Đề thi giữa kì 1 Hóa 12 Cánh diều - Đề số 4
Cho các chất có công thức như sau:
Đề bài
Cho các chất có công thức như sau:
(1) CH 3 CH 2 CH 2 OH (2) HCOOCH 3 (3) CH 3 COOH (4) C 2 H 6
Thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất trên là
-
A.
(1) < (2) < (3) < (4).
-
B.
(4) < (2) < (1) < (3).
-
C.
(4) < (3) < (2) < (1).
-
D.
(2) < (3) < (4) < (1).
Phản ứng thủy phân ester đã được tiến hành như sau:
- Cho vào hai ống nghiệm (1) và (2) mỗi ống khoảng 1,0 mL ethyl acetate.
- Thêm khoảng 2 mL dung dịch H 2 SO 4 20% vào ống nghiệm (1) và khoảng 2 mL dung dịch NaOH 30% vào ống nghiệm (2). Quan sát thấy chất lỏng trong cả hai ống nghiệm tách thành hai lớp.
- Đun cách thủy ống nghiệm (1) và (2) trong cốc thủy tinh ở nhiệt độ 60 – 70 o C. Sau một thời gian, quan sát thấy:
-
A.
Ống nghiệm (2): chất lỏng phân thành hai lớp ester và lớp còn lại là phần dung dịch chứa các chất tan H 2 SO 4 , CH 3 COOH, C 2 H 5 OH.
-
B.
Ống nghiệm (1): chất lỏng phân thành hai lớp ester và lớp còn lại là phần dung dịch chứa các chất tan H 2 SO 4 , CH 3 COOH, C 2 H 5 OH.
-
C.
Ống nghiệm (1): tạo thành hỗn hợp đồng nhất. Ống nghiệm (2): thể tích lớp chất lỏng phía trên giảm.
-
D.
Ống nghiệm (2): thủy phân trong môi trường acid, tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
Một học sinh gọi tên các ester như sau:
1. CH 3 COOC 2 H 5 : methyl ethanoate.
2. HCOOCH 2 CH 2 CH 3 : propyl methanoate.
3. CH 2 =CHCOOCH 3 : methyl propenoate.
5. CH 3 COOCH 3 : ethyl ethanoate.
Các tên gọi không đúng là:
-
A.
(1), (5).
-
B.
(1), (2).
-
C.
(1), (4).
-
D.
(3), (4).
Khi trong phân tử chất béo chứa nhiều gốc acid béo không no thì chất béo thường ở trạng thái lỏng như dầu lạc, dầu vừng, dầu cá... Để chuyển hóa các gốc acid béo không no này thành chất béo chứa gốc acid no, người ta dùng phản ứng nào sau đây?
-
A.
Phản ứng hydrogen hóa.
-
B.
Phản ứng thủy phân.
-
C.
Phản ứng ester hóa.
-
D.
Phản ứng trùng hợp.
Triolein có phản ứng với các chất nào sau đây?
1. dung dịch KOH (đun nóng);
2. H 2 , xúc tác Ni, t 0 ;
3. dung dịch H 2 SO 4 loãng (đun nóng);
4. dung dịch Br 2 ;
5. Cu(OH) 2 ở nhiệt độ phòng.
-
A.
(1), (2), (3), (5).
-
B.
(1), (2), (4), (5).
-
C.
(1), (2), (3), (4).
-
D.
(1), (2), (3), (4), (5).
Khi để lâu trong không khí, chất béo có thể tạo thành các hợp chất có mùi khó chịu. Nguyên nhân của hiện tượng này là?
-
A.
các gốc acid béo không no trong chất béo có thể bị oxi hóa chậm bởi oxygen.
-
B.
gốc acid không no tham gia phản ứng hydrogen hóa.
-
C.
chất béo bị thủy phân với nước trong không khí.
-
D.
các gốc acid béo không no trong chất béo có thể bị khử chậm bởi oxygen.
Phát biểu nào sau đây sai?
-
A.
Lipid là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, gồm chất béo, sáp, steroid, …
-
B.
Acid béo là carboxylic acid đơn chức, hầu hết chúng có mạch carbon dài, thường từ 12 – 24 nguyên tử carbon và không phân nhánh.
-
C.
Chất béo là nguồn cung cấp và dự trữ năng lượng ở người và động vật.
-
D.
Các phân tử ester tạo được liên kết hydrogen với nhau nên có nhiệt độ sôi thấp hơn so với alcohol và carboxylic acid có phân tử khối tương đương.
Cho các chất sau: methyl acetate, ethyl acetate, oleic acid, methyl formate. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra sản phẩm alcohol là?
-
A.
1
-
B.
2
-
C.
3
-
D.
4
Cho E, Z, G, T đều là các hợp chất hữu cơ no, mạch hở và thỏa mãn sơ đồ các phản ứng:
Biết: E chỉ chứa nhóm chức ester và trong phân tử có số nguyên tử carbon bằng số nguyên tử oxygen, M E < 168; M Z < M G < M T . Phát biểu nào sau đây sai ?
-
A.
Chất G được dùng để điều chế khí CO trong phòng thí nghiệm.
-
B.
1 mol chất T phản ứng với kim loại Na dư, thu được tối đa 1 mol H 2 .
-
C.
Nhiệt độ sôi của G cao hơn nhiệt độ sôi của Z.
-
D.
Trong phân tử Z và T đều không có liên kết pi (π).
Thủy phân hoàn toàn 14,8 gam ester đơn chức X bằng dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 16,4 gam muối Y và m gam alcohol Z. Giá trị của m là
-
A.
6,4
-
B.
4,6
-
C.
3,2
-
D.
9,2
Phát biểu nào sau đây đúng?
-
A.
Dung dịch saccharose có phản ứng tráng bạc.
-
B.
Tinh bột và cellulose là đồng phân của nhau.
-
C.
Saccharose thuộc loại polysaccharide.
-
D.
Glucose là hợp chất hữu cơ tạp chức.
Chất rắn X vô định hình, màu trắng, không tan trong nước nguội. Thủy phân X với xúc tác acid hoặc enzyme, thu được chất Y. Chất X và Y lần lượt là
-
A.
Tinh bột và glucose
-
B.
Tinh bột và saccharose.
-
C.
Cellulose và saccharose
-
D.
Saccharose và glucose.
Cho các phát biểu sau:
a) Công thức phân tử chung của ester no, đơn chức, mạch hở là \({C_n}{H_{2n}}{O_2}(n \ge 1)\)
b) Phản ứng giữa alcohol và carboxylic acid được gọi là phản ứng xà phòng hóa.
c) Dầu thực vật là một loại chất béo trong đó có chứa chủ yếu các gốc acid béo không no.
d) Số nguyên tử carbon trong một phân tử chất béo là một số chẵn.
e) Glucose, fructose và saccharose đều hòa tan Cu(OH) 2 .
g) Tinh bột và cellulose đều là disaccharide, đều bị thủy phân tạo thành glucose.
Số phát biểu đúng là:
-
A.
4
-
B.
5
-
C.
2
-
D.
3
Cellulose có cấu tạo mạch không phân nhánh, mỗi gốc C 6 H 10 O 5 có 3 nhóm OH, nên có thể viết là
-
A.
[C 6 H 5 O 2 (OH) 3 ]n.
-
B.
[C 6 H 8 O 2 (OH) 3 ]n.
-
C.
[C 6 H 7 O 2 (OH) 3 ]n.
-
D.
[C 6 H 7 O 3 (OH) 3 ]n.
Quá trình quang hợp của cây xanh sinh ra khí O 2 và tạo ra carbohydrate nào dưới đây?
-
A.
Cellulose.
-
B.
Saccharose.
-
C.
Tinh bột.
-
D.
Glucose.
Trong công nghiệp, saccharose là nguyên liệu để thủy phân thành glucose và fructose dùng trong kĩ thuật tráng gương, ruột phích. Để thu được 27 kg glucose cần thủy phân m kg saccharose với hiệu suất phản ứng là 60%. Giá trị của m là
-
A.
25,65.
-
B.
85,50.
-
C.
42,75.
-
D.
51,30
Thể tích dung dịch HNO 3 67,5% (khối lượng riêng là 1,5 g/mL) cần dùng để tác dụng với cellulose tạo thành 89,1 kg cellulose trinitrate là (biết lượng HNO 3 bị hao hụt là 20%)
-
A.
70 lít.
-
B.
49 lít.
-
C.
81 lít.
-
D.
55 lít.
Cho dãy các chất: glucose, saccharose, cellulose, tinh bột. Số chất trong dãy không tham gia phản ứng thủy phân là
-
A.
1
-
B.
3
-
C.
4
-
D.
2
Tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa tristearin theo các bước sau:
Bước 1: Cho khoảng 2 g tristearin và khoảng 4 mL dung dịch NaOH 40% vào bát sứ.
Bước 2: Đun hỗn hợp trong khoảng 10 phút và liên tục khuấy bằng đũa thủy tinh. Nếu thể tích nước giảm bổ sung thêm nước.
Bước 3: Kết thúc phản ứng, đổ hỗn hợp vào cốc thủy tinh chứa khoảng 30 mL dung dịch NaCl bão hòa, khuấy nhẹ, để nguội hỗn hợp.
Ở bước 1, nếu thay tristearin bằng dầu dừa hoặc mỡ lợn thì hiện tượng sau bước 3 vẫn xảy ra tương tự.
Ở bước 2, có thể thay việc đun sôi nhẹ bằng đun cách thủy (ngâm trong nước nóng).
Ở bước 3, thêm dung dịch NaCl bão hòa để tách muối của acid béo ra khỏi hỗn hợp.
Ở bước 3, có thể thay dung dịch NaCl bão hòa bằng dung dịch CaCl 2 bão hòa.
Aspirin được sử dụng làm thuốc giảm đau, hạ sốt. Sau khi uống, aspirin bi thuỷ nhân trong cơ thể tạo thành salicylic acid. Salicylic acid ức chế quá trình sinh tổng hợp prostaglandin (chất gây đau, sốt và viêm khi nồng độ trong máu cao hơn mức bình thường).
Aspirin có khối lượng phân tử là 148 amu
Salicylic acid có khối lượng phân tử là 138 amu.
Aspirin tác dụng với dung dịch NaOH theo tỉ lệ mol là 1 : 2.
Salicylic acid tác dụng với dung dịch Na 2 CO 3 theo tỉ lệ mol 1 : 1.
Acid béo omega-3, omega-6 và omega-9 đều là những acid béo quan trọng cần bổ sung trong chế độ ăn uống, chúng đều là các acid béo chưa bão hòa. Trong đó acid béo omega-3 và omega-6 là những acid béo thiết yếu nghĩa là cơ thể không tự tạo ra mà phải bổ sung bằng chế độ ăn uống; còn acid t béo omega-9 là axit béo không thiết yếu vì cơ thể chúng ta có thể sản xuất được loại acid béo này. Dòng sữa Ensure Gold có chứa cả 3 loại acid béo trên.
Các acid béo trên đều không chứa liên kết C=C trong phân tử.
Các acid béo trên đều có mạch cacbon không phân nhánh.
Omega-3 và omega-6 là những acid béo thiết yếu nên không cần bổ sung cho cơ thể.
Phân tử omega-9 có ít hơn một liên kết pi so với phân tử omega-6.
Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bứớc 1: Điểu chế nước Schweizer bằng cách cho 10mL dung dịch CuSO 4 vào cốc. Thêm tiếp 5mL dung dịch NaOH, sau đó thêm dần dung dịch NH 3 và khuấy đều cho đến khi kết tủa tan hết.
Bước 2: Lấy một lượng nhỏ bông cho vào cốc chứa nước Schweizer vừa thu được ở trên. Dùng đũa thuỷ tinh nhấn chìm lớp bông và khuấy đều trong khoảng 3-5 phút.
Cellulose tan được trong dung dịch nước Schweizer.
Sản phẩm sau bước 2 là phức chất của cellulose với ion copper ở dạng dung dịch nhớt.
Sản phẩm sau bước 2 được dùng để điều chế tơ copper – ammonia.
Thí nghiệm trên chứng minh cellulose có phản ứng thuỷ phân.
Lời giải và đáp án
Cho các chất có công thức như sau:
(1) CH 3 CH 2 CH 2 OH (2) HCOOCH 3 (3) CH 3 COOH (4) C 2 H 6
Thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất trên là
-
A.
(1) < (2) < (3) < (4).
-
B.
(4) < (2) < (1) < (3).
-
C.
(4) < (3) < (2) < (1).
-
D.
(2) < (3) < (4) < (1).
Đáp án : B
Dựa vào tính chất vật lí của ester.
(4) < (2) < (1) < (3)
Đáp án B
Phản ứng thủy phân ester đã được tiến hành như sau:
- Cho vào hai ống nghiệm (1) và (2) mỗi ống khoảng 1,0 mL ethyl acetate.
- Thêm khoảng 2 mL dung dịch H 2 SO 4 20% vào ống nghiệm (1) và khoảng 2 mL dung dịch NaOH 30% vào ống nghiệm (2). Quan sát thấy chất lỏng trong cả hai ống nghiệm tách thành hai lớp.
- Đun cách thủy ống nghiệm (1) và (2) trong cốc thủy tinh ở nhiệt độ 60 – 70 o C. Sau một thời gian, quan sát thấy:
-
A.
Ống nghiệm (2): chất lỏng phân thành hai lớp ester và lớp còn lại là phần dung dịch chứa các chất tan H 2 SO 4 , CH 3 COOH, C 2 H 5 OH.
-
B.
Ống nghiệm (1): chất lỏng phân thành hai lớp ester và lớp còn lại là phần dung dịch chứa các chất tan H 2 SO 4 , CH 3 COOH, C 2 H 5 OH.
-
C.
Ống nghiệm (1): tạo thành hỗn hợp đồng nhất. Ống nghiệm (2): thể tích lớp chất lỏng phía trên giảm.
-
D.
Ống nghiệm (2): thủy phân trong môi trường acid, tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
Đáp án : B
Dựa vào tính chất hóa học của ester.
Ống nghiệm (1): chất lỏng phân thành hai lớp ester và lớp còn lại là phần dung dịch chứa các chất tan H 2 SO 4 , CH 3 COOH, C 2 H 5 OH.
Đáp án B
Một học sinh gọi tên các ester như sau:
1. CH 3 COOC 2 H 5 : methyl ethanoate.
2. HCOOCH 2 CH 2 CH 3 : propyl methanoate.
3. CH 2 =CHCOOCH 3 : methyl propenoate.
5. CH 3 COOCH 3 : ethyl ethanoate.
Các tên gọi không đúng là:
-
A.
(1), (5).
-
B.
(1), (2).
-
C.
(1), (4).
-
D.
(3), (4).
Đáp án : A
Dựa vào danh pháp của ester.
1. sai, tên đúng là: ethyl acetate.
5. sai, tên đúng là methyl acetate.
Đáp án A
Khi trong phân tử chất béo chứa nhiều gốc acid béo không no thì chất béo thường ở trạng thái lỏng như dầu lạc, dầu vừng, dầu cá... Để chuyển hóa các gốc acid béo không no này thành chất béo chứa gốc acid no, người ta dùng phản ứng nào sau đây?
-
A.
Phản ứng hydrogen hóa.
-
B.
Phản ứng thủy phân.
-
C.
Phản ứng ester hóa.
-
D.
Phản ứng trùng hợp.
Đáp án : A
Dựa vào tính chất hóa học của chất béo.
Để chuyển hóa các gốc acid béo không no thành chất béo chứa gốc acid no, người ta dùng phản ứng hydrogen hóa.
Đáp án A
Triolein có phản ứng với các chất nào sau đây?
1. dung dịch KOH (đun nóng);
2. H 2 , xúc tác Ni, t 0 ;
3. dung dịch H 2 SO 4 loãng (đun nóng);
4. dung dịch Br 2 ;
5. Cu(OH) 2 ở nhiệt độ phòng.
-
A.
(1), (2), (3), (5).
-
B.
(1), (2), (4), (5).
-
C.
(1), (2), (3), (4).
-
D.
(1), (2), (3), (4), (5).
Đáp án : C
Dựa vào tính chất của chất béo.
Triolein có phản ứng: 1, 2, 3, 4.
Đáp án C
Khi để lâu trong không khí, chất béo có thể tạo thành các hợp chất có mùi khó chịu. Nguyên nhân của hiện tượng này là?
-
A.
các gốc acid béo không no trong chất béo có thể bị oxi hóa chậm bởi oxygen.
-
B.
gốc acid không no tham gia phản ứng hydrogen hóa.
-
C.
chất béo bị thủy phân với nước trong không khí.
-
D.
các gốc acid béo không no trong chất béo có thể bị khử chậm bởi oxygen.
Đáp án : A
Dựa vào tính chất của chất béo.
Nguyên nhân là do các gốc acid béo không no trong chất béo có thể bị oxi hóa chậm bởi oxygen.
Đáp án A
Phát biểu nào sau đây sai?
-
A.
Lipid là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, gồm chất béo, sáp, steroid, …
-
B.
Acid béo là carboxylic acid đơn chức, hầu hết chúng có mạch carbon dài, thường từ 12 – 24 nguyên tử carbon và không phân nhánh.
-
C.
Chất béo là nguồn cung cấp và dự trữ năng lượng ở người và động vật.
-
D.
Các phân tử ester tạo được liên kết hydrogen với nhau nên có nhiệt độ sôi thấp hơn so với alcohol và carboxylic acid có phân tử khối tương đương.
Đáp án : D
Dựa vào tính chất của chất béo.
D sai vì các phân tử ester không tạo được liên kết hydrogen với nước nên nhiệt độ sôi thấp hơn alcohol và carboxylic acid có phân tử khối tương đương.
Cho các chất sau: methyl acetate, ethyl acetate, oleic acid, methyl formate. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra sản phẩm alcohol là?
-
A.
1
-
B.
2
-
C.
3
-
D.
4
Đáp án : C
Dựa vào tính chất hóa học của ester.
Methyl acetate, ethyl acetate và ethyl formate tác dụng với NaOH sinh ra sản phẩm alcohol.
Đáp án C
Cho E, Z, G, T đều là các hợp chất hữu cơ no, mạch hở và thỏa mãn sơ đồ các phản ứng:
Biết: E chỉ chứa nhóm chức ester và trong phân tử có số nguyên tử carbon bằng số nguyên tử oxygen, M E < 168; M Z < M G < M T . Phát biểu nào sau đây sai ?
-
A.
Chất G được dùng để điều chế khí CO trong phòng thí nghiệm.
-
B.
1 mol chất T phản ứng với kim loại Na dư, thu được tối đa 1 mol H 2 .
-
C.
Nhiệt độ sôi của G cao hơn nhiệt độ sôi của Z.
-
D.
Trong phân tử Z và T đều không có liên kết pi (π).
Đáp án : D
Dựa vào tính chất của ester.
Từ (2), (3) → X, Y là các muối
E chỉ chứa nhóm chức ester, C x H y O z . Từ (1) và M E < 168 → E là ester 2 chức, z = 4 = x → E là C 4 H 6 O 4 .
M Z < M G < M T nên E là HCOO-CH 2 -COO-CH 3 .
X là HCOONa; Y là HO-CH 2 -COONa; Z là CH 3 OH; G là HCOOH; T là HO-CH 2 -COOH.
A. Đúng. Phản ứng
B. Đúng. HO-CH 2 -COOH + Na → NaO-CH 2 -COONa + H 2
C. Đúng. Nhiệt độ sôi của HCOOH cao hơn của CH 3 OH, do hợp chất acid có liên kết hydrogen liên phân tử cao hơn alcohol.
D. Sai. Trong phân tử T có liên kết pi (π).
Đáp án D
Thủy phân hoàn toàn 14,8 gam ester đơn chức X bằng dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 16,4 gam muối Y và m gam alcohol Z. Giá trị của m là
-
A.
6,4
-
B.
4,6
-
C.
3,2
-
D.
9,2
Đáp án : A
Dựa vào tính chất của ester.
Vì m muối Y < m ester \( \to \)Ester X có công thức tổng quát: RCOOCH 3 .
Bảo toàn khối lượng ta có: n CH3OH = \(\frac{{16,4 - 14,8}}{{40 - 32}} = 0,2mol\)
m CH3OH = 0,2.32 = 6,4g
Đáp án A
Phát biểu nào sau đây đúng?
-
A.
Dung dịch saccharose có phản ứng tráng bạc.
-
B.
Tinh bột và cellulose là đồng phân của nhau.
-
C.
Saccharose thuộc loại polysaccharide.
-
D.
Glucose là hợp chất hữu cơ tạp chức.
Đáp án : D
Dựa vào tính chất của tinh bột.
Glucose là hữu cơ tạp chức vì có chức – OH và – CHO.
Đáp án D
Chất rắn X vô định hình, màu trắng, không tan trong nước nguội. Thủy phân X với xúc tác acid hoặc enzyme, thu được chất Y. Chất X và Y lần lượt là
-
A.
Tinh bột và glucose
-
B.
Tinh bột và saccharose.
-
C.
Cellulose và saccharose
-
D.
Saccharose và glucose.
Đáp án : A
Dựa vào trạng thái tự nhiên của tinh bột.
X là tinh bột và Y là glucose.
Đáp án A
Cho các phát biểu sau:
a) Công thức phân tử chung của ester no, đơn chức, mạch hở là \({C_n}{H_{2n}}{O_2}(n \ge 1)\)
b) Phản ứng giữa alcohol và carboxylic acid được gọi là phản ứng xà phòng hóa.
c) Dầu thực vật là một loại chất béo trong đó có chứa chủ yếu các gốc acid béo không no.
d) Số nguyên tử carbon trong một phân tử chất béo là một số chẵn.
e) Glucose, fructose và saccharose đều hòa tan Cu(OH) 2 .
g) Tinh bột và cellulose đều là disaccharide, đều bị thủy phân tạo thành glucose.
Số phát biểu đúng là:
-
A.
4
-
B.
5
-
C.
2
-
D.
3
Đáp án : A
Dựa vào tính chất của tinh bột.
a) đúng
b) sai, phản ứng giữa alcohol và carboxylic acid được gọi là phản ứng ester hóa.
c) đúng
d) đúng
e) đúng
g) sai, tinh bột và cellulose đều là polysaccharide.
Đáp án A
Cellulose có cấu tạo mạch không phân nhánh, mỗi gốc C 6 H 10 O 5 có 3 nhóm OH, nên có thể viết là
-
A.
[C 6 H 5 O 2 (OH) 3 ]n.
-
B.
[C 6 H 8 O 2 (OH) 3 ]n.
-
C.
[C 6 H 7 O 2 (OH) 3 ]n.
-
D.
[C 6 H 7 O 3 (OH) 3 ]n.
Đáp án : C
Dựa vào cấu tạo phân tử của cellulose.
Công thức chung của cellulose là (C 6 H 10 O 5 ) n nên có thể viết: [C 6 H 7 O 2 (OH) 3 ]n.
Đáp án C
Quá trình quang hợp của cây xanh sinh ra khí O 2 và tạo ra carbohydrate nào dưới đây?
-
A.
Cellulose.
-
B.
Saccharose.
-
C.
Tinh bột.
-
D.
Glucose.
Đáp án : C
Dựa vào trạng thái tự nhiên của tinh bột.
Quá trình quang hợp của cây xanh sinh ra tinh bột.
Đáp án C
Trong công nghiệp, saccharose là nguyên liệu để thủy phân thành glucose và fructose dùng trong kĩ thuật tráng gương, ruột phích. Để thu được 27 kg glucose cần thủy phân m kg saccharose với hiệu suất phản ứng là 60%. Giá trị của m là
-
A.
25,65.
-
B.
85,50.
-
C.
42,75.
-
D.
51,30
Đáp án : B
Dựa vào tính chất của saccharose.
m C12H22O11 = \(\frac{{27.342}}{{180.60\% }} = 85,50g\)
Đáp án B
Thể tích dung dịch HNO 3 67,5% (khối lượng riêng là 1,5 g/mL) cần dùng để tác dụng với cellulose tạo thành 89,1 kg cellulose trinitrate là (biết lượng HNO 3 bị hao hụt là 20%)
-
A.
70 lít.
-
B.
49 lít.
-
C.
81 lít.
-
D.
55 lít.
Đáp án : A
Dựa vào tính chất của cellulose.
[C 6 H 7 O 2 (OH) 3 ]n. + 3n HNO 3 \( \to \)[C 6 H 7 O 2 (ONO 2 ) 3 ] n + 3n H 2 O
n cellulose trinitate = 89,1 : 297 = 0,3 mol
n HNO3 = 0,3.3 = 0,9 mol
m HNO3 = 0,9.63 = 56,7g
V = \(\frac{m}{D} = \frac{{56,7}}{{1,5}} = 37,8mL\)
Thể tích dung dịch HNO 3 cần dùng là: 37,8 : 80% : 67,5% = 70 lít
Đáp án A
Cho dãy các chất: glucose, saccharose, cellulose, tinh bột. Số chất trong dãy không tham gia phản ứng thủy phân là
-
A.
1
-
B.
3
-
C.
4
-
D.
2
Đáp án : B
Dựa vào tính chất của tinh bột và cellulose.
Saccharose, cellulose và tinh bột có tham gia phản ứng thủy phân.
Đáp án B
Tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa tristearin theo các bước sau:
Bước 1: Cho khoảng 2 g tristearin và khoảng 4 mL dung dịch NaOH 40% vào bát sứ.
Bước 2: Đun hỗn hợp trong khoảng 10 phút và liên tục khuấy bằng đũa thủy tinh. Nếu thể tích nước giảm bổ sung thêm nước.
Bước 3: Kết thúc phản ứng, đổ hỗn hợp vào cốc thủy tinh chứa khoảng 30 mL dung dịch NaCl bão hòa, khuấy nhẹ, để nguội hỗn hợp.
Ở bước 1, nếu thay tristearin bằng dầu dừa hoặc mỡ lợn thì hiện tượng sau bước 3 vẫn xảy ra tương tự.
Ở bước 2, có thể thay việc đun sôi nhẹ bằng đun cách thủy (ngâm trong nước nóng).
Ở bước 3, thêm dung dịch NaCl bão hòa để tách muối của acid béo ra khỏi hỗn hợp.
Ở bước 3, có thể thay dung dịch NaCl bão hòa bằng dung dịch CaCl 2 bão hòa.
Ở bước 1, nếu thay tristearin bằng dầu dừa hoặc mỡ lợn thì hiện tượng sau bước 3 vẫn xảy ra tương tự.
Ở bước 2, có thể thay việc đun sôi nhẹ bằng đun cách thủy (ngâm trong nước nóng).
Ở bước 3, thêm dung dịch NaCl bão hòa để tách muối của acid béo ra khỏi hỗn hợp.
Ở bước 3, có thể thay dung dịch NaCl bão hòa bằng dung dịch CaCl 2 bão hòa.
a. Đúng. Vì dầu dừa và mỡ lợn cũng là chất béo, có thể tham gia phản ứng xà phòng hóa.
b. Đúng. Nhiệt độ xảy ra phản ứng xà phòng hóa từ 60 o C đến 70 o C, do vậy có thể thay việc đun sôi nhẹ bằng đun cách thủy.
c. Đúng. Muối của acid béo ít tan trong dung dịch NaCl bão hòa nên tách ra, nhẹ hơn và nổi lên trên dung dịch.
d. Sai. Vì CaCl 2 không có tác dụng giảm độ tan của acid béo.
Aspirin được sử dụng làm thuốc giảm đau, hạ sốt. Sau khi uống, aspirin bi thuỷ nhân trong cơ thể tạo thành salicylic acid. Salicylic acid ức chế quá trình sinh tổng hợp prostaglandin (chất gây đau, sốt và viêm khi nồng độ trong máu cao hơn mức bình thường).
Aspirin có khối lượng phân tử là 148 amu
Salicylic acid có khối lượng phân tử là 138 amu.
Aspirin tác dụng với dung dịch NaOH theo tỉ lệ mol là 1 : 2.
Salicylic acid tác dụng với dung dịch Na 2 CO 3 theo tỉ lệ mol 1 : 1.
Aspirin có khối lượng phân tử là 148 amu
Salicylic acid có khối lượng phân tử là 138 amu.
Aspirin tác dụng với dung dịch NaOH theo tỉ lệ mol là 1 : 2.
Salicylic acid tác dụng với dung dịch Na 2 CO 3 theo tỉ lệ mol 1 : 1.
Dựa vào tính chất của ester.
a. sai, aspirin có khối lượng phân tử là 180 amu
b. đúng
c. đúng
d. đúng
Acid béo omega-3, omega-6 và omega-9 đều là những acid béo quan trọng cần bổ sung trong chế độ ăn uống, chúng đều là các acid béo chưa bão hòa. Trong đó acid béo omega-3 và omega-6 là những acid béo thiết yếu nghĩa là cơ thể không tự tạo ra mà phải bổ sung bằng chế độ ăn uống; còn acid t béo omega-9 là axit béo không thiết yếu vì cơ thể chúng ta có thể sản xuất được loại acid béo này. Dòng sữa Ensure Gold có chứa cả 3 loại acid béo trên.
Các acid béo trên đều không chứa liên kết C=C trong phân tử.
Các acid béo trên đều có mạch cacbon không phân nhánh.
Omega-3 và omega-6 là những acid béo thiết yếu nên không cần bổ sung cho cơ thể.
Phân tử omega-9 có ít hơn một liên kết pi so với phân tử omega-6.
Các acid béo trên đều không chứa liên kết C=C trong phân tử.
Các acid béo trên đều có mạch cacbon không phân nhánh.
Omega-3 và omega-6 là những acid béo thiết yếu nên không cần bổ sung cho cơ thể.
Phân tử omega-9 có ít hơn một liên kết pi so với phân tử omega-6.
Dựa vào cấu tạo của acid béo.
a. Sai, các acid béo trên đều chưa bão hòa (không no), có C = C.
b. Đúng, mọi acid béo đều có mạch không nhánh.
c. Sai, nếu thức ăn không cung cấp đủ thì cần phải bổ sung cho cơ thể.
d. Đúng
Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bứớc 1: Điểu chế nước Schweizer bằng cách cho 10mL dung dịch CuSO 4 vào cốc. Thêm tiếp 5mL dung dịch NaOH, sau đó thêm dần dung dịch NH 3 và khuấy đều cho đến khi kết tủa tan hết.
Bước 2: Lấy một lượng nhỏ bông cho vào cốc chứa nước Schweizer vừa thu được ở trên. Dùng đũa thuỷ tinh nhấn chìm lớp bông và khuấy đều trong khoảng 3-5 phút.
Cellulose tan được trong dung dịch nước Schweizer.
Sản phẩm sau bước 2 là phức chất của cellulose với ion copper ở dạng dung dịch nhớt.
Sản phẩm sau bước 2 được dùng để điều chế tơ copper – ammonia.
Thí nghiệm trên chứng minh cellulose có phản ứng thuỷ phân.
Cellulose tan được trong dung dịch nước Schweizer.
Sản phẩm sau bước 2 là phức chất của cellulose với ion copper ở dạng dung dịch nhớt.
Sản phẩm sau bước 2 được dùng để điều chế tơ copper – ammonia.
Thí nghiệm trên chứng minh cellulose có phản ứng thuỷ phân.
a. Đúng.
b. Đúng.
c. Đúng.
d. Sai vì tạo phức chất của cellulose với ion copper ở dạng dung dịch nhớt.
Dựa vào tính chất hóa học của tinh bột.
Năng lượng từ tinh bột = 9 180⋅60% = 5 508 (kJ). Khối lượng tinh bột = \(\frac{{5508}}{{17}}\) = 324 (g).
Đáp án 324
Dựa vào tính chất hóa học của glucose.
Từ (2): m C6H12O6 = 0,1.180 = 18g
Từ (1) nếu H = 100% \( \to \) n C6H12O6 = 0,06 mol
\( \to \)H% = \(\frac{{0,06}}{{0,1}}.100 = 60\% \)
Đáp án 60
Dựa vào tính chất hóa học của ester.
m RCOOR’ < m RCOONa → R’ < Na = 23
→ R’ = 15: -CH 3 .
n CH3OH = n X = \(\frac{{8,2 - 7,4}}{{23 - 15}} = 0,1\) mol
→ m CH3OH = 3,2 gam
Đáp án 3,2
Dựa vào điều chế xà phòng.
(RCOO) 3 C 3 H 5 + 3NaOH → 3RCOONa + C 3 H 5 (OH) 3 .
Đặt n chất béo = x ⇒ n glycerol = x; n NaOH = 3x. Bảo toàn khối lượng:
80,6 + 40.3x = 83,4 + 92x ⇒ x = 0,1 mol ⇒ m = 9,2(g)
Đáp án 9,2