Trắc nghiệm toán 8 bài 1 chương 3 chân trời sáng tạo có đáp án — Không quảng cáo

Bài tập trắc nghiệm Toán 8 - Chân trời sáng tạo có đáp án Bài tập trắc nghiệm Chương 3 Định lí Pythagore. Các loạ


Trắc nghiệm Bài 1: Định lí Pythagore Toán 8 Chân trời sáng tạo

Đề bài

Câu 1 :

Chọn phát biểu đúng nhất về định lí Pythagore:

  • A.
    Trong một tam giác vuông, bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông.
  • B.
    Trong một tam giác vuông, cạnh huyền bằng cạnh góc vuông.
  • C.
    Trong tam giác vuông, bình phương cạnh huyền bằng bình phương cạnh góc vuông.
  • D.
    Trong một tam giác vuông, bình phương cạnh huyền bằng tổng hai cạnh góc vuông.
Câu 2 :

Cho tam giác ABC vuông cân ở A. Tính độ dài BC biết AB = AC = 2 dm

  • A.
    BC = 4 dm.
  • B.
    \(BC = \sqrt {64} dm\).
  • C.
    BC = 8 dm.
  • D.
    \(BC = \sqrt 8 dm\)
Câu 3 :

Cho hình vẽ. Tính x.

  • A.
    x = 10 cm.
  • B.
    x = 11 cm.
  • C.
    x = 8 cm.
  • D.
    x = 5 cm
Câu 4 :

Một tam giác vuông có cạnh huyền bằng 26cm độ dài các cạnh góc vuông tỉ lệ với 5 và 12. Tính độ dài các cạnh góc vuông.

  • A.
    12cm ; 24cm.
  • B.
    10cm ; 22 cm.
  • C.
    10cm ; 24cm.
  • D.
    15cm ; 24cm.
Câu 5 :

Cho hình vẽ sau. Tính \(x\).

  • A.
    \(5\).
  • B.
    \(5\sqrt 4 \).
  • C.
    \(4\).
  • D.
    \(4\sqrt 5 \).
Câu 6 :

Lựa chọn  phương án đúng nhất:

  • A.
    Nếu một tam giác có bình phương của một cạnh bằng tổng các bình phương của hai cạnh kia thì tam giác đó là tam giác nhọn.
  • B.
    Nếu một tam giác có bình phương của một cạnh bằng tổng các bình phương của hai cạnh kia thì tam giác đó là tam giác vuông.
  • C.
    Nếu một tam giác có bình phương của một cạnh bằng tổng các bình phương của hai cạnh kia thì tam giác đó là tam giác tù.
  • D.
    Nếu một tam giác có bình phương của một cạnh bằng tổng các bình phương của hai cạnh kia thì tam giác đó là tam giác cân.
Câu 7 :

Cho tam giác ABC vuông tại B, khi đó:

  • A.
    \(A{B^2} + B{C^2} = A{C^2}\)
  • B.
    \(A{B^2} - B{C^2} = A{C^2}\)
  • C.
    \(A{B^2} + A{C^2} = B{C^2}\).
  • D.
    \(A{B^2} = A{C^2} + B{C^2}\)
Câu 8 :

Tam giác ABC có AB = 3 cm, AC = 4cm, BC = 5cm. Tam giác ABC là tam giác gì?

  • A.
    Tam giác nhọn
  • B.
    Tam giác tù.
  • C.
    Tam giác vuông.
  • D.
    Không đủ dữ kiện để xác định
Câu 9 :

Cạnh huyền của một tam giác là bao nhiêu biết hai cạnh góc vuông là 3 và 4.

  • A.
    8
  • B.
    7
  • C.
    6
  • D.
    5
Câu 10 :

Cho tam giác ABC cân tại A. Kẻ AH  vuông góc với BC tại H. Cho BH = 2cm, AB = 4cm. Tính AH:

  • A.
    \(\sqrt {10} cm\).
  • B.
    \(\sqrt {13} cm\).
  • C.
    \(\sqrt {12} cm\).
  • D.
    12 cm.
Câu 11 :

Tam giác nào là tam giác vuông trong các tam giác có độ dài ba cạnh như sau:

  • A.
    15cm; 8cm; 18cm.
  • B.
    21dm; 20dm; 29dm.
  • C.
    5m; 6m; 8m.
  • D.
    2m; 3m; 4m.
Câu 12 :

Cho ABCD là hình vuông cạnh 4 cm (hình vẽ). Khi đó độ dài đường chéo AC là:

  • A.
    \(AC = 4\sqrt 2 cm\).
  • B.
    \(AC = 4cm\).
  • C.
    \(AC = \sqrt {30} cm\).
  • D.
    \(AC = 8cm\).
Câu 13 :

Tìm câu sai trong các câu sau đây. Cho tam giác PQR vuông tại P. Khi đó:

  • A.
    QR > PQ
  • B.
    QR > PR
  • C.
    \(Q{{{R}}^2} = P{Q^2} + P{{{R}}^2}\)
  • D.
    \(Q{{{R}}^2} + P{{{R}}^2} = P{Q^2}\)
Câu 14 :

Cho tam giác ABC vuông ở A có AC = 20 cm. Kẻ \(AH \bot BC\). Biết BH = 9cm; HC = 16cm. Tính AB , AH

  • A.
    AH = 12cm; AB = 15cm.
  • B.
    AH = 10cm; AB = 15 cm.
  • C.
    AH = 15cm; AB = 12cm.
  • D.
    AH = 12cm; AB = 13 cm.
Câu 15 :

Cho tam giác ABC. Kẻ AH vuông góc với BC. Tính chu vi tam giác ABC biết AB = 5cm, AH = 4 cm, \(HC = \sqrt {184} cm\). (làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất).

  • A.
    30,8cm.
  • B.
    35, 7cm.
  • C.
    31 cm.
  • D.
    31, 7cm.
Câu 16 :

Tính cạnh huyền của một tam giác vuông biết tỉ số các cạnh góc vuông là 3 : 4 và chu vi tam giác là 36 cm

  • A.
    9cm.
  • B.
    12cm .
  • C.
    15cm.
  • D.
    16cm.
Câu 17 :

Tìm x trong hình vẽ sau:

  • A.
    x = 6
  • B.
    x = 7
  • C.
    x = 8
  • D.
    x = 5
Câu 18 :

Tìm x trong hình vẽ sau:

  • A.
    x = 2
  • B.
    x = 1,5
  • C.
    x = 1
  • D.
    x = 1,2
Câu 19 :

Tìm câu trả lời sai . Cho hình vẽ biết DE // HK. Khi đó:

  • A.
    DK = 9
  • B.
    \(\widehat {E{{D}}H} = {90^o}\)
  • C.
    DK = 10
  • D.
    \(\widehat {DHK} = {90^o}\)
Câu 20 :

Cho tam giác ABC biết BC = 7,5cm; CA = 4,5cm, AB = 6cm. Độ dài đường cao AH của tam giác ABC là:

  • A.
    12,96cm
  • B.
    6,48cm
  • C.
    3,6cm
  • D.
    6,3cm
Câu 21 :

Cho tam giác ABC cân tại A biết AB = AC = 17cm. Kẻ \(B{\rm{D}} \bot AC\), biết BD = 15cm. Tính cạnh đáy BC.

  • A.
    17 cm
  • B.
    16 cm
  • C.
    \(3\sqrt {14} \)cm
  • D.
    \(3\sqrt {34} cm\)
Câu 22 :

Tính x trong hình sau:

  • A.
    36
  • B.
    40
  • C.
    42
  • D.
    30
Câu 23 :

Cho tam giác ABC  có \(\widehat B,\widehat C\) là các góc nhọn. Gọi H là chân đường vuông góc hạ từ A xuống BC. Biết AH = 6cm ; BH = 4,5cm và HC = 8cm. Khi đó tam giác ABC là tam giác gì?

  • A.
    Tam giác cân
  • B.
    Tam giác vuông
  • C.
    Tam giác vuông cân
  • D.
    Tam giác đều
Câu 24 :

Một tam giác có độ dài ba đường cao là 4,8cm ; 6cm ; 8cm. Tam giác đó là tam giác gì?

  • A.
    Tam giác cân
  • B.
    Tam giác vuông
  • C.
    Tam giác vuông cân
  • D.
    Tam giác đều

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Chọn phát biểu đúng nhất về định lí Pythagore:

  • A.
    Trong một tam giác vuông, bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông.
  • B.
    Trong một tam giác vuông, cạnh huyền bằng cạnh góc vuông.
  • C.
    Trong tam giác vuông, bình phương cạnh huyền bằng bình phương cạnh góc vuông.
  • D.
    Trong một tam giác vuông, bình phương cạnh huyền bằng tổng hai cạnh góc vuông.

Đáp án : A

Phương pháp giải :
Dựa vào định lí Pythagore
Lời giải chi tiết :
Định lí Pythagore phát biểu là: Trong một tam giác vuông, bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông.
Câu 2 :

Cho tam giác ABC vuông cân ở A. Tính độ dài BC biết AB = AC = 2 dm

  • A.
    BC = 4 dm.
  • B.
    \(BC = \sqrt {64} dm\).
  • C.
    BC = 8 dm.
  • D.
    \(BC = \sqrt 8 dm\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :
Áp dụng định lí Pythagore
Lời giải chi tiết :

Tam giác ABC  vuông cân ở A nên theo định lý Pythagore ta có \(A{B^2} + A{C^2} = B{C^2}\)  mà

AB = AC = 2 dm

Nên \(B{C^2} = {2^2} + {2^2} = 8 \Rightarrow BC = \sqrt 8 dm\)

Câu 3 :

Cho hình vẽ. Tính x.

  • A.
    x = 10 cm.
  • B.
    x = 11 cm.
  • C.
    x = 8 cm.
  • D.
    x = 5 cm

Đáp án : D

Phương pháp giải :
Áp dụng định lí Pythagore
Lời giải chi tiết :

Áp dụng định lí Pythagore cho tam giác ABC vuông tại B ta được :

\(A{C^2} = A{B^2} + B{C^2} \Rightarrow A{B^2} = A{C^2} - B{C^2} \Rightarrow {x^2} = {13^2} - {12^2} = 25 \Rightarrow x = 5cm\)

Vậy x = 5 cm

Câu 4 :

Một tam giác vuông có cạnh huyền bằng 26cm độ dài các cạnh góc vuông tỉ lệ với 5 và 12. Tính độ dài các cạnh góc vuông.

  • A.
    12cm ; 24cm.
  • B.
    10cm ; 22 cm.
  • C.
    10cm ; 24cm.
  • D.
    15cm ; 24cm.

Đáp án : C

Phương pháp giải :
Áp dụng định lý Pythagore: Trong một tam giác vuông, bình phương hai cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông. và tính chất dãy tỉ số bằng nhau.
Lời giải chi tiết :

Gọi độ dài hai cạnh góc vuông là \(x,y\left( {x,y > 0} \right)\)

Theo định lý Pytago ta có: \({x^2} + {y^2} = 26{}^2 \Rightarrow {x^2} + {y^2} = 676\)

Theo đề bài ta có: \(\frac{x}{5} = \frac{y}{{12}} \Rightarrow \frac{{{x^2}}}{{25}} = \frac{{{y^2}}}{{144}} = \frac{{{x^2} + {y^2}}}{{25 + 144}} = \frac{{676}}{{169}} = 4\)

Suy ra \({x^2} = 25.4 \Rightarrow {x^2} = 100 \Rightarrow x = 10cm\)

\({y^2} = 144.4 \Rightarrow {y^2} = 576 \Rightarrow y = 24cm\)

Câu 5 :

Cho hình vẽ sau. Tính \(x\).

  • A.
    \(5\).
  • B.
    \(5\sqrt 4 \).
  • C.
    \(4\).
  • D.
    \(4\sqrt 5 \).

Đáp án : D

Phương pháp giải :
Kẻ \(AH \bot B{{D}}\) tại H. Áp dụng định lí Pythagore
Lời giải chi tiết :

Kẻ \(AH \bot B{{D}}\) tại H.

Khi đó ACDH là hình chữ nhật, suy ra: HD = AC = 6; AH = CD = 8.

Do đó: BH = BD – HD = 10 – 6 = 4

Áp dụng định lí Pythagore cho tam giác AHB vuông tại H, ta có:

\(A{B^2} = B{H^2} + A{H^2} = {4^2} + {8^2} = 80 \Rightarrow AB = 4\sqrt 5 \)

Vậy \(x = 4\sqrt 5 \)

Câu 6 :

Lựa chọn  phương án đúng nhất:

  • A.
    Nếu một tam giác có bình phương của một cạnh bằng tổng các bình phương của hai cạnh kia thì tam giác đó là tam giác nhọn.
  • B.
    Nếu một tam giác có bình phương của một cạnh bằng tổng các bình phương của hai cạnh kia thì tam giác đó là tam giác vuông.
  • C.
    Nếu một tam giác có bình phương của một cạnh bằng tổng các bình phương của hai cạnh kia thì tam giác đó là tam giác tù.
  • D.
    Nếu một tam giác có bình phương của một cạnh bằng tổng các bình phương của hai cạnh kia thì tam giác đó là tam giác cân.

Đáp án : B

Phương pháp giải :
Dựa vào định lí Pythagore đảo .
Lời giải chi tiết :
Ta có định lí Pythagore đảo: Nếu một tam giác có bình phương của một cạnh bằng tổng các bình phương của hai cạnh kia thì tam giác đó là tam giác vuông.
Câu 7 :

Cho tam giác ABC vuông tại B, khi đó:

  • A.
    \(A{B^2} + B{C^2} = A{C^2}\)
  • B.
    \(A{B^2} - B{C^2} = A{C^2}\)
  • C.
    \(A{B^2} + A{C^2} = B{C^2}\).
  • D.
    \(A{B^2} = A{C^2} + B{C^2}\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :
Dựa vào định lý Pythagore
Lời giải chi tiết :

Vì tam giác ABC vuông tại B nên theo định lý Pythagore ta có \(A{B^2} + B{C^2} = A{C^2}\).

Câu 8 :

Tam giác ABC có AB = 3 cm, AC = 4cm, BC = 5cm. Tam giác ABC là tam giác gì?

  • A.
    Tam giác nhọn
  • B.
    Tam giác tù.
  • C.
    Tam giác vuông.
  • D.
    Không đủ dữ kiện để xác định

Đáp án : C

Phương pháp giải :
Dựa vào định lí Pythagore: Trong một tam giác vuông, bình phương hai cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông.
Lời giải chi tiết :
Ta có:

\(\begin{array}{l}A{B^2} + A{C^2} = {3^2} + {4^2} = 25\\B{C^2} = {5^2} = 25\\ \Rightarrow A{B^2} + A{C^2} = B{C^2}\end{array}\)

Vậy tam giác ABC là tam giác vuông

Câu 9 :

Cạnh huyền của một tam giác là bao nhiêu biết hai cạnh góc vuông là 3 và 4.

  • A.
    8
  • B.
    7
  • C.
    6
  • D.
    5

Đáp án : D

Phương pháp giải :
Dựa vào định lí Pythagore
Lời giải chi tiết :
Độ dài cạnh huyền là: \(\sqrt {{4^2} + {3^2}}  = 5\)
Câu 10 :

Cho tam giác ABC cân tại A. Kẻ AH  vuông góc với BC tại H. Cho BH = 2cm, AB = 4cm. Tính AH:

  • A.
    \(\sqrt {10} cm\).
  • B.
    \(\sqrt {13} cm\).
  • C.
    \(\sqrt {12} cm\).
  • D.
    12 cm.

Đáp án : C

Phương pháp giải :
Áp dụng định lí Pythagore
Lời giải chi tiết :

Áp dụng định lí Pythagore cho \(\Delta ABH\) vuông tại H ta có:

\(\begin{array}{l}A{B^2} = B{H^2} + A{H^2} \Rightarrow A{H^2} = A{B^2} - B{H^2} = {4^2} - {2^2} = 12\\ \Rightarrow AH = \sqrt {12} cm\end{array}\)

Vậy \(AH = \sqrt {12} cm\)

Câu 11 :

Tam giác nào là tam giác vuông trong các tam giác có độ dài ba cạnh như sau:

  • A.
    15cm; 8cm; 18cm.
  • B.
    21dm; 20dm; 29dm.
  • C.
    5m; 6m; 8m.
  • D.
    2m; 3m; 4m.

Đáp án : B

Phương pháp giải :
Áp dụng định lí Pythagore: Trong một tam giác vuông, bình phương hai cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông.
Lời giải chi tiết :

+) Với bộ số: 15cm; 8cm; 18cm  ta thấy : \({18^2} = 324{,^{}}{15^2} + {8^2} = 289 < 324\) nên loại đáp án A.

+) Với bộ số: 21dm; 20dm; 29dm  ta thấy : \({29^2} = 841{;^{}}{21^2} + {20^2} = 841 = {29^2}\) nên đây là ba cạnh của tam giác vuông.

+) Với bộ số: 5m; 6m; 8m ta thấy : \({8^2} = 64{;^{}}{5^2} + {6^2} = 61 < 64\) nên loại đáp án C.

+) Với bộ số: 2m; 3m; 4m ta thấy : \({4^2} = 16{;^{}}{3^2} + {2^2} = 13 < 16\) nên loại đáp án D.

Câu 12 :

Cho ABCD là hình vuông cạnh 4 cm (hình vẽ). Khi đó độ dài đường chéo AC là:

  • A.
    \(AC = 4\sqrt 2 cm\).
  • B.
    \(AC = 4cm\).
  • C.
    \(AC = \sqrt {30} cm\).
  • D.
    \(AC = 8cm\).

Đáp án : A

Phương pháp giải :
Áp dụng định lí Pythagore: Trong một tam giác vuông, bình phương hai cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông.
Lời giải chi tiết :

Vì ABCD là hình vuông nên AB = AC = 4cm

Áp dụng định lý Pythagore: Trong một tam giác vuông, bình phương hai cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông. cho tam giác ABC vuông tại B ta có

\(A{C^2} = A{B^2} + B{C^2} = {4^2} + {4^2} = 32 \Rightarrow AC = \sqrt {32} = 4\sqrt 2 cm\)

Câu 13 :

Tìm câu sai trong các câu sau đây. Cho tam giác PQR vuông tại P. Khi đó:

  • A.
    QR > PQ
  • B.
    QR > PR
  • C.
    \(Q{{{R}}^2} = P{Q^2} + P{{{R}}^2}\)
  • D.
    \(Q{{{R}}^2} + P{{{R}}^2} = P{Q^2}\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :
Áp dụng định lý Pythagore: Trong một tam giác vuông, bình phương hai cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông.
Lời giải chi tiết :

Tam giác PQR vuông tại P nên theo định lí Pythagore ta có: \(Q{{{R}}^2} = P{Q^2} + P{{{R}}^2}\) nên câu C đúng.

Vì độ dài đoạn thẳng là một số dương nên QR > PQ; QR > PR

Suy ra các câu A, B đúng.

Câu trả lời sai là câu D.

Câu 14 :

Cho tam giác ABC vuông ở A có AC = 20 cm. Kẻ \(AH \bot BC\). Biết BH = 9cm; HC = 16cm. Tính AB , AH

  • A.
    AH = 12cm; AB = 15cm.
  • B.
    AH = 10cm; AB = 15 cm.
  • C.
    AH = 15cm; AB = 12cm.
  • D.
    AH = 12cm; AB = 13 cm.

Đáp án : A

Phương pháp giải :
Áp dụng định lý Pythagore: Trong một tam giác vuông, bình phương hai cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông.
Lời giải chi tiết :

+) Ta có: BC = BH + HC = 9 + 16 = 25 cm

+) Xét tam giác ABC vuông tại A, theo định lí Pythagore ta có:

\(A{B^2} + A{C^2} = B{C^2} \Rightarrow A{B^2} = B{C^2} - A{C^2} = {25^2} - {20^2} = 225 \Rightarrow AB = 15cm\)

+) Xét tam giác ABH vuông tại H, theo định lí Pythagore ta có:

\(H{B^2} + H{A^2} = A{B^2} \Rightarrow A{H^2} = A{B^2} - H{B^2} = {15^2} - {9^2} = 144 \Rightarrow AH = 12cm\)

+) Vậy AH = 12cm ; AB = 15cm

Câu 15 :

Cho tam giác ABC. Kẻ AH vuông góc với BC. Tính chu vi tam giác ABC biết AB = 5cm, AH = 4 cm, \(HC = \sqrt {184} cm\). (làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất).

  • A.
    30,8cm.
  • B.
    35, 7cm.
  • C.
    31 cm.
  • D.
    31, 7cm.

Đáp án : B

Phương pháp giải :
Áp dụng định lí Pythagore để tính độ dài các cạnh của tam giác ABC .
Lời giải chi tiết :

Áp dụng định lí Pythagore cho tam giác ABH vuông tại H, ta có:

\(\begin{array}{l}A{B^2} = B{H^2} + A{H^2} \Rightarrow B{H^2} = A{B^2} - A{H^2} = {5^2} - {4^2} = 9\\ \Rightarrow BH = 3(cm)\end{array}\)

Suy ra: \(BC = HB + HC = 3 + \sqrt {184} \)

Áp dụng định lí Pythagore cho tam giác AHC vuông tại H ta có:

\(A{C^2} = C{H^2} + A{H^2} = {4^2} + {\left( {\sqrt {184} } \right)^2} = 200 \Rightarrow AC = \sqrt {200} \)

Vậy chu vi tam giác ABC là: \(AB + AC + BC = 5 + \sqrt {200} + 3 + \sqrt {184} \approx 35,7cm\)

Câu 16 :

Tính cạnh huyền của một tam giác vuông biết tỉ số các cạnh góc vuông là 3 : 4 và chu vi tam giác là 36 cm

  • A.
    9cm.
  • B.
    12cm .
  • C.
    15cm.
  • D.
    16cm.

Đáp án : C

Phương pháp giải :
Áp dụng định lý Pythagore và tính chất dãy tỉ số bằng nhau
Lời giải chi tiết :

Gọi độ dài hai cạnh góc vuông là \(x,y\left( {y > x > 0} \right)\) (cm) và độ dài cạnh huyền là \(z\left( {z > y} \right)\)(cm)

Theo đề bài ta có \(\frac{x}{3} = \frac{y}{4}\) và x + y + z = 36

Đặt \(\frac{x}{3} = \frac{y}{4} = k\left( {k > 0} \right) \Rightarrow x = 3k;y = 4k\)

Theo định lý Pythagore ta có: \({x^2} + {y^2} = {z^2} \Rightarrow {z^2} = {\left( {3k} \right)^2} + {\left( {4k} \right)^2} = 25{k^2} = {\left( {5k} \right)^2} \Rightarrow z = 5k\)

Suy ra \(x + y + z = 3k + 4k + 5k = 12k = 36 \Rightarrow k = 3\) (thỏa mãn)

Từ đó: \(x{{ }} = {{ }}9{{ }}cm;{{ }}y{{ }} = {{ }}12{{ }}cm;{{ }}z{{ }} = {{ }}15cm.\)

Vậy cạnh huyền dài 15 cm

Câu 17 :

Tìm x trong hình vẽ sau:

  • A.
    x = 6
  • B.
    x = 7
  • C.
    x = 8
  • D.
    x = 5

Đáp án : B

Phương pháp giải :
Áp dụng định lý Pythagore: Trong một tam giác vuông, bình phương hai cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông. vào tam giác vuông.
Lời giải chi tiết :

Áp dụng định lý Pythagore: Trong một tam giác vuông, bình phương hai cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông. vào Tam giác ABH vuông tại H ta có:

\(\begin{array}{l}A{B^2} = A{H^2} + B{H^2}\\ \Rightarrow A{H^2} = A{B^2} - B{H^2} = {9^2} - {3^2} = 72\end{array}\)

Áp dụng định lý Pythagore: Trong một tam giác vuông, bình phương hai cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông. vào tam giác ACH vuông tại H ta có:

\(\begin{array}{l}A{C^2} = A{H^2} + H{C^2}\\ \Rightarrow H{C^2} = A{C^2} - A{H^2} = {11^2} - 72 = 49\\ \Rightarrow x = HC = \sqrt {49} = 7\end{array}\)

Câu 18 :

Tìm x trong hình vẽ sau:

  • A.
    x = 2
  • B.
    x = 1,5
  • C.
    x = 1
  • D.
    x = 1,2

Đáp án : C

Phương pháp giải :
Sử dụng định lí Pythagore trong tam giác vuông.
Lời giải chi tiết :

Tam giác ABC vuông tại A nên \(\widehat {ABC} + \widehat {ACB} = {90^o} \Rightarrow \widehat {ABC} = {90^o} - \widehat {ACB} = {90^o} - {30^o} = {60^o}\).

Lại có BD là tia phân giác của \(\widehat {ABC}\) (gỉa thiết) nên : \(\widehat {AB{{D}}} = \widehat {DBC} = \frac{{\widehat {ABC}}}{2} = \frac{{{{60}^o}}}{2} = {30^o}\).

Tam giác ABC vuông tại A có \(\widehat {ACB} = {30^o}\) nên \(AB = \frac{1}{2}BC\) hay BC = 2 AB.

Áp dụng định lý Pythagore vào tam giác ABC vuông tại A ta có:

\(\begin{array}{l}B{C^2} = A{B^2} + A{C^2}\\ \Rightarrow {\left( {2{{A}}B} \right)^2} = A{B^2} + {3^2}\\ \Rightarrow 4{{A}}B = A{B^2} + 9\\ \Rightarrow 3{{A}}{B^2} = 9\\ \Rightarrow A{B^2} = 3\\ \Rightarrow AB = \sqrt 3 \end{array}\)

Tam giác ABC vuông tại A có: \(\widehat {AB{{D}}} = {30^o}\) nên \(A{{D}} = \frac{1}{2}B{{D}}\) hay BD = 2AD.

Áp dụng định lý Pythagore vào tam giác ABD vuông tại A ta có:

\(\begin{array}{l}B{{{D}}^2} = A{B^2} + A{{{D}}^2}\\ \Rightarrow {\left( {2{{AD}}} \right)^2} = A{B^2} + A{{{D}}^2}\\ \Rightarrow {\left( {2x} \right)^2} = {\left( {\sqrt 3 } \right)^2} + {x^2}\\ \Rightarrow 4{{{x}}^2} = 3 + {x^2}\\ \Rightarrow 3{{{x}}^2} = 3\\ \Rightarrow {x^2} = 1\\ \Rightarrow x = 1\end{array}\)

Câu 19 :

Tìm câu trả lời sai . Cho hình vẽ biết DE // HK. Khi đó:

  • A.
    DK = 9
  • B.
    \(\widehat {E{{D}}H} = {90^o}\)
  • C.
    DK = 10
  • D.
    \(\widehat {DHK} = {90^o}\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :
Sử dụng tính chất hai đường thẳng song song và định lí Pythagore
Lời giải chi tiết :

Ta có DE // HK nên: \(\widehat {E{{D}}H} = \widehat {DHK} = {90^o}\) (so le trong)

Áp dụng định lí Pythagore trong tam giác vuông DHK ta được:

\(D{K^2} = D{H^2} + H{K^2}\)

\(D{K^2} = {8^2} + {\left( {\sqrt {17} } \right)^2}\)

\(D{K^2} = 64 + 17 = 81 = {9^2}\\DK = 9\)

Câu 20 :

Cho tam giác ABC biết BC = 7,5cm; CA = 4,5cm, AB = 6cm. Độ dài đường cao AH của tam giác ABC là:

  • A.
    12,96cm
  • B.
    6,48cm
  • C.
    3,6cm
  • D.
    6,3cm

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Áp dụng định lí Pythagore trong tam giác vuông.

+ Trong tam giác vuông, tích của hai cạnh góc vuông bằng tích của đường cao nhân với cạnh huyền.

Lời giải chi tiết :

\(B{C^2} = {\left( {7,5} \right)^2} = 56,25\)

\(A{C^2} + A{B^2} = {\left( {4,5} \right)^2} + {6^2} = 56,25\)

Ta thấy: \(B{C^2} = A{B^2} + A{C^2}\)

Suy ra tam giác ABC vuông tại A.

Ta lại có: \(AB.AC = AH.BC \Rightarrow AH = \frac{{AB.AC}}{{BC}} = \frac{{6.4,5}}{{7,5}} = 3,6(cm)\)

Câu 21 :

Cho tam giác ABC cân tại A biết AB = AC = 17cm. Kẻ \(B{\rm{D}} \bot AC\), biết BD = 15cm. Tính cạnh đáy BC.

  • A.
    17 cm
  • B.
    16 cm
  • C.
    \(3\sqrt {14} \)cm
  • D.
    \(3\sqrt {34} cm\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :
Áp dụng định lí Pythagore trong tam giác vuông.
Lời giải chi tiết :

Tam giác ABD vuông tại D nên theo định lí Pythagore ta có: \(A{{\rm{D}}^2} = A{B^2} - B{{\rm{D}}^2} = {17^2} - {15^2} = 64 = {8^2} \Rightarrow A{\rm{D}} = 8(cm)\)

\( \Rightarrow C{\rm{D}} = AC - A{\rm{D}} = 17 - 8 = 9(cm)\)

Tam giác BCD vuông tại D nên theo định lí Pythagore ta có:

\(\begin{array}{l}B{C^2} = C{{\rm{D}}^2} - B{{\rm{D}}^2} = {9^2} + {15^2} = 81 + 225 = 306\\ \Rightarrow BC = 3\sqrt {34} (cm)\end{array}\)

Câu 22 :

Tính x trong hình sau:

  • A.
    36
  • B.
    40
  • C.
    42
  • D.
    30

Đáp án : B

Phương pháp giải :
Áp dụng định lý Pythagore: Trong một tam giác vuông, bình phương hai cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông.
Lời giải chi tiết :

Áp dụng định lý Pythagore vào tam giác AHB vuông tại H ta có:

\(A{H^2} + B{H^2} = A{B^2} \Rightarrow A{H^2} = A{B^2} - B{H^2}(1)\)

Áp dụng định lý Pythagore vào tam giác AHC vuông tại H ta có:

\(A{H^2} + C{H^2} = A{C^2} \Rightarrow A{H^2} = A{C^2} - C{H^2} = (2)\)

Từ (1) và (2) ta có: \(A{B^2} - B{H^2} = A{C^2} - C{H^2}\)

\(\begin{array}{l} \Rightarrow A{B^2} - {18^2} = {x^2} - {32^2}\\ \Rightarrow A{B^2} = {x^2} - {32^2} + {18^2}\\ \Rightarrow A{B^2} = {x^2} - 1024 + 324\\ \Rightarrow A{B^2} = {x^2} - 700\end{array}\)

Ta có: BC = BH + CH = 18 + 32 = 50

Áp dụng định lý Pythagore vào tam giác ABC vuông tại A ta có:

\(\begin{array}{l}A{B^2} + A{C^2} = B{C^2}\\ \Rightarrow A{B^2} + {x^2} = {50^2}(3)\end{array}\)

Thay \(A{B^2} = {x^2} - 700\) vào (3) ta được:

\(\begin{array}{l}{x^2} - 700 + {{\rm{x}}^2} = {50^2}\\ \Rightarrow 2{{\rm{x}}^2} = 2500 + 700\\ \Rightarrow 2{{\rm{x}}^2} = 3200\\ \Rightarrow {x^2} = 3200:2 = 1600\\ \Rightarrow x = \sqrt {1600}  = 40\end{array}\)

Câu 23 :

Cho tam giác ABC  có \(\widehat B,\widehat C\) là các góc nhọn. Gọi H là chân đường vuông góc hạ từ A xuống BC. Biết AH = 6cm ; BH = 4,5cm và HC = 8cm. Khi đó tam giác ABC là tam giác gì?

  • A.
    Tam giác cân
  • B.
    Tam giác vuông
  • C.
    Tam giác vuông cân
  • D.
    Tam giác đều

Đáp án : B

Phương pháp giải :
Chứng minh: \(B{C^2} = A{B^2} + A{C^2}\) suy ra tam giác ABC là tam giác vuông.
Lời giải chi tiết :

Áp dụng định lý Pythagore vào tam giác AHB vuông tại H ta có:

\(\begin{array}{l}A{B^2} = A{H^2} + B{H^2}\\ \Rightarrow AB = {6^2} + 4,{5^2} = 36 + \frac{{81}}{4} = \frac{{225}}{4}\end{array}\)

Áp dụng định lý Pythagore vào tam giác AHC vuông tại H ta có:

\(\begin{array}{l}A{C^2} = A{H^2} + H{C^2}\\ \Rightarrow A{C^2} = {6^2} + {8^2} = 100\end{array}\)

Ta có: \(BC = BH + HC = 4,5 + 8 = \frac{{25}}{2}\)

\( \Rightarrow B{C^2} = {\left( {\frac{{25}}{2}} \right)^2} = \frac{{625}}{4}(1)\)

Ta có: \(A{B^2} + A{C^2} = \frac{{225}}{4} + 100 = \frac{{625}}{4}(2)\)

Từ (1) và (2) suy ra: \(B{C^2} = A{B^2} + A{C^2}\)

Vậy tam giác ABC vuông tại A

Câu 24 :

Một tam giác có độ dài ba đường cao là 4,8cm ; 6cm ; 8cm. Tam giác đó là tam giác gì?

  • A.
    Tam giác cân
  • B.
    Tam giác vuông
  • C.
    Tam giác vuông cân
  • D.
    Tam giác đều

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Gọi a, b, c lần lượt là độ dài ba cạnh của tam giác ứng với các đường cao theo thứ tự đã cho, S là diện tích của tam giác ABC \(\left( {a,b,c,S > 0} \right)\). Chứng minh \({a^2} = {b^2} + {c^2}\) suy ra tam giác ABC là tam giác vuông.

Lời giải chi tiết :

Gọi a, b, c lần lượt là độ dài ba cạnh của tam giác ứng với các đường cao theo thứ tự đã cho, S là diện tích của tam giác ABC \(\left( {a,b,c,S > 0} \right)\)

Ta có: \(S = \frac{1}{2}.4,8.a = \frac{1}{6}.6.b = \frac{1}{2}.8.c\) hay \(4,8{\rm{a}} = 6b = 8c = 2{\rm{S}}\)

Do đó: \(a = \frac{{2{\rm{S}}}}{{4,8}} = \frac{{5{\rm{S}}}}{{12}};b = \frac{{2{\rm{S}}}}{6} = \frac{S}{3};c = \frac{{2{\rm{S}}}}{8} = \frac{S}{4}\)

Ta có: \({b^2} + {c^2} = {\left( {\frac{S}{3}} \right)^2} + {\left( {\frac{S}{4}} \right)^2} = \frac{{{S^2}}}{9} + \frac{{{S^2}}}{{16}} = \frac{{25{{\rm{S}}^2}}}{{144}};{a^2} = {\left( {\frac{{5{\rm{S}}}}{{12}}} \right)^2} = \frac{{25{{\rm{S}}^2}}}{{144}}\)

Suy ra \({a^2} = {b^2} + {c^2}\) nên tam giác đã cho là tam giác vuông, đỉnh góc vuông ứng với đường cao có độ dài là 4,8cm


Cùng chủ đề:

Bài tập trắc nghiệm Toán 8 - Chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm toán 8 bài 1 chương 1 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm toán 8 bài 1 chương 2 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm toán 8 bài 1 chương 3 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm toán 8 bài 1 chương 4 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm toán 8 bài 1 chương 5 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm toán 8 bài 1 chương 6 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm toán 8 bài 1 chương 7 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm toán 8 bài 1 chương 8 chân trời sáng tạo có đáp án