Loading [MathJax]/jax/output/CommonHTML/jax.js

Trắc nghiệm toán 8 bài 2 chương 5 cánh diều có đáp án — Không quảng cáo

Bài tập trắc nghiệm Toán 8 - Cánh diều có đáp án Bài tập trắc nghiệm Chương 5 Tam giác. Tứ giác


Trắc nghiệm Bài 2: Tứ giác Toán 8 Cánh diều

Đề bài

Câu 1 :

Hãy chọn câu sai trong các câu sau

  • A.
    Tứ giác lồi là tứ giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kỳ cạnh nào của tứ giác.
  • B.
    Tổng các góc của một tứ giác bằng 180 o .
  • C.
    Tổng các góc của một tứ giác bằng 360 o .
  • D.
    Tứ giác ABCD là hình gồm các đoạn thẳng AB, BC, DC, DA , trong đó bất kì hai đoạn thẳng nào cũng không nằm trên một đường thẳng.
Câu 2 :

Các góc của tứ giác có thể là

  • A.

    4 góc nhọn.

  • B.
    4 góc tù.
  • C.
    4 góc vuông.
  • D.
    1 góc vuông, 3 góc nhọn.
Câu 3 :

Cho hình vẽ dưới đây. Chọn khẳng định sai trong các câu sau

  • A.
    Hai đỉnh kề nhau: A và B; A và D.
  • B.
    Hai đỉnh đối nhau: A và C; B và D.
  • C.
    Đường chéo: AC, BD.
  • D.
    Các điểm nằm trong tứ giác là E, F và các điểm nằm ngoài tứ giác là H.
Câu 4 :

Chọn câu đúng trong các câu sau khi nói về định nghĩa tứ giác ABCD:

  • A.
    Tứ giác ABCD là hình gồm 4 đoạn thẳng: AB, BC, CD, DA.
  • B.

    Tứ giác ABCD là hình gồm 4 đoạn thẳng AB, BC, CD, DA trong đó bất kì hai đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng.

  • C.
    Tứ giác ABCD là hình gồm 4 đoạn thẳng AB, BC, CD, DA trong đó hai đoạn thẳng kề một đỉnh song song với nhau.
  • D.

    Tứ giác ABCD là hình gồm 4 đoạn thẳng AB, BC, CD, DA và 4 góc tại đỉnh bằng nhau.

Câu 5 :

Cho hình vẽ sau, chọn câu đúng:

  • A.

    Hai cạnh đối nhau: AB, BC.

  • B.

    Hai cạnh kề nhau: BC, DA.

  • C.

    Điểm M nằm ngoài tứ giác ABCD và điểm N nằm trong tứ giác ABCD.

  • D.

    Điểm M nằm trong tứ giác ABCD và điểm N nằm ngoài tứ giác ABCD

Câu 6 :

Cho tứ giác ABCD trong đó: ˆA+ˆB=140o. Tổng ˆC+ˆD bằng:

  • A.
    220o
  • B.
    200o
  • C.
    160o
  • D.
    130o
Câu 7 :

Cho tứ giác ABCD có ˆA=50o;ˆB=117o;ˆC=71o. Số đo góc ngoài tại đỉnh D bằng:

  • A.
    113o
  • B.
    107o
  • C.
    58o
  • D.
    83o
Câu 8 :

Tứ giác ABCD có ˆA=50o;ˆB=123o;ˆD=20o. Số đo của góc C là:

  • A.
    160o
  • B.
    167o
  • C.
    170o
  • D.
    130o
Câu 9 :

Tứ giác ABCD có ˆA=100o;ˆB=120o;ˆCˆD=20o. Số đo các góc C, D là:

  • A.
    ˆC=100o;ˆD=80o
  • B.
    ˆC=75o;ˆD=55o
  • C.
    ˆC=80o;ˆD=60o
  • D.
    ˆC=85o;ˆD=65o
Câu 10 :

Tứ giác ABCD có các cạnh tỉ lệ với 3, 5, 7, 9 và chu vi là 240 m. Cạnh ngắn nhất là:

  • A.
    10 cm
  • B.
    50 cm
  • C.
    20 cm
  • D.
    30 cm
Câu 11 :

Cho tứ giác ABCD có góc ngoài tại đỉnh D bằng 50o ; góc ngoài tại đỉnh A bằng 100o . Tỉnh tổng ˆA+ˆD trong tứ giác ABCD là:

  • A.
    100o
  • B.
    130o
  • C.
    80o
  • D.
    210o
Câu 12 :

Cho tứ giác ABCD. Gọi O là giao điểm của hai đường chéo AC và BD. Khẳng định nào sau đây là đúng:

  • A.
    OA+OB+OC+OD<AB+BC+CD+DA
  • B.
    OA+OB+OC+OD>AB+BC+CD+DA
  • C.
    OA+OB+OC+OD<12(AB+BC+CD+DA)
  • D.
    OAOB+OCOD>AB+BC+CD+DA
Câu 13 :

Cho tứ giác ABCD biết số đo của các góc ˆA,ˆB,ˆC,ˆD tỉ lệ thuận với 4, 3, 5, 6. Khi đó số đo các góc ˆA,ˆB,ˆC,ˆD lần lượt là:

  • A.
    80o;60o;100o;120o
  • B.
    90o;40o;70o;60o
  • C.
    60o;80o;100o;120o
  • D.
    60o;60o;100o;120o
Câu 14 :

Tứ giác ABCD có ˆC+ˆD=90o Chọn câu đúng.

  • A.
    AC 2 + BD 2 = AB 2 – CD 2
  • B.
    AC 2 + BD 2 = AB 2 + CD 2
  • C.
    AC 2 + BD 2 = 2AB 2
  • D.
    Cả A, B, C đều sai
Câu 15 :

Cho tứ giác ABCD. Tổng số đo các góc ngoài tại 4 đỉnh A, B, C, D là:

  • A.
    300o
  • B.
    270o
  • C.
    180o
  • D.
    360o
Câu 16 :

Cho tứ giác ABCD có tổng số đo góc ngoài tại hai đỉnh B và C là 200o . Tính số đo các góc ngoài tại hai đỉnh A, C là:

  • A.
    160o
  • B.
    260o
  • C.
    180o
  • D.
    100o
Câu 17 :

Tứ giác ABCD có AB = BC; CD = DA , ˆB=100o;ˆD=70o . Tính ˆA,ˆC ?

  • A.
    ˆA=ˆC=95o
  • B.
    ˆA=95o;ˆC=55o
  • C.
    ˆA=ˆC=85o
  • D.
    ˆA=55o;ˆC=100o
Câu 18 :

Tam giác ABC có  = 60 0 , các tia phân giác của góc B và C cắt nhau tại I. Các tia phân giác góc ngoài tại đỉnh B và C cắt nhau tại K. Tính các góc ^BIC;^BKC

  • A.
    ^BIC=100o;^BKC=80o
  • B.
    ^BIC=90o;^BKC=90o
  • C.
    ^BIC=60o;^BKC=120o
  • D.
    ^BIC=120o;^BKC=60o
Câu 19 :

Tứ giác ABCD có: ˆA+ˆC=60o Các tia phân giác của các góc B và D cắt nhau tại I. Tính số đo góc BID.

  • A.
    150 0
  • B.
    120 0
  • C.
    140 0
  • D.
    100 0

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Hãy chọn câu sai trong các câu sau

  • A.
    Tứ giác lồi là tứ giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kỳ cạnh nào của tứ giác.
  • B.
    Tổng các góc của một tứ giác bằng 180 o .
  • C.
    Tổng các góc của một tứ giác bằng 360 o .
  • D.
    Tứ giác ABCD là hình gồm các đoạn thẳng AB, BC, DC, DA , trong đó bất kì hai đoạn thẳng nào cũng không nằm trên một đường thẳng.

Đáp án : B

Phương pháp giải :
Dựa vào định nghĩa và định lí tổng các góc trong một tứ giác.
Lời giải chi tiết :
Tổng các góc của một tứ giác bằng 360 o nên câu sai là: tổng các góc của một tứ giác bằng 180 o .
Câu 2 :

Các góc của tứ giác có thể là

  • A.

    4 góc nhọn.

  • B.
    4 góc tù.
  • C.
    4 góc vuông.
  • D.
    1 góc vuông, 3 góc nhọn.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :
Tổng các góc trong một tứ giác bằng 360 o .

Các góc của tứ giác có thể là 4 góc vuông vì khi đó tổng các góc của tứ giác này bằng 360 o .

Các trường hợp còn lại không thỏa mãn định lí tổng các góc trong tam giác.

Câu 3 :

Cho hình vẽ dưới đây. Chọn khẳng định sai trong các câu sau

  • A.
    Hai đỉnh kề nhau: A và B; A và D.
  • B.
    Hai đỉnh đối nhau: A và C; B và D.
  • C.
    Đường chéo: AC, BD.
  • D.
    Các điểm nằm trong tứ giác là E, F và các điểm nằm ngoài tứ giác là H.

Đáp án : D

Phương pháp giải :
Quan sát hình vẽ
Lời giải chi tiết :
Từ hình vẽ ta có thể có các điểm E, H nằm bên ngoài tứ giác và điểm F nằm bên trong tứ giác ABCD nên D sai.
Câu 4 :

Chọn câu đúng trong các câu sau khi nói về định nghĩa tứ giác ABCD:

  • A.
    Tứ giác ABCD là hình gồm 4 đoạn thẳng: AB, BC, CD, DA.
  • B.

    Tứ giác ABCD là hình gồm 4 đoạn thẳng AB, BC, CD, DA trong đó bất kì hai đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng.

  • C.
    Tứ giác ABCD là hình gồm 4 đoạn thẳng AB, BC, CD, DA trong đó hai đoạn thẳng kề một đỉnh song song với nhau.
  • D.

    Tứ giác ABCD là hình gồm 4 đoạn thẳng AB, BC, CD, DA và 4 góc tại đỉnh bằng nhau.

Đáp án : B

Phương pháp giải :
Dựa vào định nghĩa tứ giác
Lời giải chi tiết :

Tứ giác ABCD là hình gồm 4 đoạn thẳng AB, BC, CD, DA trong đó bất kì hai đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng.

Câu 5 :

Cho hình vẽ sau, chọn câu đúng:

  • A.

    Hai cạnh đối nhau: AB, BC.

  • B.

    Hai cạnh kề nhau: BC, DA.

  • C.

    Điểm M nằm ngoài tứ giác ABCD và điểm N nằm trong tứ giác ABCD.

  • D.

    Điểm M nằm trong tứ giác ABCD và điểm N nằm ngoài tứ giác ABCD

Đáp án : C

Phương pháp giải :
Quan sát hình vẽ
Lời giải chi tiết :

Từ hình vẽ ta thấy: Điểm M nằm ngoài tứ giác ABCD và điểm N nằm trong tứ giác ABCD.

Câu 6 :

Cho tứ giác ABCD trong đó: ˆA+ˆB=140o. Tổng ˆC+ˆD bằng:

  • A.
    220o
  • B.
    200o
  • C.
    160o
  • D.
    130o

Đáp án : A

Phương pháp giải :
Áp dụng định lí: Tổng các góc trong một tứ giác bằng 360o
Lời giải chi tiết :
Trong tứ giác ABCD có:

ˆA+ˆB+ˆC+ˆD=360oˆC+ˆD=360o(ˆA+ˆB)=360o140o=220o

Tổng các góc trong một tứ giác bằng 360o

Câu 7 :

Cho tứ giác ABCD có ˆA=50o;ˆB=117o;ˆC=71o. Số đo góc ngoài tại đỉnh D bằng:

  • A.
    113o
  • B.
    107o
  • C.
    58o
  • D.
    83o

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Tính góc D trong tứ giác ABCD. Từ đó góc ngoài tại đỉnh D bằng 180o trừ đi góc D trong tứ giác ABCD.

Góc ngoài và góc trong tứ giác tại một đỉnh là hai góc kề bù.

Lời giải chi tiết :

^CDE là góc ngoài đỉnh D. Tứ giác ABCD có:

ˆD=360o(ˆA+ˆB+ˆC)ˆD=360o(50o+117o+71o)ˆD=122o

^ADC^CDE là hai góc kề bù nên:

^CDE=180oˆD=180o122o=58o

Câu 8 :

Tứ giác ABCD có ˆA=50o;ˆB=123o;ˆD=20o. Số đo của góc C là:

  • A.
    160o
  • B.
    167o
  • C.
    170o
  • D.
    130o

Đáp án : B

Phương pháp giải :
Tổng các góc trong tứ giác bằng 360o
Lời giải chi tiết :
Trong tứ giác ABCD là:

ˆA+ˆB+ˆC+ˆD=360oˆC=360oˆAˆBˆD=360o50o123o20o=167o

Câu 9 :

Tứ giác ABCD có ˆA=100o;ˆB=120o;ˆCˆD=20o. Số đo các góc C, D là:

  • A.
    ˆC=100o;ˆD=80o
  • B.
    ˆC=75o;ˆD=55o
  • C.
    ˆC=80o;ˆD=60o
  • D.
    ˆC=85o;ˆD=65o

Đáp án : C

Phương pháp giải :
Áp dụng định lí tổng các góc trong tứ giác bằng 360o
Lời giải chi tiết :

Trong tứ giác ABCD ta có:

ˆA+ˆB+ˆC+ˆD=360o

Suy ra ˆC+ˆD=360oˆAˆB=360o100o120o=140o(1)

ˆCˆD=20o(2)

Từ (1), (2) suy ra: ˆC=80o;ˆD=60o.

Câu 10 :

Tứ giác ABCD có các cạnh tỉ lệ với 3, 5, 7, 9 và chu vi là 240 m. Cạnh ngắn nhất là:

  • A.
    10 cm
  • B.
    50 cm
  • C.
    20 cm
  • D.
    30 cm

Đáp án : D

Phương pháp giải :
Tính độ dài các cạnh xem cạnh nào ngắn nhất.
Lời giải chi tiết :

Gọi các cạnh AB, BC, CD, DA theo tỉ lệ 3, 5, 7, 9 nên ta có:

AB3=BC5=CD7=DA9

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:

AB3=BC5=CD7=DA9=AB+BC+CD+DA3+5+7+9=24024=10

Suy ra: AB = 3. 10 = 30 cm

BC = 5 .10 = 50 cm

CD = 7. 10 = 70 cm

DA = 9 .10 = 90 cm

Vậy cạnh ngắn nhất là canh AB có độ dài 30 cm

Câu 11 :

Cho tứ giác ABCD có góc ngoài tại đỉnh D bằng 50o ; góc ngoài tại đỉnh A bằng 100o . Tỉnh tổng ˆA+ˆD trong tứ giác ABCD là:

  • A.
    100o
  • B.
    130o
  • C.
    80o
  • D.
    210o

Đáp án : D

Phương pháp giải :
Tính các góc trong tại hai đỉnh A, D

Tổng hai góc trong và góc ngoài tại một đỉnh của tứ giác bằng 180o

Lời giải chi tiết :

Vì góc ngoài đỉnh D bằng 50o nên góc trong tại đỉnh D là: ˆD=180o50o=130o

Vì góc ngoài tại đỉnh A bằng 100o nên góc trong tại đỉnh A là: ˆA=180o100o=80o

Suy ra: ˆA+ˆD=80o+130o=210o

Câu 12 :

Cho tứ giác ABCD. Gọi O là giao điểm của hai đường chéo AC và BD. Khẳng định nào sau đây là đúng:

  • A.
    OA+OB+OC+OD<AB+BC+CD+DA
  • B.
    OA+OB+OC+OD>AB+BC+CD+DA
  • C.
    OA+OB+OC+OD<12(AB+BC+CD+DA)
  • D.
    OAOB+OCOD>AB+BC+CD+DA

Đáp án : A

Phương pháp giải :
Áp dụng bất đẳng thức tam giác
Lời giải chi tiết :

Xét tam giác ABC:

AB+BC>AC (bất đẳng thức tam giác)

Tương tự, lần lượt các tam giác BCD, CDA, DAB ta có:

BC+CD>BDCD+DA>CADA+AB>DB

Cộng vế với vế ta được các bất đẳng thức trên ta được:

AB+BC+CD+CD+DA+DA+AB>AC+BD+CA+DB2(AB+BC+CD+DA)>2(AC+BD)AB+BC+CD+DA>AC+BD

Mà: AC+BD=OA+OC+OB+OD (hệ thức cộng đoạn thẳng)

OA+OB+OC+OD<AB+BC+CD+DA

Vậy ta có: OA+OB+OC+OD<AB+BC+CD+DA

Câu 13 :

Cho tứ giác ABCD biết số đo của các góc ˆA,ˆB,ˆC,ˆD tỉ lệ thuận với 4, 3, 5, 6. Khi đó số đo các góc ˆA,ˆB,ˆC,ˆD lần lượt là:

  • A.
    80o;60o;100o;120o
  • B.
    90o;40o;70o;60o
  • C.
    60o;80o;100o;120o
  • D.
    60o;60o;100o;120o

Đáp án : A

Phương pháp giải :
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau.
Lời giải chi tiết :
Vì số đo của các góc ˆA,ˆB,ˆC,ˆD tỉ lệ thuận với 4; 3; 5; 6 nên áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:

ˆA4=ˆB3=ˆC5=ˆD6=ˆA+ˆB+ˆC+ˆD18=360o18=20o

Do đó:

ˆA=20o.4=80oˆB=20o.3=60oˆC=20o.5=100oˆD=20o.6=120o

Nên số đo các góc ˆA,ˆB,ˆC,ˆD lần lượt là 80o;60o;100o;120o

Câu 14 :

Tứ giác ABCD có ˆC+ˆD=90o Chọn câu đúng.

  • A.
    AC 2 + BD 2 = AB 2 – CD 2
  • B.
    AC 2 + BD 2 = AB 2 + CD 2
  • C.
    AC 2 + BD 2 = 2AB 2
  • D.
    Cả A, B, C đều sai

Đáp án : B

Phương pháp giải :
Gọi K là giao điểm AD, BC.

Sử dụng định lí Pytago trong tam giác vuông.

Lời giải chi tiết :

Gọi K là giao điểm AD, BC.

ˆC+ˆD=90o nên ˆK=90o

Xét ΔKAC vuông tại K ta có: AC 2 = KC 2 + KA 2 .

Xét ΔKBD vuông tại K ta có: BD 2 = KB 2 + KD 2 .

Xét ΔKBA vuông tại K ta có: BA 2 = KA 2 + KB 2 .

Xét ΔKBD vuông tại K ta có: CD 2 = KC 2 + KD 2 .

Từ đó BD 2 + AC 2 = KC 2 + KA 2 + KB 2 + KD 2

= (KB 2 +KA 2 ) + (KD 2 + KC 2 ) = AB 2 + DC 2 .

Áp dụng định lí Pytago trong tam giác vuông

Câu 15 :

Cho tứ giác ABCD. Tổng số đo các góc ngoài tại 4 đỉnh A, B, C, D là:

  • A.
    300o
  • B.
    270o
  • C.
    180o
  • D.
    360o

Đáp án : D

Phương pháp giải :
Sử dụng góc ngoài và góc trong tứ giác tại một đỉnh là hai góc kề bù.
Lời giải chi tiết :

Gọi góc ngoài tại 4 đỉnh A, B, C, D của tứ giác ABCD lần lượt là: ^A1;^B1;^C1;^D1 .

Khi đó ta có:

ˆA+^A1=180o^A1=180oˆAˆB+^B1=180o^B1=180oˆBˆC+^C1=180o^C1=180oˆCˆD+^D1=180o^D1=180oˆD

Suy ra:

^A1+^B1+^C1+^D1=(180oˆA)+(180oˆB)+(180oˆC)+(180oˆD)^A1+^B1+^C1+^D1=720o(ˆA+ˆB+ˆC+ˆD)^A1+^B1+^C1+^D1=720o360o=360o

Vậy số đo 4 góc ngoài tứ giác tại 4 đỉnh A, B, C, D bằng 360o

Câu 16 :

Cho tứ giác ABCD có tổng số đo góc ngoài tại hai đỉnh B và C là 200o . Tính số đo các góc ngoài tại hai đỉnh A, C là:

  • A.
    160o
  • B.
    260o
  • C.
    180o
  • D.
    100o

Đáp án : A

Phương pháp giải :
Sử dụng góc ngoài và góc trong tứ giác tại một đỉnh là hai góc kề bù.
Lời giải chi tiết :

Gọi góc ngoài tại 4 đỉnh A, B, C, D của tứ giác ABCD lần lượt là: ^A1;^B1;^C1;^D1 .

Khi đó ta có:

ˆA+^A1=180o^A1=180oˆAˆB+^B1=180o^B1=180oˆBˆC+^C1=180o^C1=180oˆCˆD+^D1=180o^D1=180oˆD

Suy ra:

^A1+^B1+^C1+^D1=(180oˆA)+(180oˆB)+(180oˆC)+(180oˆD)^A1+^B1+^C1+^D1=720o(ˆA+ˆB+ˆC+ˆD)^A1+^B1+^C1+^D1=720o360o=360o

Vậy số đo 4 góc ngoài tứ giác tại 4 đỉnh A, B, C, D bằng 360o

Mà tổng số đo góc ngoài hai đỉnh B, c bằng 200o nên tổng số đo góc ngoài tại hai đỉnh A, D bằng 360o2000=160o

Câu 17 :

Tứ giác ABCD có AB = BC; CD = DA , ˆB=100o;ˆD=70o . Tính ˆA,ˆC ?

  • A.
    ˆA=ˆC=95o
  • B.
    ˆA=95o;ˆC=55o
  • C.
    ˆA=ˆC=85o
  • D.
    ˆA=55o;ˆC=100o

Đáp án : A

Phương pháp giải :
Sử dụng tính chất của tam giác cân và tổng các góc trong tam giác bằng 180o
Lời giải chi tiết :

Xét tam giác ABC có AB = AC

ΔABC cân tại B mà ˆB=100o

^BAC=^BCA=180o100o2=40o

Xét tam giác ADC có CD = DA

ΔADC cân tại D có ^ADC=70o

^DAC=^DCA=180o70o2=55o

Từ đó ta có:

ˆA=^BAD=^BAC+^CADˆA=^BAD=40o+55o=95o

Và: ˆC=^BCD=^BCA+^ACDˆC=^BCD=40o+55o=95o

Vậy: ˆA=ˆC=95o

Câu 18 :

Tam giác ABC có  = 60 0 , các tia phân giác của góc B và C cắt nhau tại I. Các tia phân giác góc ngoài tại đỉnh B và C cắt nhau tại K. Tính các góc ^BIC;^BKC

  • A.
    ^BIC=100o;^BKC=80o
  • B.
    ^BIC=90o;^BKC=90o
  • C.
    ^BIC=60o;^BKC=120o
  • D.
    ^BIC=120o;^BKC=60o

Đáp án : D

Phương pháp giải :
Áp dụng các định lí tổng các góc trong tam giác và tứ giác để tính góc ^BIC;^BKC
Lời giải chi tiết :

Xét tam giác ABC có:

ˆA+^ABC+^BCA=180o^ABC+^BCA=120o

Vì BI là phân giác ^BAC^CBI=12^BAC

Vì CI là phân giác ^BCA^BCI=12^BCA

Từ đó:

^CBI+^BCI=12(^BAC+^BCA)=12.120o=60o

Xét tam giác BCI có:

^BCI+^BIC+^CBI=180o

Nên: ^BIC=180o(^BCI+^CBI)=180o60o=120o

Vì BI là phân giác ^BAC^CBI=12^BAC

Vì BK là phân giác ^CBx^CBK=12^CBx

Suy ra:

^CBK+^CBI=12(^CBx+^ABC)=12.180o=90o

Hay ^IBK=90o

Tương tự ta có: ^ICK=90o

Xét tứ giác BICK có:

^BIC+^IBC+^ICK+^BKC=360o^BKC=360o90o90o120o=60o

Vậy ^BIC=120o;^BKC=60o

Câu 19 :

Tứ giác ABCD có: ˆA+ˆC=60o Các tia phân giác của các góc B và D cắt nhau tại I. Tính số đo góc BID.

  • A.
    150 0
  • B.
    120 0
  • C.
    140 0
  • D.
    100 0

Đáp án : A

Phương pháp giải :
Áp dụng tính chất của tia phân giác và định lí tổng các góc trong tứ giác bằng 360o
Lời giải chi tiết :

Xét tam giác BIC có:

^IBC=^I1^BCI

Xét tam giác DIC có:

^IDC=^I2^ICD

Nên: ^IBC+^IDC=(^I1+^I2)(^C1+^C2)=^BIDˆC

Tứ giác ABID:

^ABI+^ADI=360oˆA^BID

Do: ^ADI=^IDC (tính chất của tia phân giác)

Nên: ^IBC+^IDC=^ABI+^ADI

Hay

^BIDˆC=360oˆA^BID2^BID=360o(ˆAˆC)=360o60o=300o

Suy ra: ^BID=150o


Cùng chủ đề:

Trắc nghiệm toán 8 bài 1 chương 8 cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm toán 8 bài 2 chương 1 cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm toán 8 bài 2 chương 2 cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm toán 8 bài 2 chương 3 cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm toán 8 bài 2 chương 4 cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm toán 8 bài 2 chương 5 cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm toán 8 bài 2 chương 6 cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm toán 8 bài 2 chương 7 cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm toán 8 bài 2 chương 8 cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm toán 8 bài 3 chương 1 cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm toán 8 bài 3 chương 2 cánh diều có đáp án