Loading [MathJax]/jax/output/CommonHTML/jax.js

Trắc nghiệm toán 7 bài 1 chương 8 chân trời sáng tạo có đáp án — Không quảng cáo

Bài tập trắc nghiệm Toán 7 - Chân trời sáng tạo có đáp án Bài tập trắc nghiệm Chương 8: Tam giác


Trắc nghiệm Bài 1: Góc và cạnh của một tam giác Toán 7 Chân trời sáng tạo

Đề bài

Câu 1 :

Cho tam giác ABC bất kì và điểm D nằm trên cạnh BC.

Khẳng định sai là:

  • A.

    ^BAD+^ABD+^ADB=180

  • B.

    ^CAD+^BAD+^BAC=180

  • C.

    ^CAD+^ADC+^ACB=180

  • D.

    ^BAC+^ACD+^ABD=180

Câu 2 :

Cho tam giác ABC có ˆA=86;ˆB=62. Số đo góc C là:

  • A.

    320

  • B.

    350

  • C.

    24

  • D.

    900

Câu 3 :

Cho hình sau. Tính số đo x:

  • A.

    400

  • B.

    500

  • C.

    600

  • D.

    1000

Câu 4 :

Cho tam giác ABC có ˆA=500,ˆB=700. Tia phân giác của góc C cắt cạnh AB tại M. Số đo góc BMC là:

  • A.

    500

  • B.

    80

  • C.

    1000

  • D.

    900

Câu 5 :

Tam giác ABC có ˆA=800,ˆBˆC=500. Số đo góc B và góc C lần lượt là:

  • A.

    ˆB=650,ˆC=150

  • B.

    ˆB=750,ˆC=250

  • C.

    ˆB=700,ˆC=200

  • D.

    ˆB=800,ˆC=300

Câu 6 :

Cho hình vẽ sau. Tính số đo góc x:

  • A.

    400

  • B.

    500

  • C.

    600

  • D.

    700

Câu 7 :

Cho hai đoạn thẳng AB và CD cắt nhau ở E. Các tia phân giác của các góc ACE và DBE cắt nhau ở K. Tính số đo góc BKC?

  • A.

    90

  • B.

    ^BDC^BAC

  • C.

    ^BAC+^BDC2

  • D.

    ^BDC+^BAC

Câu 8 :

Tam giác ABC có ˆB+ˆC=ˆAˆC=2ˆB. Tia phân giác của góc C cắt AB ở D. Tính ^ADC

  • A.

    60

  • B.

    90

  • C.

    120

  • D.

    30

Câu 9 :

Khẳng định nào sau đây là sai?

  • A.

    Tam giác tù là tam giác có 1 góc tù

  • B.

    Tam giác nhọn là tam giác có 3 góc đều là góc nhọn

  • C.

    Góc lớn nhất trong 1 tam giác là góc tù

  • D.

    2 góc nhọn trong tam giác vuông phụ nhau.

Câu 10 :

Cho hình sau. Tính số đo x:

  • A.

    900

  • B.

    1000

  • C.

    1200

  • D.

    1300

Câu 11 :

Cho tam giác ABH vuông tại H(ˆA>ˆB). Kẻ đường cao HC(CAB). So sánh BHAH;CHCB.

  • A.

    BH>AH;CB<CH

  • B.

    BH>AH;CB>CH

  • C.

    BH<AH;CB<CH

  • D.

    BH<AH;CB>CH

Câu 12 :

Cho tam giác ABC,  biết ˆA:ˆB:ˆC=3:5:7. So sánh các cạnh của tam giác.

  • A.

    AC<AB<BC

  • B.

    BC>AC>AB

  • C.

    BC<AC<AB

  • D.

    BC=AC<AB

Câu 13 :

Cho tam giác ABC  cân ở A có chu vi bằng 16cm,  cạnh đáy BC=4cm. So sánh các góc của tam giác ABC.

  • A.

    ˆC=ˆB>ˆA

  • B.

    ˆA=ˆB>ˆC

  • C.

    ˆC>ˆB>ˆA

  • D.

    ˆC<ˆB<ˆA

Câu 14 :

Cho ΔABC cân tại A. Trên BC  lấy hai điểm D  và E  sao cho BD=DE=EC. Chọn câu đúng.

  • A.

    ^BAD=^EAC

  • B.

    ^EAC<^DAE

  • C.

    ^BAD<^DAE

  • D.

    Cả A, B, C đều đúng.

Câu 15 :

Cho ΔABCAB>AC . Kẻ BN  là tia phân giác của góc B  (NAC). Kẻ CM là tia phân giác của góc C(MAB), CM  và BN  cắt nhau tại I.  So sánh ICIB?

  • A.

    IB<IC

  • B.

    IC>IB

  • C.

    IB=IC

  • D.

    IB>IC

Câu 16 :

Cho ΔABCAB<AC . Gọi M là trung điểm của BC. Trên tia đối của tia MA lấy điểm D sao cho MA=MD. So sánh ^CDA^CAD ?

  • A.

    ^CAD>^CDA

  • B.

    ^CAD=^CDA

  • C.

    ^CAD<^CDA

  • D.

    ^CDA<^CAD

Câu 17 :

Cho tam giác ABC có góc A tù. Trên cạnh AB lấy điểm E, trên cạnh AC lấy điểm F. Chọn câu đúng.

  • A.

    BF>EF

  • B.

    EF<BC

  • C.

    BF<BC

  • D.

    Cả A, B, C đều đúng

Câu 18 :

Cho tam giác ABCˆC>ˆB (ˆB,ˆC là các góc nhọn). Vẽ phân giác AD. So sánh BDCD.

  • A.

    Chưa đủ điều kiện để so sánh

  • B.

    BD=CD

  • C.

    BD<CD

  • D.

    BD>CD

Câu 19 :

Cho ΔABCˆA=70, ˆBˆC=300 . Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất:

  • A.

    AC<AB<BC

  • B.

    AB<AC=BC

  • C.

    BC<AC=AB

  • D.

    AC<BC<AB

Câu 20 :

Cho ΔABCAB+AC=10cm,ACAB=4cm. So sánh ˆBˆC?

  • A.

    ˆC<ˆB

  • B.

    ˆC>ˆB

  • C.

    ˆC=ˆB

  • D.

    ˆB<ˆC

Câu 21 :

Chọn câu trả lời đúng. Ba cạnh của tam giác có độ dài là 6cm;7cm;8cm. Góc lớn nhất là góc

  • A.

    đối diện với cạnh có độ dài 6cm.

  • B.

    đối diện với cạnh có độ dài 7cm.

  • C.

    đối diện với cạnh có độ dài 8cm.

  • D.

    Ba cạnh có độ dài bằng nhau.

Câu 22 :

Cho tam giác ABCˆB=900, ˆA=350. Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất.

  • A.

    BC<AB<AC

  • B.

    AC<AB<BC

  • C.

    AC<BC<AB

  • D.

    AB<BC<AC

Câu 23 :

Cho ΔABCAC>BC>AB. Trong các khẳng định sau, câu nào đúng?

  • A.

    ˆA>ˆB>ˆC

  • B.

    ˆC>ˆA>ˆB

  • C.

    ˆC<ˆA<ˆB

  • D.

    ˆA<ˆB<ˆC

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Cho tam giác ABC bất kì và điểm D nằm trên cạnh BC.

Khẳng định sai là:

  • A.

    ^BAD+^ABD+^ADB=180

  • B.

    ^CAD+^BAD+^BAC=180

  • C.

    ^CAD+^ADC+^ACB=180

  • D.

    ^BAC+^ACD+^ABD=180

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tổng số đo 3 góc trong 1 tam giác bằng 180 độ

Lời giải chi tiết :

Áp dụng định lí tổng số đo 3 góc trong 3 tam giác ABD, ACD và ABC, ta được:

^BAD+^ABD+^ADB=180

^CAD+^ADC+^ACB=180

^BAC+^ACD+^ABD=180

Vậy A,C,D đúng

Câu 2 :

Cho tam giác ABC có ˆA=86;ˆB=62. Số đo góc C là:

  • A.

    320

  • B.

    350

  • C.

    24

  • D.

    900

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tổng số đo 3 góc trong 1 tam giác bằng 180 độ

Lời giải chi tiết :

Áp dụng định lí tổng ba góc trong tam giác ABC, ta có:

ˆA+ˆB+ˆC=18086+62+ˆC=180ˆC=1808662=32

Câu 3 :

Cho hình sau. Tính số đo x:

  • A.

    400

  • B.

    500

  • C.

    600

  • D.

    1000

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Áp dụng tính chất tổng ba góc của một tam giác: Trong ΔABC:ˆA+ˆB+ˆC=1800.

Lời giải chi tiết :

Áp dụng tính chất tổng ba góc trong tam giác ABC, ta có:

ˆA+ˆB+ˆC=1800

Suy ra ˆB+ˆC=1800ˆA=1800800=1000.

Hay x+x=1000 hay 2x=1000 suy ra x=500

Câu 4 :

Cho tam giác ABC có ˆA=500,ˆB=700. Tia phân giác của góc C cắt cạnh AB tại M. Số đo góc BMC là:

  • A.

    500

  • B.

    80

  • C.

    1000

  • D.

    900

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Áp dụng tính chất tổng ba góc của một tam giác, tính chất tia phân giác của một góc.

Lời giải chi tiết :

Áp dụng định lí tổng ba góc trong tam giác ABC, ta có:

ˆA+ˆB+ˆC=1800ˆC=1800(ˆA+ˆB)=1800(500+700)=600.

Do CM là tia phân giác của góc ACB nên ^C1=^C2=ˆC2=6002=300.

Áp dụng định lí tổng ba góc trong tam giác BMC có:

ˆB+^BMC+ˆC1=1800^BMC=1800(ˆB+^C1)=1800(700+300)=800

Câu 5 :

Tam giác ABC có ˆA=800,ˆBˆC=500. Số đo góc B và góc C lần lượt là:

  • A.

    ˆB=650,ˆC=150

  • B.

    ˆB=750,ˆC=250

  • C.

    ˆB=700,ˆC=200

  • D.

    ˆB=800,ˆC=300

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+ Áp dụng tính chất tổng ba góc của một tam giác, tính tổng 2 góc B và C

+ Bài toán trở về tìm 2 số biết tổng và hiệu của chúng

Lời giải chi tiết :

Áp dụng định lí tổng ba góc trong tam giác ABC, ta có:

ˆA+ˆB+ˆC=180ˆB+ˆC=18080=100

Ta có:

ˆC=(10050):2=25;ˆB=ˆC+50=25+50=75

Câu 6 :

Cho hình vẽ sau. Tính số đo góc x:

  • A.

    400

  • B.

    500

  • C.

    600

  • D.

    700

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Áp dụng tính chất tổng ba góc của một tam giác

Lời giải chi tiết :

Áp dụng tính chất tổng ba góc trong tam giác ACF có :ˆA+^ACF+^AFC=1800600+^ACF+900=1800

^ACF=1800600900=300.

Áp dụng tính chất tổng ba góc trong ΔIEC ta có: ^IEC+^ECI+^EIC=1800300+x+900=1800

x=1800300900=600.

Câu 7 :

Cho hai đoạn thẳng AB và CD cắt nhau ở E. Các tia phân giác của các góc ACE và DBE cắt nhau ở K. Tính số đo góc BKC?

  • A.

    90

  • B.

    ^BDC^BAC

  • C.

    ^BAC+^BDC2

  • D.

    ^BDC+^BAC

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Áp dụng tính chất tổng ba góc của một tam giác

Lời giải chi tiết :

Gọi G là giao điểm của CK và AE, H là giao điểm của BK và DE.

Xét tam giác KGB và tam giác AGC và theo tính chất góc ngoài của tam giác ta có:{ˆK+^B1=^AGKˆA+^C1=^AGKˆK+^B1=ˆA+^C1    (1)

Xét tam giác KHC và tam giác DHB và theo tính chất góc ngoài của tam giác ta có:{ˆK+^C2=^EHBˆD+^B2=^EHBˆK+^C2=ˆD+^B2 (2)

Do  ^B1=^B2 (BK là tia phân giác của góc DBA);

^C1=^C2    ( CK là tia phân giác của góc ACD).

Nên cộng (1) với (2) ta được 2ˆK=ˆA+ˆD, do đó ˆK=ˆA+ˆD2  hay ^BKC=^BAC+^BDC2

Câu 8 :

Tam giác ABC có ˆB+ˆC=ˆAˆC=2ˆB. Tia phân giác của góc C cắt AB ở D. Tính ^ADC

  • A.

    60

  • B.

    90

  • C.

    120

  • D.

    30

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng tính chất tổng các góc của một tam giác, tính chất tia phân giác của một góc

Lời giải chi tiết :

Xét tam giác ABC có ˆA+ˆB+ˆC=1800ˆB+ˆC=ˆA, do đó 2ˆA=1800ˆA=900.

Trong tam giác ABC do ˆA=900 nên ˆB+ˆC=90. Mà ˆC=2ˆB do đó 3ˆB=900ˆB=300nên ˆC=600

Do CD là tia phân giác của góc ACD nên ^ACD=^DCB=ˆC:2=60:2=30

Xét tam giác ADC có: ˆA+^ADC+^ACD=1800^ADC=1800(ˆA+^ACD)=1800(300+90)=60

Câu 9 :

Khẳng định nào sau đây là sai?

  • A.

    Tam giác tù là tam giác có 1 góc tù

  • B.

    Tam giác nhọn là tam giác có 3 góc đều là góc nhọn

  • C.

    Góc lớn nhất trong 1 tam giác là góc tù

  • D.

    2 góc nhọn trong tam giác vuông phụ nhau.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Lý thuyết về 3 loại tam giác: Tam giác tù, tam giác vuông, tam giác nhọn

Lời giải chi tiết :

Các khẳng định A,B,D đúng.

Khẳng định C sai vì: Góc lớn nhất trong tam giác nhọn là một góc nhọn, góc lớn nhất trong tam giác vuông là góc vuông.

Câu 10 :

Cho hình sau. Tính số đo x:

  • A.

    900

  • B.

    1000

  • C.

    1200

  • D.

    1300

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Góc ngoài tam giác bằng tổng 2 góc trong không kề với nó.

Lời giải chi tiết :

Ta có góc cần tính là góc ngoài tại đỉnh C của tam giác ABC nên:

x=ˆA+ˆB=90+40=130

Câu 11 :

Cho tam giác ABH vuông tại H(ˆA>ˆB). Kẻ đường cao HC(CAB). So sánh BHAH;CHCB.

  • A.

    BH>AH;CB<CH

  • B.

    BH>AH;CB>CH

  • C.

    BH<AH;CB<CH

  • D.

    BH<AH;CB>CH

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Áp dụng:

+ Định lý: Trong một tam giác, góc đối diện với cạnh lớn hơn là góc lớn hơn.

+ Định lý: Trong tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau.

Lời giải chi tiết :

ΔABH  có ˆA>ˆB(gt) nên BH>AH (quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong tam giác).

ΔABH vuông tại H nên ˆA+ˆB=90o               (1)

ΔBCH vuông tại C nên ^BHC+ˆB=90o          (2)

Từ (1) và (2) suy ra ˆA=^BHC.

Mặt khác ˆA>ˆB(gt) nên ^BHC>ˆB suy ra CB>CH (quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong tam giác).

Câu 12 :

Cho tam giác ABC,  biết ˆA:ˆB:ˆC=3:5:7. So sánh các cạnh của tam giác.

  • A.

    AC<AB<BC

  • B.

    BC>AC>AB

  • C.

    BC<AC<AB

  • D.

    BC=AC<AB

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Từ tỉ lệ góc cho trước ta so sánh các góc

- Sử dụng quan hệ giữa cạnh và góc trong tam giác để so sánh các cạnh.

Lời giải chi tiết :

Từ đề bài ta có ˆA:ˆB:ˆC=3:5:7 nên ˆA3=ˆB5=ˆC7ˆA<ˆB<ˆC

ˆA<ˆB<ˆC nên BC<AC<AB.

ΔABH  có ˆA>ˆB(gt) nên BH>AH (quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong tam giác).

ΔABH vuông tại H nên ˆA+ˆB=90o               (1)

ΔBCH vuông tại C nên ^BHC+ˆB=90o          (2)

Từ (1) và (2) suy ra ˆA=^BHC.

Mặt khác ˆA>ˆB(gt) nên ^BHC>ˆB suy ra CB>CH (quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong tam giác).

Câu 13 :

Cho tam giác ABC  cân ở A có chu vi bằng 16cm,  cạnh đáy BC=4cm. So sánh các góc của tam giác ABC.

  • A.

    ˆC=ˆB>ˆA

  • B.

    ˆA=ˆB>ˆC

  • C.

    ˆC>ˆB>ˆA

  • D.

    ˆC<ˆB<ˆA

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Tính độ dài các cạnh của tam giác

- Sử dụng quan hệ giữa cạnh và góc trong tam giác để so sánh các góc.

Lời giải chi tiết :

Vì tam giác ABC cân tại A nên AB=AC

Chu vi tam giác ABC16cm nên ta có AB+AC+BC=162AB=16BC2.AB=164

2.AB=12AB=6cm nên AB=AC>BC

AB=AC>BC nên ˆC=ˆB>ˆA.

Câu 14 :

Cho ΔABC cân tại A. Trên BC  lấy hai điểm D  và E  sao cho BD=DE=EC. Chọn câu đúng.

  • A.

    ^BAD=^EAC

  • B.

    ^EAC<^DAE

  • C.

    ^BAD<^DAE

  • D.

    Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Áp dụng hai định lý:

- Trong một tam giác, góc đối diện với cạnh lớn hơn là góc lớn hơn

- Trong một tam giác, cạnh đối diện với góc lớn hơn là cạnh lớn hơn.

Lời giải chi tiết :

Xét ΔABDΔACE có:

AB=AC (gt)

ˆB=ˆC (tính chất tam giác cân)

BD=EC(gt)

ΔABD=ΔACE(cgc)^BAD=^CAE (2 góc tương ứng) nên A đúng.

Trên tia đối của tia DA  lấy điểm F  sao cho AD=DF.

Xét ΔADEΔFDB có:

AD=DF(gt)

^ADE=^BDF (đối đỉnh)

BD=DE(gt)

ΔADE=ΔFDB(cgc){^DAE=^BFDAE=BF

Ta có: ^AEC=ˆB+^BAD (tính chất góc ngoài của tam giác)

^AEC>ˆB=ˆC nên trong ΔAEC suy ra AE<AC (quan hệ giữa góc và cạnh trong tam giác)

{AB=AC(gt)BF=AE(cmt)BF<AB

Xét ΔABF có: BF<AB(cmt) suy ra ^BFA>^FAB (quan hệ giữa cạnh và góc trong tam giác)

Vậy ^BAD=^CAE<^DAE nên B, C đúng.

Vậy cả A, B, C đều đúng.

Câu 15 :

Cho ΔABCAB>AC . Kẻ BN  là tia phân giác của góc B  (NAC). Kẻ CM là tia phân giác của góc C(MAB), CM  và BN  cắt nhau tại I.  So sánh ICIB?

  • A.

    IB<IC

  • B.

    IC>IB

  • C.

    IB=IC

  • D.

    IB>IC

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Áp dụng tính chất tia phân giác của một góc.

- Chứng minh ^MCB>^NBC .

- Áp dụng định lý: Trong một tam giác, cạnh đối diện với góc lớn hơn là cạnh lớn hơn.

Lời giải chi tiết :

AB>AC^ACB>^ABC(1) (quan hệ giữa cạnh và góc trong tam giác)

BN  là phân giác của ^ABC^NBC=^ABC2(2) (tính chất phân giác)

CM  là phân giác của ^ACB^MCB=^ACB2(3) (tính chất phân giác)

Từ (1)(2)(3) ^MCB>^NBChay^ICB>^IBC.

Xét ΔBIC^MCB>^NBC(cmt)IB>IC (quan hệ giữa góc và cạnh trong tam giác)

Câu 16 :

Cho ΔABCAB<AC . Gọi M là trung điểm của BC. Trên tia đối của tia MA lấy điểm D sao cho MA=MD. So sánh ^CDA^CAD ?

  • A.

    ^CAD>^CDA

  • B.

    ^CAD=^CDA

  • C.

    ^CAD<^CDA

  • D.

    ^CDA<^CAD

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Chứng minh ΔABM=ΔDCM.

- Chứng minh DC<AC.

- Áp dụng định lý: Trong một tam giác, góc đối diện với cạnh lớn hơn là góc lớn hơn.

Lời giải chi tiết :

M  là trung điểm của BC  (gt) MB=MC (tính chất trung điểm).

Ta có: ^AMB=^DMC (2 góc đối đỉnh).

Xét ΔABMΔDCMcó:

{AM=MD(gt)^AMB=^DMC(cmt)BM=MC(cmt)

ΔABM=ΔDCM(cgc)

AB=DC(1)  (2 cạnh tương ứng)

Lại có, AB<AC(gt)(2) . Từ (1)(2)DC<AC.

Xét ΔADC có: DC<AC(cmt)^CAD<^CDA (quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong tam giác)

Câu 17 :

Cho tam giác ABC có góc A tù. Trên cạnh AB lấy điểm E, trên cạnh AC lấy điểm F. Chọn câu đúng.

  • A.

    BF>EF

  • B.

    EF<BC

  • C.

    BF<BC

  • D.

    Cả A, B, C đều đúng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng quan hệ giữa cạnh và góc trong tam giác.

Chú ý rằng: Trong tam giác tù thì cạnh đối diện với góc tù là cạnh lớn nhất trong tam giác.

Lời giải chi tiết :

Do ˆA>90^AEF<90 (vì ˆA+^AEF+^AFE=1800)

^BEF>90 BF>EF(1) nên A đúng

Do ˆA>90^BFA<90 (vì ˆA+^AEF+^AFE=1800)

^BFC>90 BF<BC(2) nên C đúng

Từ (1);(2) suy ra EF<BC nên B đúng.

Vậy cả A, B, C đều đúng.

Câu 18 :

Cho tam giác ABCˆC>ˆB (ˆB,ˆC là các góc nhọn). Vẽ phân giác AD. So sánh BDCD.

  • A.

    Chưa đủ điều kiện để so sánh

  • B.

    BD=CD

  • C.

    BD<CD

  • D.

    BD>CD

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+ Trên cạnh AB lấy điểm E sao cho AC=AE.

+ So sánh CD với DE bằng cách sử dụng hai tam giác bằng nhau

+ So sánh DE với BC theo quan hệ giữa cạnh và góc trong tam giác

+ Từ đó so sánh CDBD.

Lời giải chi tiết :

Từ đề bài ˆC>ˆBAB>AC. Trên cạnh AB lấy điểm E sao cho AC=AE.

Xét tam giác ACD và tam giác AED

+ AC=AE

+ ^CAD=^DAB (tính chất tia phân giác)

+ Cạnh AD chung

Suy ra ΔACD=ΔAED(cgc)

DE=CD(1)^AED=^ACD

^ACD là góc nhọn nên ^AED là góc nhọn, suy ra ^BED=180^AED  là góc tù, do đó ^BED>^EBD

Xét tam giác BED^BED>^EBD suy ra BD>DE(2)

Từ (1);(2) suy ra DC<BD.

Câu 19 :

Cho ΔABCˆA=70, ˆBˆC=300 . Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất:

  • A.

    AC<AB<BC

  • B.

    AB<AC=BC

  • C.

    BC<AC=AB

  • D.

    AC<BC<AB

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Tính số đo ˆBˆC của ΔABC.

- Áp dụng định lý: Trong một tam giác, cạnh đối diện với góc lớn hơn là cạnh lớn hơn.

Lời giải chi tiết :

Xét ΔABCˆA+ˆB+ˆC=1800ˆB+ˆC=1800ˆA=1800700=1100

Ta có: {ˆB+ˆC=1100(1)ˆBˆC=300(2)

Từ (2)ˆC=ˆB300. Thế vào (1) ta được:

ˆB+ˆB300=11002ˆB=1400ˆB=700

ˆC=700300=400.

ˆC<ˆB=ˆAAB<AC=BC. ( Định lí cạnh và góc đối diện trong tam giác)

Câu 20 :

Cho ΔABCAB+AC=10cm,ACAB=4cm. So sánh ˆBˆC?

  • A.

    ˆC<ˆB

  • B.

    ˆC>ˆB

  • C.

    ˆC=ˆB

  • D.

    ˆB<ˆC

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Tính và so sánh độ dài các cạnh của tam giác.

- Áp dụng định lý: Trong một tam giác, góc đối diện với cạnh lớn hơn là góc lớn hơn.

Lời giải chi tiết :

Xét ΔABC có: {AB+AC=10cm(1)ACAB=4cm(2)

AC=10AB . Thế vào (2) ta được: 10ABAB=42AB=6AB=3cm.

AC=103=7cm.

AC>ABˆB>ˆC.

Câu 21 :

Chọn câu trả lời đúng. Ba cạnh của tam giác có độ dài là 6cm;7cm;8cm. Góc lớn nhất là góc

  • A.

    đối diện với cạnh có độ dài 6cm.

  • B.

    đối diện với cạnh có độ dài 7cm.

  • C.

    đối diện với cạnh có độ dài 8cm.

  • D.

    Ba cạnh có độ dài bằng nhau.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Áp dụng định lý: Trong một tam giác, góc đối diện với cạnh lớn hơn là góc lớn hơn.

Lời giải chi tiết :

Vì trong một tam giác, góc đối diện với cạnh lớn hơn là góc lớn hơn mà cạnh 8cm là cạnh lớn nhất trong tam giác nên góc lớn nhất là góc đối diện với cạnh có độ dài 8cm.

Câu 22 :

Cho tam giác ABCˆB=900, ˆA=350. Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất.

  • A.

    BC<AB<AC

  • B.

    AC<AB<BC

  • C.

    AC<BC<AB

  • D.

    AB<BC<AC

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Tính ˆC và so sánh các góc củaΔABC.

- Áp dụng định lý: Trong một tam giác, cạnh đối diện với góc lớn hơn là cạnh lớn hơn.

Lời giải chi tiết :

Xét  ΔABC có:

ˆA+ˆB+ˆC=1800 (định lý tổng ba góc trong tam giác)

ˆC=1800ˆAˆB=1800350900=550

ˆA<ˆC<ˆBBC<AB<AC

Câu 23 :

Cho ΔABCAC>BC>AB. Trong các khẳng định sau, câu nào đúng?

  • A.

    ˆA>ˆB>ˆC

  • B.

    ˆC>ˆA>ˆB

  • C.

    ˆC<ˆA<ˆB

  • D.

    ˆA<ˆB<ˆC

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Áp dụng định lý: Trong một tam giác, góc đối diện với cạnh lớn hơn là góc lớn hơn.

Lời giải chi tiết :

ΔABCAC>BC>AB nên theo quan hệ giữa cạnh và góc trong tam giác ta có ˆB>ˆA>ˆC hay ˆC<ˆA<ˆB.


Cùng chủ đề:

Trắc nghiệm toán 7 bài 1 chương 3 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm toán 7 bài 1 chương 4 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm toán 7 bài 1 chương 5 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm toán 7 bài 1 chương 6 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm toán 7 bài 1 chương 7 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm toán 7 bài 1 chương 8 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm toán 7 bài 1 chương 9 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm toán 7 bài 2 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm toán 7 bài 2 chương 1 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm toán 7 bài 2 chương 2 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm toán 7 bài 2 chương 3 chân trời sáng tạo có đáp án