng thuộc một đường tròn nên A đúng.
* Gọi MO \cap EF = \left\{ H \right\}
Vì M là giao điểm của 2 tiếp tuyến ME và MF của \left( O \right)
\Rightarrow ME = MF (tính chất) mà OE = OF = R (gt)
\Rightarrow MO là đường trung trực của EF
\Rightarrow MO \bot EF
\Rightarrow \angle IFE + \angle OIF = {90^o}\,
Vì OI = OF = R nên tam giác OIF cân tại O
\Rightarrow \angle OIF = \angle OFI mà \angle MFI + \angle OFI = {90^o}\,;\,\,\,\angle IFE + \angle OIF = {90^o}
\Rightarrow \angle MFI = \angle IFE
\Rightarrow FI là phân giác của \angle MFE (1)
Vì M là giao điểm của 2 tiếp tuyến ME và MF của \left( O \right)
\Rightarrow MI là phân giác của \angle EMF (tính chất) (2)
Từ (1) và (2) \Rightarrow I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác MEF
Cho FK = 4cm. Khi đó:
-
A.
FP = PK = 2cm
-
B.
P là trọng tâm tam giác FDE
-
C.
A, B đều đúng
-
D.
A, B đều sai
Đáp án: A
Kéo dài DF và EM cắt nhau tại G từ đó sử dụng định lý Ta-let để chứng minh.

Gọi G là giao điểm của tia DF và tia EM.
Ta có \angle EFD = {90^o} (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn) \Rightarrow EF \bot DG mà EF \bot OM (cmt)
\Rightarrow OM//DG (từ vuông góc đến song song)
Tam giác EDG có OE = OD\,\,;\,\,OM//DG\,\, \Rightarrow ME = MG(tính chất đường trung bình)
Áp dụng định lý Ta-let cho tam giác EDM có PK//ME (cùng vuông góc với ED) ta được: \dfrac{{PK}}{{ME}} = \dfrac{{DP}}{{DM}} (3)
Áp dụng định lý Ta-let cho tam giác MDG có PF//MG (cùng vuông góc với ED) ta được: \dfrac{{PF}}{{MG}} = \dfrac{{DP}}{{DM}} (4)
Từ (3) và (4) suy ra \dfrac{{PK}}{{ME}} = \dfrac{{PF}}{{MG}} mà ME = MG (cmt)
\Rightarrow PK = PF\,\, \Rightarrow P là trung điểm của FK. Suy ra FP = PK = \dfrac{4}{2} = 2cm
Cho \widehat {xOy} , trên Ox lấy P, trên Oy lấy Q sao cho chu vi ∆POQ bằng 2a không đổi. Chọn câu đúng.
-
A.
PQ luôn tiếp xúc với một đường tròn cố định
-
B.
PQ không tiếp xúc với một đường tròn cố định nào
-
C.
PQ = a
-
D.
PQ = OP
Đáp án : A
Sử dụng tính chất tia phân giác, hai tam giác bằng nhau
Và điều kiện tiếp xúc của đường thẳng với đường tròn.
Đường thẳng d tiếp xúc với đường tròn \left( O \right) tại M khi M \in \left( O \right) và OM = R.

Gọi I là giao điểm các tia phân giác của \widehat {xPQ};\,\widehat {yQP} và A, B, C lần lượt là hình chiếu của I lên Ox, PQ và Oy.
Vì I thuộc phân giác của góc xPQ nên IA = IB.
Xét ∆PAI và ∆PBI có :
+ IA = IB (cmt)
+ Chung PI
+ \widehat {PAI} = \widehat {PBI} = 90^\circ
nên ∆PAI = ∆PBI (cạnh huyền – cạnh góc vuông) ,
Suy ra PA = PB.
Lí luận tương tự, ta có QB = QC.
OA + OC = OP + PA + OQ + QC = OP + PB + OQ + QB = OP + PQ + QO = 2a (do chu vi ∆OPQ bằng 2a).
Vì IA = IB và IB = IC (cmt) nên IA = IC.
Xét ∆OAI và ∆OCI có
+ IA = IC (cmt)
+ \widehat {OAI} = \widehat {OCI} = 90^\circ
+ cạnh chung OI
nên ∆OAI = ∆OCI (cạnh huyền – cạnh góc vuông) \Rightarrow OA = OC = \dfrac{{2a}}{2} = a{\rm{ }}.
Vì a không đổi và A, C thuộc tia Ox, Oy cố định nên A và C cố định.
Do A và C lần lượt là hình chiếu của I lên Ox, Oy nên hai đường thẳng AI và CI cố định hay I cố định.
Do I và A cố định nên độ dài đoạn thẳng AI không đổi.
Do IA = IB (cmt) nên IB là bán kính của đường tròn (I ; IA), mà IB ⊥ PQ tại B nên PQ tiếp xúc với đường tròn (I; IA) cố định.